Kể từ ngày Luật Lý lịch tư pháp có hiệu lực pháp luật đến nay, Phiếu lý lịch tư pháp đã khẳng định được vai trò và tầm quan trọng trong việc chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Với bối cảnh hiện nay của Việt Nam là đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, do đó, cơ hội việc làm mở ra rất nhiều cho người dân trong độ tuổi lao động. Nhiều văn bản của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp quy định về việc phải có Phiếu lý lịch tư pháp khi tham gia vào các quan hệ pháp lý nên Phiếu lý lịch tư pháp đã trở thành một trong những giấy tờ bắt buộc phải có của cá nhân khi tham gia vào các quan hệ pháp lý đó. Thông tin về lý lịch tư pháp là căn cứ không thể thiếu trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các cá nhân. Thực tiễn cuộc sống cũng như những yêu cầu mới của pháp luật trong những năm gần đây đã khẳng định giá trị ngày càng tăng của lý lịch tư pháp, không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của cá nhân chứng minh nhân thân tư pháp hình sự của mình trong những trường hợp cần thiết, tạo điều kiện cho người bị kết án trong việc xóa án tích, tái hòa nhập cộng đồng, mà còn góp phần phục vụ các cơ quan trong hoạt động tố tụng, thống kê tư pháp… Với vai trò là cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về lý lịch tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã làm tốt vai trò của mình trong công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp và đạt được những kết quả đáng kể sau 10 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp.
Với bài viết “Thực tiễn công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp” của ấn phẩm 200 trang “Mười năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp” xuất bản năm 2021, tác giả nêu lên quy định của Luật Lý lịch tư pháp về Phiếu lý lịch tư pháp, kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp, một số hạn chế, bất cập trong công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp, nguyên nhân và giải pháp.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin khác
Phát huy vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật[1]
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích...
Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Bài viết đề cập đến vấn đề xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp trong sạch, vững mạnh, liêm chính, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay cần quan tâm ở Hậu Giang
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được xem là khâu đầu tiên của quá trình...
Mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân
Luật Đất đai năm 2024 ra đời đã thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương tại các nghị quyết, kết luận của Đảng về quản lý và sử dụng đất. Trong đó có nội dung về nâng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân và phân cấp thẩm quyền quy định cho địa phương.
Nâng cao hiệu quả công tác xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân ở các cơ sở giam giữ
Thi đua chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ là một trong những yêu cầu phạm nhân...