Vì vậy, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết “Tổ hòa giải và hòa giải viên” của tác giả Phạm Thị Lan Anh, đăng tải trong Số chuyên đề tháng 7/2014 về “Thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở”. Trong bài viết này, tác giả đã nêu và phân tích những điểm mới của Luật Hòa giải ở cơ sở về Tổ hòa giải (mô hình tổ hòa giải, tổ chức tổ hòa giải, thành phần tổ hòa giải, trách nhiệm tổ hòa giải…) và Hòa giải viên (tiêu chuẩn hòa giải viên, quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên, bầu và công nhận hòa giải viên, thôi làm hòa giải viên…). Qua đó, tác giả cũng khẳng định, những quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở về tổ hòa giải, hòa giải viên đã bảo đảm hoạt động hòa giải ở cơ sở giữ đúng bản chất là hoạt động tự quản của người dân ở cơ sở, thể hiện rõ mục tiêu “xã hội” của hoạt động này, phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời bảo đảm sự quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ của nhà nước đối với tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở như các hoạt động xã hội khác nhằm giúp cho tổ hòa giải, hòa giải viên hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.
Minh Minh