Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình, chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án. Việc đưa các bản án, quyết định ra thi hành trên thực tế phải thực hiện theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Mặc dù, Hiến pháp năm 2013 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014, cũng như pháp luật về thi hành án trước đó đã quy định như vậy, nhưng trên thực tế, quá trình cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên thi hành những bản án, quyết định của Tòa án, không phải lúc nào cũng diễn ra dễ dàng, thuận lợi, nhất là việc thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng được đăng tải trong số Tạp chí định kỳ 64 trang tháng 01 (286) năm 2016. Trong phạm vi bài viết, tác giả đề cập đến một số vấn đề pháp lý và thực tiễn thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Qua đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung.
Minh Minh