Cải cách hành chính là yêu cầu khách quan của mọi nền hành chính và bất cứ quốc gia nào trên thế giới, một trong những điều kiện tiên quyết để tạo lập và phát triển nền hành chính hiện đại, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Tuy nhiên, để việc cải cách thủ tục hành chính vừa bảo đảm thuận tiện cho cá nhân, doanh nghiệp, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước, cần có các biện pháp tổng thể bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, phù hợp với nguồn lực từ trung ương đến địa phương, tránh rủi ro và lãng phí, trong đó, chú trọng các yếu tố như hoàn thiện thể chế, chính sách, quy định pháp luật; bố trí đủ nhân lực, thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng; bố trí về điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu, ưu tiên hạ tầng công nghệ hiện đại với tính liên thông, kết nối và chia sẻ dữ liệu. Trước bối cảnh nêu trên, Bộ Tư pháp đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực luật sư, đáp ứng yêu cầu chung của cải cách hành chính, cải cách tư pháp và nền hành chính hiện đại.
Để nghiên cứu đầy đủ hơn về vấn đề này, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực luật sư và phương hướng cải cách thủ tục hành chính khi sửa đổi Luật Luật sư” trong ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện pháp luật về luật sư tại Việt Nam”, xuất bản năm 2024.
Nội dung bài viết tại file đính kèm: