Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 (Nghị quyết số 80/NQ-CP) đã xác định hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ pháp lý cũng là một trong những chính sách nằm trong hệ thống chính sách giảm nghèo, theo đó, Chính phủ xác định: “Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo”. Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình (Quyết định số 32/2016/Đ-TTg) là một trong những chính sách nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng liên quan đến vấn đề xóa nghèo về pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; việc ban hành chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) đã khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, nhất là những người được TGPL sinh sống tại các tỉnh miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn như Điện Biên.
Với tổng diện tích tự nhiên là 9.562,9 km2, Điện Biên có đường biên giới chung với hai quốc gia là Lào và Trung Quốc dài 414,712 km. Địa bàn rộng, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn với 10 đơn vị hành chính cấp huyện (bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện); 129 xã, phường, thị trấn và 1.441 thôn, bản, tổ dân phố; trong đó có 103 xã và 21 thôn, bản thuộc diện đặc biệt khó khăn. Tổng dân số của tỉnh khoảng 5,82 triệu người với 19 dân tộc, trong đó dân tộc Thái chiếm 38%, dân tộc Mông chiếm 34,8%, dân tộc Kinh chiếm 18,4%, dân tộc Khơ Mú chiếm 3,9%, còn lại là các dân tộc khác. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh năm 2019 chiếm 33,97%. Là một tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, tỷ lệ người thuộc diện được hưởng chính sách TGPL chiếm trên 80% dân số, vụ việc TGPL lớn. Hàng năm, nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ khoảng 90%, nguồn ngân sách địa phương tự bảo đảm khoảng 10%, do vậy, chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là một trong những cơ sở pháp lý đặc biệt quan trọng, bảo đảm cho chính sách TGPL đi vào cuộc sống, đem lại hiệu quả thiết thực cho người được TGPL ở Điện Biên. Qua việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động của chính sách này, dịch vụ TGPL của Nhà nước đã trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của người được TGPL, thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta trong việc bảo đảm dân chủ, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách trong việc tạo điều kiện cho họ tiếp cận với pháp luật.
Thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách giảm nghèo nói chung, xoá nghèo về pháp luật theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP), Nghị quyết số 80/NQ-CP và Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg, hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo Sở Tư pháp triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg. Cùng với Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015 - 2025 theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ, thì đây là nội dung quan trọng thể hiện việc chuyển trọng tâm công tác TGPL tập trung thực hiện vụ việc TGPL, chú trọng vụ việc tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng; nâng cao năng lực cho người thực hiện TGPL; tăng cường công tác truyền thông về cơ sở để nhân dân vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn biết và sử dụng dịch vụ TGPL miễn phí của Nhà nước, góp phần đưa chính sách TGPL cho đối tượng đặc thù triển khai có trọng tâm, trọng điểm, khắc phục sự dàn trải, thiếu đồng bộ so với thời kỳ trước. Sau 04 năm triển khai Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn, công tác TGPL tỉnh Điện Biên đã đạt được kết quả như sau:
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi là Trung tâm) thuộc Sở Tư pháp đã tiếp nhận và thực hiện 3.415 vụ việc, 676 việc cho 4.108 lượt người có đơn yêu cầu TGPL. Trong đó, số vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp, điển hình là 1.588 vụ việc (chiếm gần 50%). Theo lĩnh vực, thì dân sự có 144 vụ việc, hình sự có 1.441 vụ việc, hành chính có 01 vụ việc, vụ việc khác có 02 vụ việc. Theo đối tượng, thì người thuộc hộ nghèo là 87 lượt người, người dân tộc thiểu số là 1.458 lượt người, trẻ em là 19 lượt người, người có công với cách mạng là 10 lượt người, đối tượng khác là 14 lượt người.
Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg, Sở Tư pháp đã cử 07 lượt viên chức tham gia các lớp đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp để tạo nguồn bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, đảm bảo đáp ứng nhu cầu TGPL ngày càng tăng của người dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó, 01 viên chức đã được bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, 03 viên chức đã đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự TGPL của Bộ Tư pháp, 02 viên chức đang tham gia lớp đào tạo nghề luật sư tại Hà Nội, 01 viên chức chuyển công tác.
