Để một tranh chấp thương mại có thể được giải quyết bằng trọng tài, điều kiện đầu tiên cần có là phải có thỏa thuận trọng tài. Tuy nhiên, hiện nay quy định về thỏa thuận trọng tài
Để một tranh chấp thương mại có thể được giải quyết bằng trọng tài, điều kiện đầu tiên cần có là phải có thỏa thuận trọng tài. Tuy nhiên, hiện nay quy định về thỏa thuận trọng tài trong Luật Trọng tài thương mại năm 2010 vẫn còn nhiều điểm chưa được giải thích rõ ràng, gây khó khăn cho việc hiểu và áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của thỏa thuận trọng tài cũng như chưa có được kiến thức đầy đủ về thỏa thuận trọng tài nên việc soạn thảo thỏa thuận trọng tài còn một số hạn chế dẫn tới thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Thỏa thuận trọng tài vô hiệu khiến cho thẩm quyền giải quyết tranh chấp không còn thuộc thẩm quyền của trọng tài, khiến việc giải quyết tranh chấp bị kéo dài hơn và trong nhiều trường hợp, dẫn tới những thiệt hại về kinh tế cho các bên tranh chấp. Vì vậy, việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu và thực trạng áp dụng những quy định này để tìm ra giải pháp khắc phục những bất cập, vướng mắc trong áp dụng các quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu là rất cần thiết.
Trong bài viết “Thỏa thuận trọng tài vô hiệu - Một số bất cập và đề xuất hoàn thiện” tác giả Phạm Thu Hằng đã đi sâu phân tích 03 nội dung chính, cụ thể:
(i) Nội dung thứ nhất, tác giả đã phân tích rất cụ thể các trường hợp vô hiệu của thỏa thuận trọng tài và hậu quả pháp lý của thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
(ii) Nội dung thứ hai, tác giả phân tích thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu với 05 luận điểm chính.
(iii) Nội dung cuối cùng của bài viết, tác giả đã đưa ra một số bất cập, vướng mắc của các quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu và kiến nghị hoàn thiện.
Độc giả quan tâm đến chủ đề này có thể tìm đọc bài viết tại ấn phẩm “Pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thương mại và hòa giải thương mại” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2019.