Công tác bình đẳng giới được xem là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Luật Bình đẳng giới được thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI, ngày 29/11/2006 đã quy định nhiều biện pháp khác nhau để bảo đảm bình đẳng giới, trong đó, lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) được coi là một biện pháp quan trọng, làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề bình đẳng giới một cách thực chất và cơ bản. Luật Bình đẳng giới đã quy định phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong xây dựng, sửa đổi, bổ sung VBQPPL và coi các nguyên tắc này là căn cứ quan trọng của việc rà soát để sửa đổi, bổ sung các VBQPPL; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL được thực hiện đối với tất cả các dự án, dự thảo VBQPPL và trong tất cả các giai đoạn của quy trình xây dựng VBQPPL.
Nội dung bài viết “Thực trạng lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật” của tác giả Thái Thị Hải Yến, được đăng tải trên ấn phẩm 200 trang của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2020 “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” đã phân tích được cơ sở pháp lý thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra được những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, qua đó, đề xuất một số kiến nghị để thúc đẩy tốt hơn việc đánh giá tác động giới, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Nội dung bài viết “Thực trạng lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật” của tác giả Thái Thị Hải Yến, được đăng tải trên ấn phẩm 200 trang của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2020 “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” đã phân tích được cơ sở pháp lý thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra được những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, qua đó, đề xuất một số kiến nghị để thúc đẩy tốt hơn việc đánh giá tác động giới, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.