Luật Lý lịch tư pháp được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2009 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2010. Qua thực tế thi hành Luật cho thấy, lý lịch tư pháp đang ngày càng được xã hội quan tâm và khẳng định vai trò, vị trí trong đời sống xã hội. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, công tác phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài giữ vai trò quan trọng, góp phần củng cố cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp quốc gia, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao hiệu quả hoạt động xác minh, cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân ở nước ta hiện nay. Trong xu hướng mở cửa, hội nhập quốc tế, việc người Việt Nam xuất cảnh làm ăn, sinh sống tại nước ngoài, trong số đó có những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại và bị Tòa án nước đó xét xử là khó tránh khỏi. Hiện nay, việc quản lý lý lịch tư pháp đối với những đối tượng này như thế nào chưa được quy định cụ thể.
Để tìm hiểu cụ thể về cơ sở pháp lý của hoạt động phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài, cũng như thực tiễn cung cấp và xử lý thông tin lý lịch tư pháp của công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài, độc giả có thể tìm đọc bài viết “Thông tin lý lịch tư pháp của công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp” trên ấn phẩm 200 trang “Mười năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp” xuất bản năm 2021 của Tạp chí Dân chủ và pháp luật. Trong đó, tác giả còn nêu lên những hạn chế, vướng mắc hiện nay và đề xuất một số phương án để giải quyết hiệu quả vấn đề này.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Thông tin lý lịch tư pháp của công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp
Luật Lý lịch tư pháp được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2009 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2010. Qua thực tế thi hành Luật cho thấy, lý lịch tư pháp đang ngày càng được xã hội quan tâm và khẳng định vai trò, vị trí trong đời sống xã hội.