Thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Quyết định số 619/QĐ-TTg); Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Thông tư số 07/2017/TT-BTP); công văn của Sở Tư pháp hướng dẫn xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, để thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện Quảng Ninh đã ban hành các văn bản như: Kế hoạch về việc triển khai thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg; công văn về việc hướng dẫn xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; công văn về việc triển khai xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới..., chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện có hiệu quả việc đánh giá các tiêu chí tiếp cận pháp luật để xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đây là tiêu chuẩn xét xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Nhằm đảm bảo cho việc đánh giá xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chính xác, khách quan, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành quyết định về việc kiện toàn Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật huyện Quảng Ninh. Hội đồng đã ban hành quy chế hoạt động của mình. Hội đồng đã đánh giá, xem xét, thẩm tra hồ sơ của các xã, thị trấn để ra quyết định công nhận các xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2017. Theo đó, đã công nhận 02 xã Hiền Ninh, Duy Ninh đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đăng ký về đích nông thôn mới; công nhận 10/13 xã, thị trấn còn lại đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2017; 03 xã Trường Xuân, Trường Sơn và Hải Ninh chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Để đạt được hiệu quả trong công tác xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn, huy động mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, các ban, ngành, đoàn thể thông qua hội nghị tổ chức tuyên truyền Quyết định số 619/QĐ-TTg, Thông tư số 07/2017/TT-BTP. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân còn chỉ đạo Đài Truyền thanh huyện và các Đài Truyền thanh cơ sở tiến hành phát nội dung của Quyết định số 619/QĐ-TTg, kết quả xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thường xuyên, định kỳ để nhân dân nắm rõ, đồng hành cùng chính quyền hoàn thành việc xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có hiệu quả tốt hơn.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, việc tổ chức triển khai thực hiện trong công tác này còn tồn tại khó khăn, vướng mắc và hạn chế như:
- Việc triển khai đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật đã được Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ở một số xã, việc chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện công tác này còn chậm, chưa kịp thời. Việc chấm điểm, đánh giá tiếp cận pháp luật ở một số xã còn chưa phù hợp, phản ánh chưa đúng với thực tiễn tại địa phương.
- Về điều kiện công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, điểm b khoản 1 Điều 6 Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-TTg quy định: “Tổng số điểm của các tiêu chí tiếp cận pháp luật phải đạt từ 90% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại I, từ 80% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại II và từ 70% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại III”. Nội dung này gây khó khăn cho việc đánh giá, xếp loại cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đặc biệt là các xã khó khăn thuộc loại I, loại II thì bắt buộc phải đạt tổng số điểm của các tiêu chí từ 80%, 90% trở lên, trong khi điều kiện tiếp cận pháp luật tại địa phương chưa thể đáp ứng được yêu cầu tại các chỉ tiêu, tiêu chí chấm điểm.
- Theo Điều 5 Thông tư số 07/2017/TT-BTP về đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã thì số lượng đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng hằng năm của mỗi đơn vị cấp xã do Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn nhưng tối thiểu phải đạt từ 15% trở lên số lượt thủ tục hành chính tại cấp xã đã được giải quyết và trả kết quả của năm trước liền kề năm đánh giá, quy định như vậy là cao nên khi số phiếu lấy ý kiến tương đối lớn, gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Năm 2017, thời gian triển khai gấp nên việc lấy phiếu đánh giá phải thực hiện vào cuối năm, cán bộ xã phải gửi phiếu đến từng gia đình, trong khi số lượng người được lấy phiếu đánh giá rất lớn, điều đó cũng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện. Để khắc phục khó khăn này cần thiết phải có sự chỉ đạo ngay khi giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức thì Ủy ban nhân dân cấp xã có thể thực hiện ngay việc lấy phiếu đánh giá. Trong các tiêu chí đánh giá, kết quả cho thấy Tiêu chí 4 (Hòa giải ở cơ sở) số điểm đạt thấp là do vấn đề kinh phí chưa đảm bảo.
- Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực bảo đảm của nhiều địa phương cho hoạt động thực thi công vụ còn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.
- Tiếp cận pháp luật có phạm vi rất rộng, liên quan đến hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị và hoạt động của chính quyền cấp xã, trực tiếp có liên quan đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
- Năng lực, trình độ, thói quen trong lề lối làm việc của một số cán bộ, công chức cấp xã còn hạn chế; chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.
- Khoản 3 Điều 3 Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-TTg quy định: “Kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là tiêu chí đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới và phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; đảng bộ, chính quyền cấp xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; là tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng hằng năm của chính quyền cấp xã”. Tuy nhiên, thời gian đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới và phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; đảng bộ, chính quyền cấp xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”, thi đua, khen thưởng hàng năm của cấp xã được thực hiện trong tháng 12 của năm đánh giá còn thời gian đánh giá và công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được quy định vào tháng 01 của năm sau. Do đó, quy định như vậy là chưa phù hợp.
Nhằm khắc phục hạn chế, vướng mắc nêu trên và để việc tổ chức thực hiện xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong thời gian sắp tới, tác giả có những kiến nghị, giải pháp sau đây:
Thứ nhất, đẩy mạnh thông tin, truyền thông về vị trí, vai trò, mục tiêu của nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, qua đó thống nhất về nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và nhân dân; xác định đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Cần chú trọng ban hành, chỉ đạo triển khai kế hoạch thực hiện trong tổng thể triển khai chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong việc theo dõi, thực hiện tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật có liên quan đến phạm vi quản lý, đồng thời chú trọng công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ này.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ đánh giá, chấm điểm các tiêu chí tiếp cận pháp luật và công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với xây dựng nông thôn mới cho công chức được giao tham mưu, theo dõi thực hiện đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật.
Thứ ba, quan tâm bố trí kinh phí triển khai nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật qua từng năm.
Thứ tư, các thành viên của Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật huyện cần tăng cường công tác theo dõi, hướng dẫn công tác xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật đối với lĩnh vực mình phụ trách. Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, triển khai và tổ chức thực hiện cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Thứ năm, lồng ghép nhiệm vụ xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong chương trình, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của huyện và xã, thị trấn.
Thứ sáu, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phải thường xuyên rà soát, đánh giá việc thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật; đề ra các giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại, cải thiện khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân ở cơ sở.
Nhằm đảm bảo cho việc đánh giá xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chính xác, khách quan, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành quyết định về việc kiện toàn Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật huyện Quảng Ninh. Hội đồng đã ban hành quy chế hoạt động của mình. Hội đồng đã đánh giá, xem xét, thẩm tra hồ sơ của các xã, thị trấn để ra quyết định công nhận các xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2017. Theo đó, đã công nhận 02 xã Hiền Ninh, Duy Ninh đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đăng ký về đích nông thôn mới; công nhận 10/13 xã, thị trấn còn lại đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2017; 03 xã Trường Xuân, Trường Sơn và Hải Ninh chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Để đạt được hiệu quả trong công tác xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn, huy động mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, các ban, ngành, đoàn thể thông qua hội nghị tổ chức tuyên truyền Quyết định số 619/QĐ-TTg, Thông tư số 07/2017/TT-BTP. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân còn chỉ đạo Đài Truyền thanh huyện và các Đài Truyền thanh cơ sở tiến hành phát nội dung của Quyết định số 619/QĐ-TTg, kết quả xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thường xuyên, định kỳ để nhân dân nắm rõ, đồng hành cùng chính quyền hoàn thành việc xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có hiệu quả tốt hơn.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, việc tổ chức triển khai thực hiện trong công tác này còn tồn tại khó khăn, vướng mắc và hạn chế như:
- Việc triển khai đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật đã được Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ở một số xã, việc chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện công tác này còn chậm, chưa kịp thời. Việc chấm điểm, đánh giá tiếp cận pháp luật ở một số xã còn chưa phù hợp, phản ánh chưa đúng với thực tiễn tại địa phương.
- Về điều kiện công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, điểm b khoản 1 Điều 6 Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-TTg quy định: “Tổng số điểm của các tiêu chí tiếp cận pháp luật phải đạt từ 90% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại I, từ 80% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại II và từ 70% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại III”. Nội dung này gây khó khăn cho việc đánh giá, xếp loại cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đặc biệt là các xã khó khăn thuộc loại I, loại II thì bắt buộc phải đạt tổng số điểm của các tiêu chí từ 80%, 90% trở lên, trong khi điều kiện tiếp cận pháp luật tại địa phương chưa thể đáp ứng được yêu cầu tại các chỉ tiêu, tiêu chí chấm điểm.
- Theo Điều 5 Thông tư số 07/2017/TT-BTP về đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã thì số lượng đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng hằng năm của mỗi đơn vị cấp xã do Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn nhưng tối thiểu phải đạt từ 15% trở lên số lượt thủ tục hành chính tại cấp xã đã được giải quyết và trả kết quả của năm trước liền kề năm đánh giá, quy định như vậy là cao nên khi số phiếu lấy ý kiến tương đối lớn, gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Năm 2017, thời gian triển khai gấp nên việc lấy phiếu đánh giá phải thực hiện vào cuối năm, cán bộ xã phải gửi phiếu đến từng gia đình, trong khi số lượng người được lấy phiếu đánh giá rất lớn, điều đó cũng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện. Để khắc phục khó khăn này cần thiết phải có sự chỉ đạo ngay khi giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức thì Ủy ban nhân dân cấp xã có thể thực hiện ngay việc lấy phiếu đánh giá. Trong các tiêu chí đánh giá, kết quả cho thấy Tiêu chí 4 (Hòa giải ở cơ sở) số điểm đạt thấp là do vấn đề kinh phí chưa đảm bảo.
- Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực bảo đảm của nhiều địa phương cho hoạt động thực thi công vụ còn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.
- Tiếp cận pháp luật có phạm vi rất rộng, liên quan đến hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị và hoạt động của chính quyền cấp xã, trực tiếp có liên quan đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
- Năng lực, trình độ, thói quen trong lề lối làm việc của một số cán bộ, công chức cấp xã còn hạn chế; chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.
- Khoản 3 Điều 3 Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-TTg quy định: “Kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là tiêu chí đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới và phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; đảng bộ, chính quyền cấp xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; là tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng hằng năm của chính quyền cấp xã”. Tuy nhiên, thời gian đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới và phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; đảng bộ, chính quyền cấp xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”, thi đua, khen thưởng hàng năm của cấp xã được thực hiện trong tháng 12 của năm đánh giá còn thời gian đánh giá và công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được quy định vào tháng 01 của năm sau. Do đó, quy định như vậy là chưa phù hợp.
Nhằm khắc phục hạn chế, vướng mắc nêu trên và để việc tổ chức thực hiện xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong thời gian sắp tới, tác giả có những kiến nghị, giải pháp sau đây:
Thứ nhất, đẩy mạnh thông tin, truyền thông về vị trí, vai trò, mục tiêu của nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, qua đó thống nhất về nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và nhân dân; xác định đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Cần chú trọng ban hành, chỉ đạo triển khai kế hoạch thực hiện trong tổng thể triển khai chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong việc theo dõi, thực hiện tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật có liên quan đến phạm vi quản lý, đồng thời chú trọng công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ này.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ đánh giá, chấm điểm các tiêu chí tiếp cận pháp luật và công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với xây dựng nông thôn mới cho công chức được giao tham mưu, theo dõi thực hiện đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật.
Thứ ba, quan tâm bố trí kinh phí triển khai nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật qua từng năm.
Thứ tư, các thành viên của Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật huyện cần tăng cường công tác theo dõi, hướng dẫn công tác xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật đối với lĩnh vực mình phụ trách. Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, triển khai và tổ chức thực hiện cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Thứ năm, lồng ghép nhiệm vụ xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong chương trình, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của huyện và xã, thị trấn.
Thứ sáu, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phải thường xuyên rà soát, đánh giá việc thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật; đề ra các giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại, cải thiện khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân ở cơ sở.
Lê Thị Thu Hà
Phòng Tư pháp huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Phòng Tư pháp huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình