Hoạt động trợ giúp pháp lý là một nhiệm vụ được Ngành Tư pháp triển khai từ năm 1997, được coi là một chính sách có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, một bộ phận của tổng thể các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, chính sách dân tộc và an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Ngày 12/6/1998, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 691/1998/QĐUB-TC thành lập Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh. Trải qua gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, được sự quan tâm của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Sở Tư pháp, chính quyền địa phương các cấp, của các hội, đoàn thể, cùng sự tâm huyết, đoàn kết nhất trí cao của toàn thể công chức, viên chức Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đã vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực, phấn đấu đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Công tác trợ giúp pháp lý đã thực sự hiện hữu trong đời sống kinh tế - xã hội, pháp lý của tỉnh nhà, khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc giúp đỡ về pháp lý cho đông đảo người nghèo, người có công với cách mạng và người thuộc diện trợ giúp pháp lý khác, góp phần ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ, củng cố lòng tin của nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh với Đảng và Nhà nước.
Để triển khai thực hiện đồng bộ, có chất lượng các hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh, Trung tâm đã tích cực tham mưu hoàn thiện thể chế và tổ chức bộ máy về trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Những ngày đầu khi mới thành lập Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh chỉ có 03 công chức, viên chức, người thực hiện trợ giúp pháp lý chỉ tập trung vào đội ngũ luật sư cộng tác viên, đến nay về cơ bản tổ chức bộ máy của Trung tâm đã dần dần được hoàn thiện. Hiện tại, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh có 11 biên chế/ tổng số 13 biên chế được giao, 09/11 người có trình độ cử nhân luật, 01 người có trình độ thạc sỹ luật học, cao cấp lý luận chính trị, 01 người có trình độ cử nhân tài chính - kế toán. Hầu hết các vụ việc trợ giúp pháp lý của Trung tâm trong những năm gần đây đều do đội ngũ trợ giúp viên pháp lý thực hiện (chiếm 95%). Đối với đội ngũ luật sư, cộng tác viên, toàn tỉnh hiện có 161 cộng tác viên trợ giúp pháp lý, trong đó có 16 luật sư thuộc các văn phòng luật sư và công ty luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, 32 cộng tác viên là cán bộ các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, 113 cộng tác viên cấp huyện và cơ sở. Trong 30 cộng tác viên là cán bộ, công chức của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh thì có tới 15 người là công chức của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hiện nay, thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước đang tham mưu Sở Tư pháp kiện toàn đội ngũ cộng tác viên.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm đã được chú trọng, không chỉ tập trung đào tạo nghề trợ giúp pháp lý mà còn kết hợp với bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên và đột xuất để kịp thời cập nhật kiến thức, quy định pháp luật mới ban hành; nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ thực hiện trợ giúp pháp lý, bảo đảm việc cung cấp dịch vụ pháp luật miễn phí đạt chất lượng cao, tránh phải bồi thường thiệt hại do trợ giúp viên pháp lý thực hiện sai gây ra. Sau gần 20 năm thành lập, Trung tâm đã tổ chức được hơn 80 đợt tập huấn nghiệp vụ cho hơn 4.000 lượt trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên, luật sư, tư vấn viên pháp luật và mạng lưới trợ giúp pháp lý ở cơ sở. Riêng 02 năm 2016 và 2017, Trung tâm đã tổ chức được 04 đợt tập huấn và mời các giảng viên giàu kinh nghiệm của Cục Trợ giúp pháp lý, Học viện Tư pháp, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam về tập huấn kỹ năng tham gia tố tụng các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, đất đai, hôn nhân - gia đình... Tại các cuộc tập huấn này, các học viên được tập huấn chuyên sâu các kỹ năng tham gia tố tụng, cập nhật pháp luật về nội dung cũng như pháp luật về hình thức để tham gia tốt các vụ án, bào chữa, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý. Vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực trợ giúp pháp lý từng bước được nâng lên, bảo đảm tính chuyên môn hóa và chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Nhiều trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên đã thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn, một số trợ giúp viên pháp lý có năng lực thực tiễn, tham gia tốt các hoạt động trợ giúp pháp lý, được các cơ quan tiến hành tố tụng ghi nhận, các đơn vị khác có liên quan đánh giá cao, người được trợ giúp pháp lý mến phục, được Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Để hoạt động trợ giúp pháp lý thực sự đi vào đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh, công tác truyền thông pháp luật về trợ giúp pháp lý đã được Trung tâm Trợ giúp pháp lý đẩy mạnh, thực hiện bằng những hình thức thiết thực, hiệu quả. Từ năm 2007 đến nay, đã tổ chức được 768 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động và thực hiện lồng ghép tuyên truyền pháp luật, cấp phát miễn phí gần 180.000 tờ gấp pháp luật cho hơn 50.000 người dân tham dự; tổ chức 2.598 buổi sinh hoạt câu lạc bộ và sinh hoạt chuyên đề pháp luật với hơn 90.000 người tham dự. Tại các buổi trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật hay sinh hoạt Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý, các trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý hoặc Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ đã truyền tải đến những người tham dự một số quy định trong Luật Trợ giúp pháp lý và các lĩnh vực pháp luật khác nhằm giúp người dân hiểu và chấp hành đúng các quy định của pháp luật, bên cạnh đó, tổ chức lồng ghép hội nghị chuyên đề pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn. Trong 10 năm qua, Trung tâm đã thực hiện 38 chuyên mục Đời sống pháp luật trên Đài Phát thanh và truyền hình Hà Tĩnh, hơn 60 chuyên trang trợ giúp pháp lý trên Báo Hà Tĩnh, 89 tin bài đăng trên Bản tin tư pháp Hà Tĩnh và Trang điện tử của Cục Trợ giúp pháp lý, hàng trăm buổi phát thanh trên hệ thống Đài Truyền thanh cấp xã. Bên cạnh đó, Trung tâm đã lắp đặt 143 bảng thông tin, hộp tin trợ giúp pháp lý tại Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, 58 bảng thông tin, hộp tin trợ giúp pháp lý tại các cơ quan tiến hành tố tụng.
Công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng được quan tâm triển khai thực hiện. Hàng năm, ngay từ đầu năm lãnh đạo Trung tâm tham mưu trình Chủ tịch Hội đồng phối hợp trợ giúp pháp lý liên ngành ban hành kế hoạch thực hiện trợ giúp pháp lý trong tố tụng, triển khai đến từng thành viên có hiệu quả. Đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh và cấp huyện đã có sự phối hợp tương đối chặt chẽ, thường xuyên, có hiệu quả với Trung tâm Trợ giúp pháp lý để tổ chức triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý như niêm yết công khai bảng thông tin về trợ giúp pháp lý tại 100% địa điểm tiếp dân ở trụ sở cơ quan tố tụng; cử luật sư tham gia tố tụng; cung cấp thông tin về tổ chức trợ giúp pháp lý ở địa phương; giải thích, hướng dẫn bị can, bị cáo, các đương sự về quyền được trợ giúp pháp lý… và đảm bảo tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý trong các vụ án. Mối quan hệ phối hợp trợ giúp pháp lý giữa Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh với các tổ chức đoàn thể xã hội, chính quyền ở cơ sở, các cơ quan thông tin đại chúng, Đoàn Luật sư, Hội Luật gia ngày càng được củng cố và tăng cường.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt phù hợp với thực tiễn được triển khai, nên số lượng, chất lượng các vụ việc trợ giúp pháp lý được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là các vụ việc tham gia tố tụng. Tính từ năm 2007 đến nay, Trung tâm đã thực hiện 22.670 vụ việc (trong đó, tư vấn hướng dẫn 20.038 vụ việc; đại diện ngoài tố tụng 312 vụ việc; tham gia tố tụng 2.320 vụ việc). Xác định trợ giúp pháp lý trong tố tụng là một trong những hoạt động trọng tâm và then chốt của công tác trợ giúp pháp lý nên từ giữa năm 2015 đến nay, Trung tâm đã đổi mới mạnh mẽ phương thức thực hiện, giao chỉ tiêu cho từng trợ giúp viên pháp lý. Nếu như năm 2015, số lượng vụ việc trong tố tụng chỉ 43 vụ việc, thì sang năm 2016, số lượng vụ việc đã tăng lên 83 vụ việc. Năm 2017, Trung tâm đã thực hiện và cử trợ giúp viên pháp lý, luật sư là cộng tác viên tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng 136 vụ việc (tăng 53 vụ việc so với năm 2016), quý I/2018 số lượng vụ việc đạt gần 45% so với cả năm 2017. Nhiều vụ việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đối tượng trợ giúp pháp lý do trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên của Trung tâm tham gia đã được Tòa án chấp nhận, giảm án, chuyển từ hình phạt tù sang cho hưởng án treo, công nhận quyền lợi của đối tượng trợ giúp pháp lý. Việc tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý và luật sư cộng tác viên của Trung tâm đã góp phần bảo đảm tính khách quan, toàn diện, đánh giá đúng bản chất của vụ việc và hành vi phạm tội của bị can, bị cáo để xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng được trợ giúp pháp lý. Cùng với việc thực hiện trợ giúp pháp lý, Trung tâm đã tổ chức cho trợ giúp viên kiểm tra đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, các vụ việc trợ giúp pháp lý đều được Trung tâm tổ chức thẩm định, đánh giá chất lượng một cách chặt chẽ.
Tiếp nối truyền thống luôn đi cùng dân, hết lòng vì người dân, tâm huyết mà đồng cảm, cán bộ Trung tâm còn thực hiện tốt chính sách trợ giúp pháp lý trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội. Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước đã tổ chức hàng trăm cuộc cuộc trợ giúp pháp lý lưu động tại 30 xã, thị trấn thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Bên cạnh việc trực tiếp tư vấn hướng dẫn cho hàng nghìn người dân thì thông qua các cuộc trợ giúp pháp lý lưu động đã giới thiệu phổ biến nhiều nội dung pháp luật cơ bản, thiết yếu đến người dân như: Pháp luật về dân sự, đất đai, hình sự; pháp luật về bảo trợ xã hội; pháp luật về nhà ở; Luật Cư trú; Luật Bảo hiểm xã hội; pháp luật về thuế, phí, lệ phí; Luật Biển Việt Nam; Luật Bảo vệ người tiêu dùng; Luật Bảo vệ và phát triển rừng… cho hơn 12.000 lượt người. Tổ chức tốt việc sinh hoạt các câu lạc bộ, thực hiện nhiều hình thức trợ giúp pháp lý có hiệu quả cho người nghèo trên địa bàn. Thực hiện in ấn và phát hành hơn 150.000 tờ gấp, tờ rơi miễn phí để phát cho đối tượng nghèo và đặt các bảng thông tin về trợ giúp pháp lý trên địa bàn 30 xã, thị trấn thuộc 05 huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh, Lộc Hà theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Triển khai thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Hà Tĩnh đã tổ chức 57 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động tại 11 xã trên địa bàn huyện Vũ Quang (huyện nghèo của tỉnh). Ngoài việc trực tiếp tư vấn hướng dẫn 1.776 vụ việc thì thông qua các cuộc trợ giúp pháp lý lưu động đã giới thiệu phổ biến nhiều nội dung pháp luật cơ bản, thiết yếu đến người dân như: Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản có liên quan; pháp luật về dân sự, đất đai, hình sự; pháp luật về người có công với cách mạng; Luật Phòng cháy, chữa cháy; Luật Hộ tịch; Luật Quản lý thuế; Luật Xử lý vi phạm hành chính, chính sách xây dựng nông thôn mới… cho hơn 3.482 lượt người. Triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức 189 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động tại 80 xã nghèo, 89 thôn bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã. Cùng với việc trực tiếp tư vấn hướng dẫn cho 3.266 đối tượng thì thông qua các cuộc trợ giúp pháp lý lưu động đã giới thiệu, phổ biến nhiều nội dung pháp luật cơ bản, thiết yếu đến người dân như: Pháp luật về dân sự, đất đai, hình sự; pháp luật về bảo trợ xã hội, người có công với cách mạng; hôn nhân - gia đình; pháp luật hộ tịch; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Hiến pháp năm 2013; Luật Trẻ em; Luật Giáo dục; Luật Hòa giải ở cơ sở… cho hơn 12.337 lượt người.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực cũng như cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động… nhưng bám sát các kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm đề ra, với quyết tâm cao đổi mới trong hoạt động, để trợ giúp kịp thời những vướng mắc pháp luật của người dân, giúp người được trợ giúp pháp lý nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức pháp luật để họ ứng xử phù hợp với pháp luật; giúp các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan hành chính nhà nước giải quyết các vụ việc một cách chính xác, kịp thời, khách quan, công bằng và đúng pháp luật; giúp người được trợ giúp pháp lý giải tỏa những vướng mắc về pháp luật, giảm khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, công tác trợ giúp pháp lý ở Hà Tĩnh đã trở thành một bộ phận không thể thiếu và thực sự “bám rễ” trong đời sống xã hội, góp phần đưa chủ trương xóa đói, giảm nghèo; chính sách đền ơn, đáp nghĩa; chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta đi vào thực tiễn cuộc sống. Nhờ vậy, hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đã được nhân dân tỉnh nhà đồng tình ủng hộ, tin cậy, được cấp ủy, chính quyền các cấp ghi nhận, đánh giá cao, vị trí, vai trò của công tác tư pháp nói chung, công tác trợ giúp pháp lý nói riêng ngày càng được khẳng định, củng cố và tăng cường. Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đã trở thành địa chỉ tin cậy của người được trợ giúp pháp lý và để lại trong lòng nhiều người niềm tin, hi vọng vào cuộc sống tốt đẹp và nhân văn hơn.
Để triển khai thực hiện đồng bộ, có chất lượng các hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh, Trung tâm đã tích cực tham mưu hoàn thiện thể chế và tổ chức bộ máy về trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Những ngày đầu khi mới thành lập Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh chỉ có 03 công chức, viên chức, người thực hiện trợ giúp pháp lý chỉ tập trung vào đội ngũ luật sư cộng tác viên, đến nay về cơ bản tổ chức bộ máy của Trung tâm đã dần dần được hoàn thiện. Hiện tại, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh có 11 biên chế/ tổng số 13 biên chế được giao, 09/11 người có trình độ cử nhân luật, 01 người có trình độ thạc sỹ luật học, cao cấp lý luận chính trị, 01 người có trình độ cử nhân tài chính - kế toán. Hầu hết các vụ việc trợ giúp pháp lý của Trung tâm trong những năm gần đây đều do đội ngũ trợ giúp viên pháp lý thực hiện (chiếm 95%). Đối với đội ngũ luật sư, cộng tác viên, toàn tỉnh hiện có 161 cộng tác viên trợ giúp pháp lý, trong đó có 16 luật sư thuộc các văn phòng luật sư và công ty luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, 32 cộng tác viên là cán bộ các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, 113 cộng tác viên cấp huyện và cơ sở. Trong 30 cộng tác viên là cán bộ, công chức của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh thì có tới 15 người là công chức của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hiện nay, thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước đang tham mưu Sở Tư pháp kiện toàn đội ngũ cộng tác viên.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm đã được chú trọng, không chỉ tập trung đào tạo nghề trợ giúp pháp lý mà còn kết hợp với bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên và đột xuất để kịp thời cập nhật kiến thức, quy định pháp luật mới ban hành; nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ thực hiện trợ giúp pháp lý, bảo đảm việc cung cấp dịch vụ pháp luật miễn phí đạt chất lượng cao, tránh phải bồi thường thiệt hại do trợ giúp viên pháp lý thực hiện sai gây ra. Sau gần 20 năm thành lập, Trung tâm đã tổ chức được hơn 80 đợt tập huấn nghiệp vụ cho hơn 4.000 lượt trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên, luật sư, tư vấn viên pháp luật và mạng lưới trợ giúp pháp lý ở cơ sở. Riêng 02 năm 2016 và 2017, Trung tâm đã tổ chức được 04 đợt tập huấn và mời các giảng viên giàu kinh nghiệm của Cục Trợ giúp pháp lý, Học viện Tư pháp, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam về tập huấn kỹ năng tham gia tố tụng các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, đất đai, hôn nhân - gia đình... Tại các cuộc tập huấn này, các học viên được tập huấn chuyên sâu các kỹ năng tham gia tố tụng, cập nhật pháp luật về nội dung cũng như pháp luật về hình thức để tham gia tốt các vụ án, bào chữa, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý. Vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực trợ giúp pháp lý từng bước được nâng lên, bảo đảm tính chuyên môn hóa và chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Nhiều trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên đã thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn, một số trợ giúp viên pháp lý có năng lực thực tiễn, tham gia tốt các hoạt động trợ giúp pháp lý, được các cơ quan tiến hành tố tụng ghi nhận, các đơn vị khác có liên quan đánh giá cao, người được trợ giúp pháp lý mến phục, được Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Để hoạt động trợ giúp pháp lý thực sự đi vào đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh, công tác truyền thông pháp luật về trợ giúp pháp lý đã được Trung tâm Trợ giúp pháp lý đẩy mạnh, thực hiện bằng những hình thức thiết thực, hiệu quả. Từ năm 2007 đến nay, đã tổ chức được 768 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động và thực hiện lồng ghép tuyên truyền pháp luật, cấp phát miễn phí gần 180.000 tờ gấp pháp luật cho hơn 50.000 người dân tham dự; tổ chức 2.598 buổi sinh hoạt câu lạc bộ và sinh hoạt chuyên đề pháp luật với hơn 90.000 người tham dự. Tại các buổi trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật hay sinh hoạt Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý, các trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý hoặc Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ đã truyền tải đến những người tham dự một số quy định trong Luật Trợ giúp pháp lý và các lĩnh vực pháp luật khác nhằm giúp người dân hiểu và chấp hành đúng các quy định của pháp luật, bên cạnh đó, tổ chức lồng ghép hội nghị chuyên đề pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn. Trong 10 năm qua, Trung tâm đã thực hiện 38 chuyên mục Đời sống pháp luật trên Đài Phát thanh và truyền hình Hà Tĩnh, hơn 60 chuyên trang trợ giúp pháp lý trên Báo Hà Tĩnh, 89 tin bài đăng trên Bản tin tư pháp Hà Tĩnh và Trang điện tử của Cục Trợ giúp pháp lý, hàng trăm buổi phát thanh trên hệ thống Đài Truyền thanh cấp xã. Bên cạnh đó, Trung tâm đã lắp đặt 143 bảng thông tin, hộp tin trợ giúp pháp lý tại Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, 58 bảng thông tin, hộp tin trợ giúp pháp lý tại các cơ quan tiến hành tố tụng.
Công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng được quan tâm triển khai thực hiện. Hàng năm, ngay từ đầu năm lãnh đạo Trung tâm tham mưu trình Chủ tịch Hội đồng phối hợp trợ giúp pháp lý liên ngành ban hành kế hoạch thực hiện trợ giúp pháp lý trong tố tụng, triển khai đến từng thành viên có hiệu quả. Đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh và cấp huyện đã có sự phối hợp tương đối chặt chẽ, thường xuyên, có hiệu quả với Trung tâm Trợ giúp pháp lý để tổ chức triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý như niêm yết công khai bảng thông tin về trợ giúp pháp lý tại 100% địa điểm tiếp dân ở trụ sở cơ quan tố tụng; cử luật sư tham gia tố tụng; cung cấp thông tin về tổ chức trợ giúp pháp lý ở địa phương; giải thích, hướng dẫn bị can, bị cáo, các đương sự về quyền được trợ giúp pháp lý… và đảm bảo tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý trong các vụ án. Mối quan hệ phối hợp trợ giúp pháp lý giữa Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh với các tổ chức đoàn thể xã hội, chính quyền ở cơ sở, các cơ quan thông tin đại chúng, Đoàn Luật sư, Hội Luật gia ngày càng được củng cố và tăng cường.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt phù hợp với thực tiễn được triển khai, nên số lượng, chất lượng các vụ việc trợ giúp pháp lý được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là các vụ việc tham gia tố tụng. Tính từ năm 2007 đến nay, Trung tâm đã thực hiện 22.670 vụ việc (trong đó, tư vấn hướng dẫn 20.038 vụ việc; đại diện ngoài tố tụng 312 vụ việc; tham gia tố tụng 2.320 vụ việc). Xác định trợ giúp pháp lý trong tố tụng là một trong những hoạt động trọng tâm và then chốt của công tác trợ giúp pháp lý nên từ giữa năm 2015 đến nay, Trung tâm đã đổi mới mạnh mẽ phương thức thực hiện, giao chỉ tiêu cho từng trợ giúp viên pháp lý. Nếu như năm 2015, số lượng vụ việc trong tố tụng chỉ 43 vụ việc, thì sang năm 2016, số lượng vụ việc đã tăng lên 83 vụ việc. Năm 2017, Trung tâm đã thực hiện và cử trợ giúp viên pháp lý, luật sư là cộng tác viên tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng 136 vụ việc (tăng 53 vụ việc so với năm 2016), quý I/2018 số lượng vụ việc đạt gần 45% so với cả năm 2017. Nhiều vụ việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đối tượng trợ giúp pháp lý do trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên của Trung tâm tham gia đã được Tòa án chấp nhận, giảm án, chuyển từ hình phạt tù sang cho hưởng án treo, công nhận quyền lợi của đối tượng trợ giúp pháp lý. Việc tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý và luật sư cộng tác viên của Trung tâm đã góp phần bảo đảm tính khách quan, toàn diện, đánh giá đúng bản chất của vụ việc và hành vi phạm tội của bị can, bị cáo để xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng được trợ giúp pháp lý. Cùng với việc thực hiện trợ giúp pháp lý, Trung tâm đã tổ chức cho trợ giúp viên kiểm tra đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, các vụ việc trợ giúp pháp lý đều được Trung tâm tổ chức thẩm định, đánh giá chất lượng một cách chặt chẽ.
Tiếp nối truyền thống luôn đi cùng dân, hết lòng vì người dân, tâm huyết mà đồng cảm, cán bộ Trung tâm còn thực hiện tốt chính sách trợ giúp pháp lý trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội. Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước đã tổ chức hàng trăm cuộc cuộc trợ giúp pháp lý lưu động tại 30 xã, thị trấn thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Bên cạnh việc trực tiếp tư vấn hướng dẫn cho hàng nghìn người dân thì thông qua các cuộc trợ giúp pháp lý lưu động đã giới thiệu phổ biến nhiều nội dung pháp luật cơ bản, thiết yếu đến người dân như: Pháp luật về dân sự, đất đai, hình sự; pháp luật về bảo trợ xã hội; pháp luật về nhà ở; Luật Cư trú; Luật Bảo hiểm xã hội; pháp luật về thuế, phí, lệ phí; Luật Biển Việt Nam; Luật Bảo vệ người tiêu dùng; Luật Bảo vệ và phát triển rừng… cho hơn 12.000 lượt người. Tổ chức tốt việc sinh hoạt các câu lạc bộ, thực hiện nhiều hình thức trợ giúp pháp lý có hiệu quả cho người nghèo trên địa bàn. Thực hiện in ấn và phát hành hơn 150.000 tờ gấp, tờ rơi miễn phí để phát cho đối tượng nghèo và đặt các bảng thông tin về trợ giúp pháp lý trên địa bàn 30 xã, thị trấn thuộc 05 huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh, Lộc Hà theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Triển khai thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Hà Tĩnh đã tổ chức 57 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động tại 11 xã trên địa bàn huyện Vũ Quang (huyện nghèo của tỉnh). Ngoài việc trực tiếp tư vấn hướng dẫn 1.776 vụ việc thì thông qua các cuộc trợ giúp pháp lý lưu động đã giới thiệu phổ biến nhiều nội dung pháp luật cơ bản, thiết yếu đến người dân như: Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản có liên quan; pháp luật về dân sự, đất đai, hình sự; pháp luật về người có công với cách mạng; Luật Phòng cháy, chữa cháy; Luật Hộ tịch; Luật Quản lý thuế; Luật Xử lý vi phạm hành chính, chính sách xây dựng nông thôn mới… cho hơn 3.482 lượt người. Triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức 189 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động tại 80 xã nghèo, 89 thôn bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã. Cùng với việc trực tiếp tư vấn hướng dẫn cho 3.266 đối tượng thì thông qua các cuộc trợ giúp pháp lý lưu động đã giới thiệu, phổ biến nhiều nội dung pháp luật cơ bản, thiết yếu đến người dân như: Pháp luật về dân sự, đất đai, hình sự; pháp luật về bảo trợ xã hội, người có công với cách mạng; hôn nhân - gia đình; pháp luật hộ tịch; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Hiến pháp năm 2013; Luật Trẻ em; Luật Giáo dục; Luật Hòa giải ở cơ sở… cho hơn 12.337 lượt người.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực cũng như cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động… nhưng bám sát các kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm đề ra, với quyết tâm cao đổi mới trong hoạt động, để trợ giúp kịp thời những vướng mắc pháp luật của người dân, giúp người được trợ giúp pháp lý nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức pháp luật để họ ứng xử phù hợp với pháp luật; giúp các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan hành chính nhà nước giải quyết các vụ việc một cách chính xác, kịp thời, khách quan, công bằng và đúng pháp luật; giúp người được trợ giúp pháp lý giải tỏa những vướng mắc về pháp luật, giảm khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, công tác trợ giúp pháp lý ở Hà Tĩnh đã trở thành một bộ phận không thể thiếu và thực sự “bám rễ” trong đời sống xã hội, góp phần đưa chủ trương xóa đói, giảm nghèo; chính sách đền ơn, đáp nghĩa; chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta đi vào thực tiễn cuộc sống. Nhờ vậy, hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đã được nhân dân tỉnh nhà đồng tình ủng hộ, tin cậy, được cấp ủy, chính quyền các cấp ghi nhận, đánh giá cao, vị trí, vai trò của công tác tư pháp nói chung, công tác trợ giúp pháp lý nói riêng ngày càng được khẳng định, củng cố và tăng cường. Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đã trở thành địa chỉ tin cậy của người được trợ giúp pháp lý và để lại trong lòng nhiều người niềm tin, hi vọng vào cuộc sống tốt đẹp và nhân văn hơn.
NGUYỄN QUỐC TUẤN *
* Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh
* Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh