Ngày 29/6/2018, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Thông tư liên tịch số 10). Thông tư liên tịch số 10 có hiệu lực từ ngày 01/9/2018 và thay thế Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Thông tư liên tịch số 11).
Thông tư liên tịch số 10 được ban hành nhằm hướng dẫn thi hành các quy định về phối hợp trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng giữa các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện TGPL trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 và Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017. Thông tư liên tịch số 10 kế thừa những điểm còn hợp lý, khắc phục một số tồn tại của Thông tư liên tịch số 11 để bảo đảm thuận lợi cho người được TGPL trong việc hưởng quyền được TGPL, cho người thực hiện TGPL tham gia tố tụng, từ đó góp phần bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL.
Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Để thực hiện chức năng được giao, lực lượng Công an nhân dân có nhiều nhiệm vụ, quyền hạn, trong đó có việc tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm, khởi tố, điều tra tội phạm và thực hiện các nhiệm vụ tư pháp khác theo quy định của pháp luật (bao gồm cả thực hiện công tác quản lý tạm giữ, tạm giam). Nhiệm vụ này có liên quan chặt chẽ với việc bảo đảm quyền được TGPL của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và hoạt động TGPL của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, Thông tư liên tịch số 10 được ban hành đã sửa đổi, bổ sung nhiều điểm mới giúp cho công tác TGPL trong Công an nhân dân ngày càng được nâng cao, bảo đảm quyền của người được TGPL là người bị buộc tội trong điều tra các vụ án hình sự.
1. Trách nhiệm của Ngành Công an đối với người được trợ giúp pháp lý theo quy định của các bộ luật tố tụng và trong thực hiện Thông tư liên tịch số 10
Trước hết, với tư cách là cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan điều tra trong Công an nhân dân khi tiến hành các hoạt động tố tụng phải tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, các văn bản có liên quan về việc bảo đảm quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong tố tụng và bảo đảm quyền của người thực hiện việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra, điều tra viên phải giải thích cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam về quyền được bào chữa, quyền được TGPL (đối với những người thuộc diện được TGPL), đồng thời giúp đỡ, tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền đó. Mặt khác, cơ quan điều tra, điều tra viên cần phối hợp với Trung tâm TGPL, người thực hiện TGPL… tiến hành các thủ tục cần thiết để tiến hành TGPL cho người được TGPL.
Ngoài ra, lực lượng Công an nhân dân chỉ đạo các cơ quan thực hiện công tác quản lý tạm giữ, tạm giam phối hợp với cơ quan TGPL để tuyên truyền, phổ biến quyền được TGPL cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và hướng dẫn họ thực hiện các quyền đó. Hoạt động này được thể hiện cụ thể như: Niêm yết bảng thông tin, tờ thông tin về người được TGPL; hộp tin TGPL, mẫu đơn yêu cầu TGPL, tờ gấp pháp luật… Mặt khác, các cơ quan quản lý công tác tạm giữ, tạm giam phối hợp với cơ quan điều tra, điều tra viên để tạo điều kiện cho người thực hiện TGPL thực hiện các hoạt động TGPL như gặp gỡ người bị tạm giữ, người bị tạm giam…
Theo đó, cụ thể Điều 2 Thông tư liên tịch số 10 có sửa đổi, bổ sung một số đối tượng có trách nhiệm phối hợp[1]. Đây là những chủ thể trực tiếp tiếp xúc với người được TGPL, vì vậy, Thông tư liên tịch số 10 đã quy định những chủ thể này trong trách nhiệm phối hợp để người được TGPL được giải thích, biết và sử dụng quyền của mình. Việc bổ sung các chủ thể như vậy vừa bảo đảm phù hợp với các bộ luật, luật về tố tụng, vừa bảo đảm quyền được TGPL của các phạm nhân thuộc diện được TGPL đang chấp hành án tại trại giam là người bị buộc tội, người bị hại hoặc đương sự trong vụ án khác do có hành vi phạm tội, xâm hại hoặc có liên quan đến vụ án trước khi chấp hành án.
Ngoài ra, tại Thông tư liên tịch số 10 cũng đã quy định rõ hơn về giải thích, thông báo, thông tin về TGPL được quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 10, nhằm hướng dẫn Điều 71 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, khoản 6 Điều 48 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, khoản 6 Điều 38 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, điểm đ khoản 1 Điều 9 và điểm d khoản 1 Điều 13 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015. Điều này quy định trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc thực hiện, nội dung, cách thức thực hiện, mẫu hóa các nội dung giải thích; phân chia việc giải thích, thông báo, thông tin trong tố tụng hình sự với tố tụng dân sự và tố tụng hành chính. Cụ thể:
(i) Quy định rõ thời điểm, nội dung và quy trình giải thích quyền được trợ giúp pháp lý
Về thời điểm, tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 10 đã quy định trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc thực hiện, nội dung, cách thức thực hiện, mẫu hóa các nội dung giải thích; phân chia việc giải thích, thông báo, thông tin trong tố tụng hình sự với tố tụng dân sự và tố tụng hành chính. Với quy định như vậy, sẽ tăng cường trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc phối hợp cung cấp thông tin về đối tượng, tăng cường trách nhiệm của Trung tâm, chi nhánh trong việc chủ động tiếp cận đối tượng, cung cấp dịch vụ, từ đó bảo đảm được quyền được TGPL cho đối tượng được tốt hơn, tránh việc bỏ lọt đối tượng thuộc diện được TGPL. Bởi lẽ, thực tiễn thời gian qua cho thấy, vì nhiều lý do (tâm lý không ổn định, thiếu thời gian tìm hiểu về TGPL, nhận thức hạn chế…) mà đối tượng chưa yêu cầu TGPL ngay khi người tiến hành tố tụng giải thích về quyền được TGPL. Do vậy, nếu được người thực hiện TGPL gặp gỡ, tiếp xúc, giải thích cụ thể với tư cách là người giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thì họ sẽ yêu cầu TGPL.
(ii) Quy định rõ quy trình thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý
Trong tố tụng hình sự (quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch số 10) được chia thành hai trường hợp: Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại, đương sự tự nhận mình là người được TGPL và trường hợp chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội thuộc diện được TGPL theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đề nghị Trung tâm, chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý (bằng văn bản thông báo).
(iii) Quy định rõ chủ thể có trách nhiệm giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý
Ngoài quy định tại Điều 7 nêu trên, tại các điều, khoản khác đã nhấn mạnh trách nhiệm của từng chủ thể trong việc giải thích, thông báo, thông tin về TGPL như: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (khoản 1 Điều 8); người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (khoản 1 Điều 9); cơ sở giam giữ (điểm a khoản 1 Điều 10); trại giam (điểm a khoản 2 Điều 10); người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ, trại giam (điểm a khoản 1; khoản 2 Điều 11).
(iv) Đối với trách nhiệm của cơ sở giam giữ, trại giam
Trách nhiệm của cơ sở giam giữ, trại giam được quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 10, cụ thể như sau: Có trách nhiệm giải thích, thông báo, thông tin về TGPL; thống kê vào sổ theo dõi vụ việc TGPL trong hoạt động tố tụng. Việc bổ sung trách nhiệm này nhằm bảo đảm việc thống kê trong phối hợp TGPL được thống nhất, bảo đảm quyền được TGPL của đối tượng thuộc diện được TGPL trên thực tế; truyền thông trong cơ sở giam giữ.
Quy định trên nhằm bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam, bị can, bị cáo trong điều kiện bị giam giữ với các quy định chặt chẽ vẫn có điều kiện tiếp cận với TGPL, từ đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
(v) Đối với trách nhiệm của người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ, trại giam
Trách nhiệm của người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ, trại giam được quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch số 10, cụ thể: Có trách nhiệm giải thích, thông báo, thông tin về TGPL; tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện TGPL gặp gỡ, tiếp xúc với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; có trách nhiệm xác nhận về thời gian người thực hiện TGPL gặp gỡ, tiếp xúc với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
2. Thuận lợi và khó khăn của Ngành Công an khi thực hiện Thông tư liên tịch số 10
Theo thống kê của Bộ Công an[2], từ ngày 01/9/2018 đến ngày 30/6/2019, các cơ quan điều tra trong Công an nhân dân đã thụ lý 18.473 vụ án với 24.520 bị can. Trong đó: Kết thúc điều tra 15.660 vụ với 24.846 bị can; kết luận điều tra đề nghị truy tố 14.896 vụ với 24.222 bị can; kết luận và đình chỉ điều tra 764 vụ với 624 bị can; tạm đình chỉ điều tra 3.806 vụ với 717 bị can; Viện kiểm sát nhân dân hủy quyết định khởi tố 20 vụ với 24 bị can; điều tra lại 97 vụ với 263 bị can; điều tra bổ sung 546 vụ với 1.557 bị can.
Cũng theo tổng hợp từ các báo cáo điều tra hình sự[3], từ ngày 01/9/2018 đến ngày 30/6/2019, các Trung tâm TGPL trong cả nước đã thực hiện TGPL cho 12.966 vụ việc tố tụng hình sự với 17.947 lượt người. Trong đó bào chữa 7.112 vụ việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 5.854 vụ việc. Trong các vụ việc tham gia tố tụng, trợ giúp viên pháp lý thực hiện 9.109 vụ việc. Nhìn chung, số vụ việc tham gia tố tụng hình sự từ giai đoạn tạm giữ và khởi tố vẫn chiếm tỉ lệ thấp hơn so với số vụ việc tham gia tố tụng từ giai đoạn truy tố, xét xử.
Đánh giá chung, với những kết quả đạt được về TGPL trong hoạt động tố tụng cho thấy, việc bảo đảm thực hiện quyền được TGPL của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can trong hoạt động điều tra hình sự ngày càng được quan tâm, chú trọng. Qua đó, góp phần bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL trong hoạt động tố tụng; thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm công bằng trong tiếp cận công lý. Đồng thời, hiện thực hóa các cam kết quốc tế về quyền con người, nhất là quyền của người bị buộc tội và người bị tước đoạt tự do; hiện thực hóa nguyên tắc Hiến định bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội. Các hoạt động TGPL ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò khi góp phần nâng cao chất lượng tố tụng hình sự, bảo đảm các vụ án được giải quyết khách quan, chính xác, đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người bị buộc tội, đặc biệt là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác TGPL đối với người bị buộc tội trong điều tra hình sự vẫn còn những khó khăn nhất định. Thực tiễn điều tra hình sự trong thời gian qua cho thấy một số khó khăn, bất cập nổi bật sau đây:
Một là, nhận thức về quyền được TGPL của một bộ phận người dân và người tiến hành tố tụng chưa thấu đáo. Trong đó, một bộ phận cán bộ của trại tạm giam, nhà tạm giữ vẫn đồng nhất đối tượng thuộc trường hợp chỉ định bào chữa với đối tượng thuộc diện được TGPL. Một bộ phận người dân, nhất là người nghèo, người dân tộc thiểu số tại vùng sâu, vùng xa, miền núi là những người có hoàn cảnh đặc biệt hoặc có trình độ dân trí thấp, không biết chữ nên chưa hiểu, chưa nhận thức được về quyền được TGPL của mình hoặc không biết nơi liên hệ hoặc chưa được giải thích hoặc được giải thích nhưng chưa đầy đủ, thấu đáo về quyền được TGPL và chưa sử dụng quyền được TGPL của mình. Những hạn chế này là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong quá trình bảo đảm quyền được TGPL cho người buộc tội trong quá trình điều tra hình sự.
Hai là, chất lượng thực hiện TGPL trong một số vụ việc chưa thực sự cao. Số lượng đội ngũ trợ giúp viên pháp lý qua các năm có tăng nhưng chất lượng tham gia tố tụng của một số trợ giúp viên pháp lý còn đạt ở mức độ nhất định. Số lượng luật sư tham gia thực hiện TGPL còn ít so với tổng số luật sư trên toàn quốc, đội ngũ luật sư phân bổ không đồng đều giữa các địa phương chủ yếu tập trung ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nên phần nào đã ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ TGPL cho người được TGPL nói chung và người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can trong hoạt động điều tra hình sự nói riêng.
Ba là, công tác giải thích về quyền được TGPL của người tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ ở nhiều nơi chưa được hiệu quả, nghiêm túc nên đối tượng vẫn chưa biết đến quyền được TGPL và yêu cầu TGPL, dẫn đến nhiều nơi vẫn bỏ lọt người được TGPL, trong đó có người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thuộc diện được TGPL. Cơ quan điều tra công an tại một số địa phương chỉ tập trung chuyển gửi các đối tượng thuộc án chỉ định bào chữa cho Trung tâm TGPL, trong khi các đối tượng khác ít được quan tâm.
Bốn là, công tác phối hợp lực lượng thực hiện TGPL trong quá trình điều tra hình sự chưa đồng bộ, thiếu nhịp nhàng. Hội đồng phối hợp liên ngành TGPL trong tố tụng tại địa phương chưa phát huy được vai trò tham mưu cho lãnh đạo của các ngành tăng cường công tác phối hợp TGPL trong tố tụng để tạo điều kiện cho công tác tham gia tố tụng của người thực hiện TGPL nhằm bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thuộc diện được TGPL. Một bộ phận người có thẩm quyền của cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam chưa thực hiện đầy đủ quy định về phối hợp trong việc cấp giấy chứng nhận, tạo điều kiện cho người thực hiện TGPL tiếp xúc với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thuộc diện được TGPL.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng
Để thực hiện có hiệu quả việc TGPL tốt trong hoạt động tố tụng hình sự, cần thiết phải thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục và tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản có liên quan đến người dân. Ngoài ra, tiến hành đẩy mạnh triển khai Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025, Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT đến người dân ở cơ sở, nâng cao nhận thức của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thứ hai, tăng cường công tác phối kết hợp giữa Trung tâm TGPL với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trên thực tế mà luật chưa tiên liệu được.
Thứ ba, chú trọng việc kiểm tra, giám sát, tạo lập cơ chế thông tin hai chiều để cùng giám sát, đánh giá chất lượng thực hiện công việc được giao của người thực hiện TGPL và người tiến hành tố tụng.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc tập huấn về chuyên môn cũng như kỹ năng TGPL nhằm việc bảo vệ quyền lợi người được TGPL có hiệu quả.
[1]. Sửa đổi, bổ sung một số cơ quan (cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra), người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; bổ sung một số cơ sở giam giữ (buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng) và một số người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ (Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng và người làm nhiệm vụ quản giáo trong trại tạm giam; người làm nhiệm vụ quản giáo trong nhà tạm giữ; Đồn trưởng đồn biên phòng nơi có buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng, Trưởng buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng); bổ sung trại giam và người có thẩm quyền của trại giam (Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng trại giam).
[2]. Bộ Công an (2018), Báo cáo về điều tra hình sự năm 2018, Hà Nội.
[3]. Bộ Công an (2019), Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2019 về điều tra hình sự, Hà Nội.
Thông tư liên tịch số 10 được ban hành nhằm hướng dẫn thi hành các quy định về phối hợp trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng giữa các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện TGPL trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 và Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017. Thông tư liên tịch số 10 kế thừa những điểm còn hợp lý, khắc phục một số tồn tại của Thông tư liên tịch số 11 để bảo đảm thuận lợi cho người được TGPL trong việc hưởng quyền được TGPL, cho người thực hiện TGPL tham gia tố tụng, từ đó góp phần bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL.
Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Để thực hiện chức năng được giao, lực lượng Công an nhân dân có nhiều nhiệm vụ, quyền hạn, trong đó có việc tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm, khởi tố, điều tra tội phạm và thực hiện các nhiệm vụ tư pháp khác theo quy định của pháp luật (bao gồm cả thực hiện công tác quản lý tạm giữ, tạm giam). Nhiệm vụ này có liên quan chặt chẽ với việc bảo đảm quyền được TGPL của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và hoạt động TGPL của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, Thông tư liên tịch số 10 được ban hành đã sửa đổi, bổ sung nhiều điểm mới giúp cho công tác TGPL trong Công an nhân dân ngày càng được nâng cao, bảo đảm quyền của người được TGPL là người bị buộc tội trong điều tra các vụ án hình sự.
1. Trách nhiệm của Ngành Công an đối với người được trợ giúp pháp lý theo quy định của các bộ luật tố tụng và trong thực hiện Thông tư liên tịch số 10
Trước hết, với tư cách là cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan điều tra trong Công an nhân dân khi tiến hành các hoạt động tố tụng phải tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, các văn bản có liên quan về việc bảo đảm quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong tố tụng và bảo đảm quyền của người thực hiện việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra, điều tra viên phải giải thích cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam về quyền được bào chữa, quyền được TGPL (đối với những người thuộc diện được TGPL), đồng thời giúp đỡ, tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền đó. Mặt khác, cơ quan điều tra, điều tra viên cần phối hợp với Trung tâm TGPL, người thực hiện TGPL… tiến hành các thủ tục cần thiết để tiến hành TGPL cho người được TGPL.
Ngoài ra, lực lượng Công an nhân dân chỉ đạo các cơ quan thực hiện công tác quản lý tạm giữ, tạm giam phối hợp với cơ quan TGPL để tuyên truyền, phổ biến quyền được TGPL cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và hướng dẫn họ thực hiện các quyền đó. Hoạt động này được thể hiện cụ thể như: Niêm yết bảng thông tin, tờ thông tin về người được TGPL; hộp tin TGPL, mẫu đơn yêu cầu TGPL, tờ gấp pháp luật… Mặt khác, các cơ quan quản lý công tác tạm giữ, tạm giam phối hợp với cơ quan điều tra, điều tra viên để tạo điều kiện cho người thực hiện TGPL thực hiện các hoạt động TGPL như gặp gỡ người bị tạm giữ, người bị tạm giam…
Theo đó, cụ thể Điều 2 Thông tư liên tịch số 10 có sửa đổi, bổ sung một số đối tượng có trách nhiệm phối hợp[1]. Đây là những chủ thể trực tiếp tiếp xúc với người được TGPL, vì vậy, Thông tư liên tịch số 10 đã quy định những chủ thể này trong trách nhiệm phối hợp để người được TGPL được giải thích, biết và sử dụng quyền của mình. Việc bổ sung các chủ thể như vậy vừa bảo đảm phù hợp với các bộ luật, luật về tố tụng, vừa bảo đảm quyền được TGPL của các phạm nhân thuộc diện được TGPL đang chấp hành án tại trại giam là người bị buộc tội, người bị hại hoặc đương sự trong vụ án khác do có hành vi phạm tội, xâm hại hoặc có liên quan đến vụ án trước khi chấp hành án.
Ngoài ra, tại Thông tư liên tịch số 10 cũng đã quy định rõ hơn về giải thích, thông báo, thông tin về TGPL được quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 10, nhằm hướng dẫn Điều 71 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, khoản 6 Điều 48 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, khoản 6 Điều 38 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, điểm đ khoản 1 Điều 9 và điểm d khoản 1 Điều 13 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015. Điều này quy định trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc thực hiện, nội dung, cách thức thực hiện, mẫu hóa các nội dung giải thích; phân chia việc giải thích, thông báo, thông tin trong tố tụng hình sự với tố tụng dân sự và tố tụng hành chính. Cụ thể:
(i) Quy định rõ thời điểm, nội dung và quy trình giải thích quyền được trợ giúp pháp lý
Về thời điểm, tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 10 đã quy định trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc thực hiện, nội dung, cách thức thực hiện, mẫu hóa các nội dung giải thích; phân chia việc giải thích, thông báo, thông tin trong tố tụng hình sự với tố tụng dân sự và tố tụng hành chính. Với quy định như vậy, sẽ tăng cường trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc phối hợp cung cấp thông tin về đối tượng, tăng cường trách nhiệm của Trung tâm, chi nhánh trong việc chủ động tiếp cận đối tượng, cung cấp dịch vụ, từ đó bảo đảm được quyền được TGPL cho đối tượng được tốt hơn, tránh việc bỏ lọt đối tượng thuộc diện được TGPL. Bởi lẽ, thực tiễn thời gian qua cho thấy, vì nhiều lý do (tâm lý không ổn định, thiếu thời gian tìm hiểu về TGPL, nhận thức hạn chế…) mà đối tượng chưa yêu cầu TGPL ngay khi người tiến hành tố tụng giải thích về quyền được TGPL. Do vậy, nếu được người thực hiện TGPL gặp gỡ, tiếp xúc, giải thích cụ thể với tư cách là người giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thì họ sẽ yêu cầu TGPL.
(ii) Quy định rõ quy trình thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý
Trong tố tụng hình sự (quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch số 10) được chia thành hai trường hợp: Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại, đương sự tự nhận mình là người được TGPL và trường hợp chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội thuộc diện được TGPL theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đề nghị Trung tâm, chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý (bằng văn bản thông báo).
(iii) Quy định rõ chủ thể có trách nhiệm giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý
Ngoài quy định tại Điều 7 nêu trên, tại các điều, khoản khác đã nhấn mạnh trách nhiệm của từng chủ thể trong việc giải thích, thông báo, thông tin về TGPL như: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (khoản 1 Điều 8); người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (khoản 1 Điều 9); cơ sở giam giữ (điểm a khoản 1 Điều 10); trại giam (điểm a khoản 2 Điều 10); người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ, trại giam (điểm a khoản 1; khoản 2 Điều 11).
(iv) Đối với trách nhiệm của cơ sở giam giữ, trại giam
Trách nhiệm của cơ sở giam giữ, trại giam được quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 10, cụ thể như sau: Có trách nhiệm giải thích, thông báo, thông tin về TGPL; thống kê vào sổ theo dõi vụ việc TGPL trong hoạt động tố tụng. Việc bổ sung trách nhiệm này nhằm bảo đảm việc thống kê trong phối hợp TGPL được thống nhất, bảo đảm quyền được TGPL của đối tượng thuộc diện được TGPL trên thực tế; truyền thông trong cơ sở giam giữ.
Quy định trên nhằm bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam, bị can, bị cáo trong điều kiện bị giam giữ với các quy định chặt chẽ vẫn có điều kiện tiếp cận với TGPL, từ đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
(v) Đối với trách nhiệm của người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ, trại giam
Trách nhiệm của người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ, trại giam được quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch số 10, cụ thể: Có trách nhiệm giải thích, thông báo, thông tin về TGPL; tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện TGPL gặp gỡ, tiếp xúc với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; có trách nhiệm xác nhận về thời gian người thực hiện TGPL gặp gỡ, tiếp xúc với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
2. Thuận lợi và khó khăn của Ngành Công an khi thực hiện Thông tư liên tịch số 10
Theo thống kê của Bộ Công an[2], từ ngày 01/9/2018 đến ngày 30/6/2019, các cơ quan điều tra trong Công an nhân dân đã thụ lý 18.473 vụ án với 24.520 bị can. Trong đó: Kết thúc điều tra 15.660 vụ với 24.846 bị can; kết luận điều tra đề nghị truy tố 14.896 vụ với 24.222 bị can; kết luận và đình chỉ điều tra 764 vụ với 624 bị can; tạm đình chỉ điều tra 3.806 vụ với 717 bị can; Viện kiểm sát nhân dân hủy quyết định khởi tố 20 vụ với 24 bị can; điều tra lại 97 vụ với 263 bị can; điều tra bổ sung 546 vụ với 1.557 bị can.
Cũng theo tổng hợp từ các báo cáo điều tra hình sự[3], từ ngày 01/9/2018 đến ngày 30/6/2019, các Trung tâm TGPL trong cả nước đã thực hiện TGPL cho 12.966 vụ việc tố tụng hình sự với 17.947 lượt người. Trong đó bào chữa 7.112 vụ việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 5.854 vụ việc. Trong các vụ việc tham gia tố tụng, trợ giúp viên pháp lý thực hiện 9.109 vụ việc. Nhìn chung, số vụ việc tham gia tố tụng hình sự từ giai đoạn tạm giữ và khởi tố vẫn chiếm tỉ lệ thấp hơn so với số vụ việc tham gia tố tụng từ giai đoạn truy tố, xét xử.
Đánh giá chung, với những kết quả đạt được về TGPL trong hoạt động tố tụng cho thấy, việc bảo đảm thực hiện quyền được TGPL của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can trong hoạt động điều tra hình sự ngày càng được quan tâm, chú trọng. Qua đó, góp phần bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL trong hoạt động tố tụng; thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm công bằng trong tiếp cận công lý. Đồng thời, hiện thực hóa các cam kết quốc tế về quyền con người, nhất là quyền của người bị buộc tội và người bị tước đoạt tự do; hiện thực hóa nguyên tắc Hiến định bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội. Các hoạt động TGPL ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò khi góp phần nâng cao chất lượng tố tụng hình sự, bảo đảm các vụ án được giải quyết khách quan, chính xác, đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người bị buộc tội, đặc biệt là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác TGPL đối với người bị buộc tội trong điều tra hình sự vẫn còn những khó khăn nhất định. Thực tiễn điều tra hình sự trong thời gian qua cho thấy một số khó khăn, bất cập nổi bật sau đây:
Một là, nhận thức về quyền được TGPL của một bộ phận người dân và người tiến hành tố tụng chưa thấu đáo. Trong đó, một bộ phận cán bộ của trại tạm giam, nhà tạm giữ vẫn đồng nhất đối tượng thuộc trường hợp chỉ định bào chữa với đối tượng thuộc diện được TGPL. Một bộ phận người dân, nhất là người nghèo, người dân tộc thiểu số tại vùng sâu, vùng xa, miền núi là những người có hoàn cảnh đặc biệt hoặc có trình độ dân trí thấp, không biết chữ nên chưa hiểu, chưa nhận thức được về quyền được TGPL của mình hoặc không biết nơi liên hệ hoặc chưa được giải thích hoặc được giải thích nhưng chưa đầy đủ, thấu đáo về quyền được TGPL và chưa sử dụng quyền được TGPL của mình. Những hạn chế này là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong quá trình bảo đảm quyền được TGPL cho người buộc tội trong quá trình điều tra hình sự.
Hai là, chất lượng thực hiện TGPL trong một số vụ việc chưa thực sự cao. Số lượng đội ngũ trợ giúp viên pháp lý qua các năm có tăng nhưng chất lượng tham gia tố tụng của một số trợ giúp viên pháp lý còn đạt ở mức độ nhất định. Số lượng luật sư tham gia thực hiện TGPL còn ít so với tổng số luật sư trên toàn quốc, đội ngũ luật sư phân bổ không đồng đều giữa các địa phương chủ yếu tập trung ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nên phần nào đã ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ TGPL cho người được TGPL nói chung và người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can trong hoạt động điều tra hình sự nói riêng.
Ba là, công tác giải thích về quyền được TGPL của người tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ ở nhiều nơi chưa được hiệu quả, nghiêm túc nên đối tượng vẫn chưa biết đến quyền được TGPL và yêu cầu TGPL, dẫn đến nhiều nơi vẫn bỏ lọt người được TGPL, trong đó có người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thuộc diện được TGPL. Cơ quan điều tra công an tại một số địa phương chỉ tập trung chuyển gửi các đối tượng thuộc án chỉ định bào chữa cho Trung tâm TGPL, trong khi các đối tượng khác ít được quan tâm.
Bốn là, công tác phối hợp lực lượng thực hiện TGPL trong quá trình điều tra hình sự chưa đồng bộ, thiếu nhịp nhàng. Hội đồng phối hợp liên ngành TGPL trong tố tụng tại địa phương chưa phát huy được vai trò tham mưu cho lãnh đạo của các ngành tăng cường công tác phối hợp TGPL trong tố tụng để tạo điều kiện cho công tác tham gia tố tụng của người thực hiện TGPL nhằm bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thuộc diện được TGPL. Một bộ phận người có thẩm quyền của cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam chưa thực hiện đầy đủ quy định về phối hợp trong việc cấp giấy chứng nhận, tạo điều kiện cho người thực hiện TGPL tiếp xúc với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thuộc diện được TGPL.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng
Để thực hiện có hiệu quả việc TGPL tốt trong hoạt động tố tụng hình sự, cần thiết phải thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục và tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản có liên quan đến người dân. Ngoài ra, tiến hành đẩy mạnh triển khai Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025, Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT đến người dân ở cơ sở, nâng cao nhận thức của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thứ hai, tăng cường công tác phối kết hợp giữa Trung tâm TGPL với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trên thực tế mà luật chưa tiên liệu được.
Thứ ba, chú trọng việc kiểm tra, giám sát, tạo lập cơ chế thông tin hai chiều để cùng giám sát, đánh giá chất lượng thực hiện công việc được giao của người thực hiện TGPL và người tiến hành tố tụng.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc tập huấn về chuyên môn cũng như kỹ năng TGPL nhằm việc bảo vệ quyền lợi người được TGPL có hiệu quả.
Trung tá Nguyễn Văn Thịnh
Đại úy, TS. Đỗ Thành Trung
Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an
Đại úy, TS. Đỗ Thành Trung
Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an
[1]. Sửa đổi, bổ sung một số cơ quan (cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra), người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; bổ sung một số cơ sở giam giữ (buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng) và một số người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ (Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng và người làm nhiệm vụ quản giáo trong trại tạm giam; người làm nhiệm vụ quản giáo trong nhà tạm giữ; Đồn trưởng đồn biên phòng nơi có buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng, Trưởng buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng); bổ sung trại giam và người có thẩm quyền của trại giam (Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng trại giam).
[2]. Bộ Công an (2018), Báo cáo về điều tra hình sự năm 2018, Hà Nội.
[3]. Bộ Công an (2019), Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2019 về điều tra hình sự, Hà Nội.