Sau hơn 17 năm thi hành Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012, số lượng luật sư đã tăng lên nhanh, dịch vụ pháp lý mà luật sư cung cấp ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng dịch vụ được nâng cao, quy mô, số lượng tổ chức hành nghề luật sư ngày càng phát triển. Luật Luật sư cũng đã tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư. Công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư đã đạt được những kết quả nhất định. Cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương tập trung vào việc xây dựng và hoạch định chính sách phát triển nghề luật sư, hoàn thiện thể chế, đào tạo và hỗ trợ phát triển nghề luật sư. Đồng thời, từ khi Luật Luật sư năm 2006 được ban hành đến nay, bối cảnh, tình hình quốc tế, khu vực và Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Trong điều kiện đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thì phạm vi hành nghề của luật sư sẽ tác động đến tất cả các quan hệ trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Do đó, thời gian tới, cần tập trung thực hiện một số giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam.
Về vấn đề này, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Tổ chức và hoạt động của luật sư ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” trong ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện pháp luật về luật sư tại Việt Nam”, xuất bản năm 2024. Bài viết này nêu rõ thực trạng và đưa ra một số giải pháp để phát triển tổ chức và hoạt động của luật sư ở Việt Nam.
Kính mời độc giả nghiên cứu nội dung bài viết tại file đính kèm: