Hoạt động thi hành án có hiệu quả, một mặt thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, thể hiện quyền lực nhà nước, mặt khác là công cụ hữu hiệu để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân bị xâm phạm. Tuy nhiên, thi hành án là một hoạt động khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, người có quyền và lợi ích liên quan, đặc biệt việc thi hành bản án, quyết định hành chính của Tòa án lại càng khó khăn hơn, bởi vì ngoài những đặc trưng của thi hành án nói chung, thi hành án hành chính còn có những đặc trưng riêng so với các hoạt động thi hành án khác.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác này, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác thi hành án hành chính, ngày 24/11/2010, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Tố tụng hành chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011. Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã dành Chương XVI với 8 điều (từ Điều 241 đến Điều 248) quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm thi hành bản án, quyết định hành chính của Tòa án, cụ thể Điều 246 quy định về việc quản lý nhà nước về thi hành án hành chính.
Để hiểu rõ hơn về những khó khăn, vướng mắc và những kết quả đã đạt được trong thời gian qua về công tác thi hành án hành chính và những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án hành chính, kính mời độc giả đón đọc bài viết “Thi hành án hành chính – Những chuyển biến tích cực và giải pháp hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Phúc Đạt đăng trên Số chuyên đề 32 trang: Thi hành án dân sự tháng 2/2016 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Chu Yến