Tổ chức 03 hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng TGPL cho trên 300 lượt người. Qua đó giúp cho người thực hiện TGPL nắm vững kiến thức pháp luật, kỹ năng chuyên ngành để bảo đảm việc thực hiện TGPL đạt hiệu quả, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL. Cụ thể:
- Năm 2017, tổ chức 01 hội nghị tập huấn với những nội dung như: Giới thiệu kỹ năng của luật sư, trợ giúp viên pháp lý trong vụ án hình sự; giới thiệu những nội dung mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và cách tính thời gian thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc TGPL.
- Năm 2018, tổ chức 01 hội nghị tập huấn triển khai những nội dung như: Quy định của pháp luật về TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự.
- Năm 2019, tổ chức 01 hội nghị tập huấn triển khai một số nội dung như: Thi hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý, Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng; kỹ năng tranh tụng vụ án; thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ; kỹ năng trong vụ án về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con người.
Điện Biên đã thiết lập đường dây nóng về TGPL tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ, tiếp nhận thông tin phản ánh về thái độ, ý thức, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức trong Trung tâm và luật sư thực hiện TGPL theo hợp đồng trong quá trình thực hiện TGPL. Trung tâm đã tiếp nhận và tư vấn, hướng dẫn cho trên 20 lượt người yêu cầu TGPL qua điện thoại đường dây nóng. Các thông tin người dân yêu cầu đều được viên chức Trung tâm căn cứ vào các quy định của pháp luật để tư vấn, hướng dẫn tận tình.
Với địa hình rộng, giao thông không thuận tiện của tỉnh miền núi, Trung tâm đẩy mạnh công tác truyền thông pháp luật về TGPL, biên soạn nội dung truyền thông, nội dung chuyên đề pháp luật, các tờ gấp về pháp luật về TGPL với nội dung dễ hiểu phù hợp với từng đối tượng được TGPL, triển khai tổ chức các hoạt động truyền thông về TGPL đến tận cơ sở theo từng địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh để giúp cho các đối tượng được TGPL ở vùng sâu, vùng xa giải đáp những vướng mắc do không có điều kiện tìm đến TGPL, đồng thời giúp nắm bắt được các chức năng, nhiệm vụ, địa chỉ của tổ chức thực hiện TGPL để tìm đến nơi gần nhất khi có nhu cầu; các chuyên đề pháp luật được xây dựng nội dung đa dạng, phong phú và triển khai phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dân trên địa bàn từng xã.
Trung tâm chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai công tác truyền thông về TGPL tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn với 138 đợt truyền thông về TGPL đã tổ chức tại 276 xã thu hút được 5.520 lượt người tham dự. Tại các buổi truyền thông, Trung tâm đã cấp phát miễn phí cho người dân hàng nghìn tờ gấp pháp luật và mẫu đơn yêu cầu TGPL có nội dung về đối tượng được TGPL, người được TGPL, một số quyền của người khuyết tật, quyền của trẻ em...
Bên cạnh đó, Trung tâm đã biên soạn, cung cấp miễn phí tờ gấp pháp luật, hộp tin, tờ tin, bảng thông tin về TGPL cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ sở của người khuyết tật... Cung cấp đĩa CD, USB có chứa âm thanh về TGPL bằng 03 thứ tiếng (Kinh, Thái, Mông) để phát thanh tại các cơ sở giam giữ, đài truyền thanh cấp xã. Việc thực hiện truyền thông thông qua các phương tiện thông tin đại chúng các hoạt động TGPL giúp người dân và chính quyền địa phương, các tổ chức khác nhận thức rõ được vai trò, chức năng hoạt động của tổ chức thực hiện TGPL. Ngoài ra, Trung tâm đã phối hợp với phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện khảo sát nhu cầu TGPL, xây dựng, phát 1.985 chuyên trang, chuyên mục về TGPL bằng tiếng Việt trên đài truyền thanh cấp xã của các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Có thể khẳng định, sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách trung ương theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg đã tác động tích cực đến hoạt động TGPL trên địa bàn tỉnh theo hướng thực chất, đúng bản chất của công tác TGPL, giúp cho người dân thuộc diện được TGPL biết và sử dụng quyền được TGPL một cách kịp thời, đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật về TGPL của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến TGPL, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng. Hoạt động hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình do ngân sách trung ương hỗ trợ đã kịp thời tháo gỡ khó khăn cho địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để kịp thời bảo đảm quyền được TGPL của người dân trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính... Các vụ việc TGPL của Điện Biên ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, nhất là các vụ việc tham gia tố tụng đã được Trung tâm đảm nhận ngay từ giai đoạn điều tra, trong đó có các vụ án lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm… Việc hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề luật sư, tập huấn nâng cao năng lực cho người thực hiện TGPL trên địa bàn đã góp phần bổ sung số lượng và nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ người thực hiện TGPL, qua đó khẳng định chất lượng dịch vụ TGPL tương xứng với sự tin tưởng của nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, là diễn đàn đối thoại giúp chính quyền các cấp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong nhân dân, giảm thiểu khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp trong nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; đảm bảo cho chính quyền các cấp và các cơ quan nhà nước thực thi công vụ khách quan, đúng quy định, góp phần rất lớn trong việc thực hiện chủ trương xoá nghèo về pháp luật cho người dân.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai thực hiện chính sách TGPL trong chương trình giảm nghèo ở Điện Biên còn bộc lộ những khó khăn, vướng mắc như sau:
- Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới, địa bàn rộng, chia cắt, giao thông không thuận lợi, nhận thức pháp luật của người được TGPL còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số cư trú vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên chưa biết thực hiện quyền được TGPL của mình.
- Đội ngũ người thực hiện TGPL hiện nay còn hạn chế về số lượng, chưa đồng đều về chất lượng. Nguyên nhân là do nhiều trợ giúp viên pháp lý mới bổ nhiệm, chưa có kinh nghiệm hành nghề, cần trau dồi thêm kỹ năng, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ; đội ngũ luật sư thực hiện TGPL đa số là cán bộ làm công tác tư pháp về hưu, độ tuổi cao, hạn chế trong việc đi lại và chưa được đào tạo kỹ năng hành nghề.
- Một số hoạt động theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg chưa phù hợp với thực tiễn địa phương nên khó hoặc không thể triển khai được, cụ thể như: Hình thức triển khai hoạt động truyền thông, vì đa số các xã đặc biệt khó khăn chưa được trang bị đài truyền thanh, hỗ trợ truyền thông trực tiếp 2.000.000 đồng/xã không phù hợp cho các địa bàn xa trung tâm…
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 khẳng định TGPL là trách nhiệm của Nhà nước. Chính vì vậy, việc tiếp tục ban hành chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2020 - 2025 và hỗ trợ vụ việc TGPL là thực sự cần thiết đối với các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, trong đó có Điện Biên. Để chính sách TGPL trong các chương trình giảm nghèo thời gian tới được hoàn thiện, có tính hiệu lực, hiệu quả cao, tác giả đưa ra một số đề xuất như sau:
- Cần tiếp tục triển khai chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Tỉnh Điện Biên có trên 80% dân số thuộc diện được TGPL, diện người được TGPL tham gia tố tụng hàng năm chiếm trên 3.500 người nên nhu cầu được TGPL ngày càng tăng. Với điều kiện kinh tế của tỉnh, chưa thể cân đối được kinh phí để thực hiện chính sách TGPL trên địa bàn. Vì vậy, cần thiết có sự hỗ trợ từ ngân sách trung ương thông qua việc triển khai chính sách “giảm nghèo” về pháp luật.
- Các hình thức triển khai các hoạt động hỗ trợ cần theo hướng mở, phong phú, đa dạng về hình thức để tạo sự chủ động cho các địa phương thực hiện bằng hình thức phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương nhằm hướng tới hiệu quả cao nhất, đặc biệt là hoạt động truyền thông về TGPL.
- Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa nguồn lực thực hiện TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, song cần thống nhất cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện đảm bảo việc triển khai chính sách tập trung, hiệu quả, trong đó vai trò chủ đạo là Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc các Sở Tư pháp.
Với tổng diện tích tự nhiên là 9.562,9 km2, Điện Biên có đường biên giới chung với hai quốc gia là Lào và Trung Quốc dài 414,712 km. Địa bàn rộng, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn với 10 đơn vị hành chính cấp huyện (bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện); 129 xã, phường, thị trấn và 1.441 thôn, bản, tổ dân phố; trong đó có 103 xã và 21 thôn, bản thuộc diện đặc biệt khó khăn. Tổng dân số của tỉnh khoảng 5,82 triệu người với 19 dân tộc, trong đó dân tộc Thái chiếm 38%, dân tộc Mông chiếm 34,8%, dân tộc Kinh chiếm 18,4%, dân tộc Khơ Mú chiếm 3,9%, còn lại là các dân tộc khác. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh năm 2019 chiếm 33,97%. Là một tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, tỷ lệ người thuộc diện được hưởng chính sách TGPL chiếm trên 80% dân số, vụ việc TGPL lớn. Hàng năm, nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ khoảng 90%, nguồn ngân sách địa phương tự bảo đảm khoảng 10%, do vậy, chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là một trong những cơ sở pháp lý đặc biệt quan trọng, bảo đảm cho chính sách TGPL đi vào cuộc sống, đem lại hiệu quả thiết thực cho người được TGPL ở Điện Biên. Qua việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động của chính sách này, dịch vụ TGPL của Nhà nước đã trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của người được TGPL, thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta trong việc bảo đảm dân chủ, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách trong việc tạo điều kiện cho họ tiếp cận với pháp luật.
Thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách giảm nghèo nói chung, xoá nghèo về pháp luật theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP), Nghị quyết số 80/NQ-CP và Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg, hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo Sở Tư pháp triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg. Cùng với Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015 - 2025 theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ, thì đây là nội dung quan trọng thể hiện việc chuyển trọng tâm công tác TGPL tập trung thực hiện vụ việc TGPL, chú trọng vụ việc tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng; nâng cao năng lực cho người thực hiện TGPL; tăng cường công tác truyền thông về cơ sở để nhân dân vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn biết và sử dụng dịch vụ TGPL miễn phí của Nhà nước, góp phần đưa chính sách TGPL cho đối tượng đặc thù triển khai có trọng tâm, trọng điểm, khắc phục sự dàn trải, thiếu đồng bộ so với thời kỳ trước. Sau 04 năm triển khai Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn, công tác TGPL tỉnh Điện Biên đã đạt được kết quả như sau:
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi là Trung tâm) thuộc Sở Tư pháp đã tiếp nhận và thực hiện 3.415 vụ việc, 676 việc cho 4.108 lượt người có đơn yêu cầu TGPL. Trong đó, số vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp, điển hình là 1.588 vụ việc (chiếm gần 50%). Theo lĩnh vực, thì dân sự có 144 vụ việc, hình sự có 1.441 vụ việc, hành chính có 01 vụ việc, vụ việc khác có 02 vụ việc. Theo đối tượng, thì người thuộc hộ nghèo là 87 lượt người, người dân tộc thiểu số là 1.458 lượt người, trẻ em là 19 lượt người, người có công với cách mạng là 10 lượt người, đối tượng khác là 14 lượt người.
Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg, Sở Tư pháp đã cử 07 lượt viên chức tham gia các lớp đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp để tạo nguồn bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, đảm bảo đáp ứng nhu cầu TGPL ngày càng tăng của người dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó, 01 viên chức đã được bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, 03 viên chức đã đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự TGPL của Bộ Tư pháp, 02 viên chức đang tham gia lớp đào tạo nghề luật sư tại Hà Nội, 01 viên chức chuyển công tác.
Tổ chức 03 hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng TGPL cho trên 300 lượt người. Qua đó giúp cho người thực hiện TGPL nắm vững kiến thức pháp luật, kỹ năng chuyên ngành để bảo đảm việc thực hiện TGPL đạt hiệu quả, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL. Cụ thể:
- Năm 2017, tổ chức 01 hội nghị tập huấn với những nội dung như: Giới thiệu kỹ năng của luật sư, trợ giúp viên pháp lý trong vụ án hình sự; giới thiệu những nội dung mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và cách tính thời gian thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc TGPL.
- Năm 2018, tổ chức 01 hội nghị tập huấn triển khai những nội dung như: Quy định của pháp luật về TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự.
- Năm 2019, tổ chức 01 hội nghị tập huấn triển khai một số nội dung như: Thi hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý, Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng; kỹ năng tranh tụng vụ án; thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ; kỹ năng trong vụ án về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con người.
Điện Biên đã thiết lập đường dây nóng về TGPL tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ, tiếp nhận thông tin phản ánh về thái độ, ý thức, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức trong Trung tâm và luật sư thực hiện TGPL theo hợp đồng trong quá trình thực hiện TGPL. Trung tâm đã tiếp nhận và tư vấn, hướng dẫn cho trên 20 lượt người yêu cầu TGPL qua điện thoại đường dây nóng. Các thông tin người dân yêu cầu đều được viên chức Trung tâm căn cứ vào các quy định của pháp luật để tư vấn, hướng dẫn tận tình.
Với địa hình rộng, giao thông không thuận tiện của tỉnh miền núi, Trung tâm đẩy mạnh công tác truyền thông pháp luật về TGPL, biên soạn nội dung truyền thông, nội dung chuyên đề pháp luật, các tờ gấp về pháp luật về TGPL với nội dung dễ hiểu phù hợp với từng đối tượng được TGPL, triển khai tổ chức các hoạt động truyền thông về TGPL đến tận cơ sở theo từng địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh để giúp cho các đối tượng được TGPL ở vùng sâu, vùng xa giải đáp những vướng mắc do không có điều kiện tìm đến TGPL, đồng thời giúp nắm bắt được các chức năng, nhiệm vụ, địa chỉ của tổ chức thực hiện TGPL để tìm đến nơi gần nhất khi có nhu cầu; các chuyên đề pháp luật được xây dựng nội dung đa dạng, phong phú và triển khai phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dân trên địa bàn từng xã.
Trung tâm chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai công tác truyền thông về TGPL tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn với 138 đợt truyền thông về TGPL đã tổ chức tại 276 xã thu hút được 5.520 lượt người tham dự. Tại các buổi truyền thông, Trung tâm đã cấp phát miễn phí cho người dân hàng nghìn tờ gấp pháp luật và mẫu đơn yêu cầu TGPL có nội dung về đối tượng được TGPL, người được TGPL, một số quyền của người khuyết tật, quyền của trẻ em...
Bên cạnh đó, Trung tâm đã biên soạn, cung cấp miễn phí tờ gấp pháp luật, hộp tin, tờ tin, bảng thông tin về TGPL cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ sở của người khuyết tật... Cung cấp đĩa CD, USB có chứa âm thanh về TGPL bằng 03 thứ tiếng (Kinh, Thái, Mông) để phát thanh tại các cơ sở giam giữ, đài truyền thanh cấp xã. Việc thực hiện truyền thông thông qua các phương tiện thông tin đại chúng các hoạt động TGPL giúp người dân và chính quyền địa phương, các tổ chức khác nhận thức rõ được vai trò, chức năng hoạt động của tổ chức thực hiện TGPL. Ngoài ra, Trung tâm đã phối hợp với phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện khảo sát nhu cầu TGPL, xây dựng, phát 1.985 chuyên trang, chuyên mục về TGPL bằng tiếng Việt trên đài truyền thanh cấp xã của các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Có thể khẳng định, sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách trung ương theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg đã tác động tích cực đến hoạt động TGPL trên địa bàn tỉnh theo hướng thực chất, đúng bản chất của công tác TGPL, giúp cho người dân thuộc diện được TGPL biết và sử dụng quyền được TGPL một cách kịp thời, đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật về TGPL của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến TGPL, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng. Hoạt động hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình do ngân sách trung ương hỗ trợ đã kịp thời tháo gỡ khó khăn cho địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để kịp thời bảo đảm quyền được TGPL của người dân trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính... Các vụ việc TGPL của Điện Biên ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, nhất là các vụ việc tham gia tố tụng đã được Trung tâm đảm nhận ngay từ giai đoạn điều tra, trong đó có các vụ án lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm… Việc hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề luật sư, tập huấn nâng cao năng lực cho người thực hiện TGPL trên địa bàn đã góp phần bổ sung số lượng và nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ người thực hiện TGPL, qua đó khẳng định chất lượng dịch vụ TGPL tương xứng với sự tin tưởng của nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, là diễn đàn đối thoại giúp chính quyền các cấp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong nhân dân, giảm thiểu khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp trong nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; đảm bảo cho chính quyền các cấp và các cơ quan nhà nước thực thi công vụ khách quan, đúng quy định, góp phần rất lớn trong việc thực hiện chủ trương xoá nghèo về pháp luật cho người dân.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai thực hiện chính sách TGPL trong chương trình giảm nghèo ở Điện Biên còn bộc lộ những khó khăn, vướng mắc như sau:
- Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới, địa bàn rộng, chia cắt, giao thông không thuận lợi, nhận thức pháp luật của người được TGPL còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số cư trú vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên chưa biết thực hiện quyền được TGPL của mình.
- Đội ngũ người thực hiện TGPL hiện nay còn hạn chế về số lượng, chưa đồng đều về chất lượng. Nguyên nhân là do nhiều trợ giúp viên pháp lý mới bổ nhiệm, chưa có kinh nghiệm hành nghề, cần trau dồi thêm kỹ năng, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ; đội ngũ luật sư thực hiện TGPL đa số là cán bộ làm công tác tư pháp về hưu, độ tuổi cao, hạn chế trong việc đi lại và chưa được đào tạo kỹ năng hành nghề.
- Một số hoạt động theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg chưa phù hợp với thực tiễn địa phương nên khó hoặc không thể triển khai được, cụ thể như: Hình thức triển khai hoạt động truyền thông, vì đa số các xã đặc biệt khó khăn chưa được trang bị đài truyền thanh, hỗ trợ truyền thông trực tiếp 2.000.000 đồng/xã không phù hợp cho các địa bàn xa trung tâm…
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 khẳng định TGPL là trách nhiệm của Nhà nước. Chính vì vậy, việc tiếp tục ban hành chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2020 - 2025 và hỗ trợ vụ việc TGPL là thực sự cần thiết đối với các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, trong đó có Điện Biên. Để chính sách TGPL trong các chương trình giảm nghèo thời gian tới được hoàn thiện, có tính hiệu lực, hiệu quả cao, tác giả đưa ra một số đề xuất như sau:
- Cần tiếp tục triển khai chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Tỉnh Điện Biên có trên 80% dân số thuộc diện được TGPL, diện người được TGPL tham gia tố tụng hàng năm chiếm trên 3.500 người nên nhu cầu được TGPL ngày càng tăng. Với điều kiện kinh tế của tỉnh, chưa thể cân đối được kinh phí để thực hiện chính sách TGPL trên địa bàn. Vì vậy, cần thiết có sự hỗ trợ từ ngân sách trung ương thông qua việc triển khai chính sách “giảm nghèo” về pháp luật.
- Các hình thức triển khai các hoạt động hỗ trợ cần theo hướng mở, phong phú, đa dạng về hình thức để tạo sự chủ động cho các địa phương thực hiện bằng hình thức phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương nhằm hướng tới hiệu quả cao nhất, đặc biệt là hoạt động truyền thông về TGPL.
- Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa nguồn lực thực hiện TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, song cần thống nhất cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện đảm bảo việc triển khai chính sách tập trung, hiệu quả, trong đó vai trò chủ đạo là Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc các Sở Tư pháp.
Phạm Đình Quế
Giám đốc Sở Tư pháp Điện Biên
Giám đốc Sở Tư pháp Điện Biên