Bài viết đã giới thiệu một vài nét về lịch sử, xây dựng và phát triển của Ngành Tư pháp tỉnh Hậu Giang trong chặng đường hơn 12 năm qua... Ngày 01/01/2004, Sở Tư pháp Hậu Giang chính thức được thành lập theo Quyết định số 13/2004/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh Hậu Giang. Trong những năm qua, các mặt công tác khác cũng có nhiều chuyển biến tích cực góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho địa phương, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; kịp thời chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ và nhân dân, ngày càng tạo được niềm tin đối với người dân, như: (i) Công tác soạn thảo, thẩm định và tham gia đóng góp ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật; (ii) Công tác kiểm tra, rà soát, theo dõi thi hành pháp luật và quản lý xử lý vi phạm hành chính; (iii) Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; (iv) Công tác hòa giải ở cơ sở; (v) Công tác trợ giúp pháp lý; (vi) Công tác hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp... Với những nỗ lực, cố gắng trong những năm qua của tập thể Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và người lao động, Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang đã được Đảng, Nhà nước và địa phương ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý. Nhìn lại chặng đường đã qua, dù vẫn còn nhiều khó khăn phía trước, nhưng với quyết tâm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp, đội ngũ CBCCVC Ngành Tư pháp tỉnh Hậu Giang sẽ nêu cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo, phát huy những ưu điểm, khắc phục mọi khó khăn vươn lên hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao cho Ngành.
Năm 2003, tỉnh Cần Thơ được chia tách ra thành thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Ngày 01/01/2004, Sở Tư pháp Hậu Giang chính thức được thành lập theo Quyết định số 13/2004/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh Hậu Giang. Là những người “Phụng công thủ pháp, chí công vô tư”, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) Ngành Tư pháp tỉnh Hậu Giang luôn cố gắng hết sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn đầu mới thành lập, Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác, đội ngũ CBCCVC vừa thiếu, vừa yếu chưa đáp ứng được yêu cầu nhưng với sự đoàn kết, nhất trí, nỗ lực quyết tâm đổi mới của Đảng bộ, Ban Giám đốc và toàn thể CBCCVC Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang, đặc biệt là được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, sự phối hợp của các ngành chức năng liên quan, Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang đã từng bước khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, đạt được nhiều thành tích, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang và của cả nước.
Từ khi được thành lập đến nay, Sở Tư pháp luôn thực hiện tốt vai trò tham mưu cho UBND tỉnh lập dự kiến chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) hàng năm; thường xuyên theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện, kết quả ban hành VBQPPL hàng năm đã đạt trên 80% chương trình dự kiến. Công tác thẩm định, góp ý kiến dự thảo VBQPPL dần đi vào nền nếp, đảm bảo tiến độ, ngày càng gắn kết hơn với các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao chất lượng và đã được HĐND, UBND tỉnh ghi nhận. Trong quá trình thẩm định, góp ý, Sở Tư pháp luôn chú trọng công tác phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo, đặc biệt đối với các văn bản chuyên ngành phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp luôn chủ động, tích cực tham mưu HĐND, UBND ban hành VBQPPL điều chỉnh các lĩnh vực công tác của ngành, tạo hành lang pháp lý đồng bộ để các ngành, địa phương triển khai thực hiện. Từ lúc chưa có VBQPPL nào của tỉnh điều chỉnh công tác tư pháp, đến nay, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành được 55 văn bản. Song song với việc hoàn thiện thể chế của ngành, Sở Tư pháp luôn chú trọng quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ CBCCVC trong ngành từ tỉnh đến cơ sở, xác định nhiệm vụ xây dựng Ngành Tư pháp là nhiệm vụ trọng tâm. Chính vì vậy, Sở Tư pháp đã phối hợp với các sở, ngành liên quan trình UBND tỉnh cho chủ trương ký hợp đồng với Trường Đại học Luật Hà Nội mở 01 lớp đào tạo trung cấp luật với 51 học viên, 01 lớp đào tạo đại học luật với 152 học viên (đã bế giảng, tốt nghiệp); các đối tượng tham gia học đa số là CBCCVC của Ngành Tư pháp và một số sở, ngành của tỉnh, đồng thời mở rộng đối tượng cho các học sinh mới tốt nghiệp phổ thông trung học được dự tuyển, nhằm thu hút nhiều hơn về nguồn nhân lực cho tỉnh nhà, mà trọng tâm là để bổ sung nguồn cán bộ cho Ngành Tư pháp tỉnh Hậu Giang.
Ngay từ buổi đầu thành lập, đội ngũ cán bộ Sở Tư pháp chỉ có 17 người, đến nay đã có 74 người; “công tác đào tạo, bồi dưỡng ngày càng được tăng cường, không ngừng phát triển, chất lượng CBCCVC trong đơn vị ngày càng được nâng lên. Đặc biệt là chất lượng góp ý vào các dự án luật, các VBQPPL của công chức tư pháp ngày càng chuyển biến tích cực”[1].
Về trình độ chuyên môn, từ một số ít người được đào tạo qua trường lớp giai đoạn đầu, đến nay, Sở Tư pháp đã có 01 tiến sĩ, 08 người đang được đào tạo trình độ cao học, còn lại hầu hết đều có trình độ đại học. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp còn cử nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý đi học các lớp cao cấp chính trị tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và tại tỉnh, các lớp đào tạo nguồn bổ nhiệm các chức danh công chứng viên, trợ giúp viên, đấu giá viên, các lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và chuyên viên chính… Ngoài ra, Sở Tư pháp thường xuyên tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện, xã quan tâm kiện toàn tổ chức và nhân sự Phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 08 Phòng Tư pháp với 43 công chức (mỗi Phòng Tư pháp có từ 03 đến 08 người), trong đó, 37 người có trình độ đại học luật, 06 người có trình độ đại học và trung cấp khác; 76/76 xã, phường, thị trấn bố trí 143 công chức tư pháp - hộ tịch, trong đó, đại học luật có 75 người, trung cấp luật có 48 người và 20 người có trình độ đại học và trung cấp khác.
Những kết quả đạt được:
- Công tác kiểm tra, rà soát, theo dõi thi hành pháp luật và quản lý xử lý vi phạm hành chính cũng góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho địa phương. Từ năm 2004 đến nay, Sở Tư pháp giúp UBND tỉnh tự kiểm tra 874 văn bản, kiểm tra theo thẩm quyền 1.252 văn bản. Qua kiểm tra, Sở đã kịp thời kiến nghị cơ quan ban hành sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ các văn bản có sai sót về nội dung; yêu cầu rút kinh nghiệm đối với các văn bản sai sót về kỹ thuật trình bày; theo dõi, đôn đốc tiến độ xử lý VBQPPL có sai sót đã được thông báo. Công tác rà soát, hệ thống hóa VBQPPL được tiến hành thường xuyên, góp phần bảo đảm cho hệ thống pháp luật trên địa bàn được đồng bộ, thống nhất và khả thi.
- Công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua tập trung vào một số lĩnh vực để kiểm tra, theo dõi như: Đất đai; an toàn vệ sinh thực phẩm; xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ; lĩnh vực nhà ở xã hội và nhà ở người có công... Qua đó, Sở Tư pháp đã kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những cơ chế không còn phù hợp; đề xuất các biện pháp, giải pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, rào cản về cơ chế, chính sách, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
- Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính bước đầu đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Ngoài việc kiện toàn tổ chức thực hiện công tác này tại đơn vị, định kỳ hàng năm, Sở Tư pháp đều tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện; tổ chức tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ công tác xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ CBCCVC và người có thẩm quyền xử phạt... Đặc biệt, Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định về việc thành lập tổ công tác liên ngành về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp các đơn vị, địa phương kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác xử lý vi phạm hành chính, góp phần thiết thực vào việc ổn định trật tự xã hội. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp cũng duy trì thường xuyên việc hướng dẫn nghiệp vụ và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc bằng văn bản hoặc bằng tư vấn trực tiếp về nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính cho các sở, ngành của tỉnh và UBND cấp huyện nhất là đối với những vụ việc phức tạp.
Ngày 14/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, trong đó, có Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính. Theo Nghị định này, ở địa phương, công tác kiểm soát kiểm soát thủ tục hành chính được giao cho Sở Tư pháp tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước. Vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo chuyển giao nguyên trạng Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính từ Văn phòng UBND tỉnh về Sở Tư pháp trong phạm vi cả nước.
Ngày 13/08/2013, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành Quyết định số 1335/QĐ-UBND để thực hiện việc chuyển giao này. Từ đây, nhiệm vụ kiểm soát kiểm soát thủ tục hành chính đã được Sở Tư pháp tiếp nhận, tham mưu và triển khai thực hiện. Ngay sau khi tiếp nhận nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, Sở Tư pháp đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực này; tiếp tục củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ đầu mối kiểm soát kiểm soát thủ tục hành chính. Công tác góp ý các quy định ban hành kiểm soát thủ tục hành chính và kiểm soát chất lượng các dự thảo quyết định công bố kiểm soát thủ tục hành chính luôn được chú trọng; việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được đảm bảo thực hiện theo quy định.
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai một cách đồng bộ, đa dạng với nhiều hình thức phong phú, đã kịp thời chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ và nhân dân. Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đã có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ngành, nhiều cấp với các chương trình lồng ghép đã đem lại hiệu quả thiết thực. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục được kiện toàn, củng cố theo quy định; mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật không ngừng được tăng cường về số lượng và chất lượng. Một số công chức của Sở Tư pháp tham gia làm giảng viên kiêm chức của Trường Chính trị tỉnh, Trường Trung cấp Luật Vị Thanh của Bộ Tư pháp, tham gia giảng dạy các lớp trung cấp luật, trung cấp hành chính, trung cấp chính trị, các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho ngạch chuyên viên, chuyên viên chính... trên địa bàn tỉnh.
Ý thức được vai trò quan trọng của Ngày Pháp luật, ngay sau khi Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 ra đời, Sở Tư pháp đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh thực hiện Ngày Pháp luật. Sở Tư pháp, Sở Xây dựng, Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh... là một trong những cơ quan thực hiện rất tốt mô hình Ngày Pháp luật.
Ngoài ra, hoạt động của Câu lạc bộ pháp luật, tủ sách pháp luật trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Tủ sách pháp luật được đưa vào nhà văn hóa xã, vào thư viện... góp phần đáp ứng các yêu cầu về xây dựng xã văn hóa, xã nông thôn mới. Đặc biệt, ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành A còn có mô hình Kệ sách pháp luật ở hộ gia đình, ở quán cà phê, đã góp phần rất lớn cho người dân địa phương trong việc tìm hiểu pháp luật.
Trong thời gian qua, Sở Tư pháp đã triển khai quán triệt kịp thời 100% các văn bản luật được Quốc hội thông qua. Sau hội nghị triển khai của tỉnh, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện, UBND cấp xã đã triển khai sâu rộng trong nội bộ và nhân dân bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Đối với các văn bản luật quan trọng, liên quan thiết thực đến người dân, ngoài việc tổ chức hội nghị triển khai, Sở Tư pháp còn tổ chức các cuộc thi, tạo điều kiện để mọi người tìm hiểu, tiếp cận như thi tìm hiểu Hiến pháp năm 2013, Luật Giao thông đường bộ...
Bên cạnh đó, công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng tạo được niềm tin đối với người dân. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 539 tổ hòa giải, với 3.353 hòa giải viên. Nhằm nâng cao kỹ năng và kiến thức pháp luật cho lực lượng hòa giải viên, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ trong thời gian qua được thực hiện định kỳ hàng năm. Đặc biệt, nhằm giúp các hòa giải viên trên địa bàn đạt tiêu chuẩn “có hiểu biết pháp luật” theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, Sở còn phối hợp với Trường Trung cấp Luật Vị Thanh mở lớp dạy và học pháp luật trên Đài Phát thanh và Truyền hình. Nội dung giảng dạy tập trung vào các quy định có liên quan đến hoạt động hòa giải như: Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, Luật Đất đai năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015... Kết thúc khóa học, học viên được cấp giấy chứng nhận nếu bài thu hoạch đạt số điểm theo quy định. Lớp học đã thu hút gần 3.000 hòa giải viên tham gia. Việc chi kinh phí hỗ trợ cho mỗi vụ việc hòa giải thành, không thành, chi văn phòng phẩm được thực hiện theo quy định. Được sự quan tâm của các ngành, các cấp, sự nỗ lực của các hòa giải viên, tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn tỉnh là khá cao (trên 80%).
- Công tác trợ giúp pháp lý thực sự đã đi vào nền nếp và đang phát huy hiệu quả trên thực tế. Việc tư vấn pháp luật tại trụ sở, hoạt động tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, đối tượng chính sách, việc tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động được thực hiện thường xuyên, liên tục (từ năm 2004 đến nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước đã thực hiện trợ giúp pháp lý được 17.055 vụ việc cho trên 20.000 lượt người; tổ chức 866 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở). Mạng lưới chi nhánh trợ giúp pháp lý, cộng tác viên ngày càng được mở rộng (hiện nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước có 03 chi nhánh trợ giúp pháp lý đặt tại huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và Long Mỹ, 93 cộng tác viên pháp lý và 36 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý). Sự phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong công tác trợ giúp pháp lý ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.
Ngoài việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Sở Tư pháp còn tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Trung tâm Dịch vụ và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Đây là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở Tư pháp. Trung tâm có chức năng hướng dẫn, giải đáp, tư vấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu. Trung tâm Dịch vụ và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chính thức hoạt động đầu năm 2015. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Trung tâm đã tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật của doanh nghiệp.
- Công tác hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp được tập trung triển khai thực hiện mạnh mẽ, nhất là các quy định mới của pháp luật về hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, nuôi con nuôi, công chứng, chứng thực, bán đấu giá tài sản, luật sư, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp, bồi thường của Nhà nước... gắn với tăng cường đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung rà soát loại bỏ những thủ tục, giấy tờ không cần thiết và rút ngắn thời gian giải quyết đối với từng loại việc. Trong các năm 2007 và 2008, Sở Tư pháp Hậu Giang đã thực hiện mô hình khảo sát, hướng dẫn việc đăng ký hộ tịch đến các hộ gia đình.
Theo cách làm này, Sở Tư pháp đã chọn hai huyện trong tỉnh làm thí điểm, Sở cử công chức phối hợp với công chức tư pháp cấp huyện và cấp xã trực tiếp đi đến tận các hộ gia đình để nắm tình hình, tìm hiểu xem họ có khó khăn, vướng mắc gì xung quanh việc đăng ký hộ tịch hay không. Từ đó, có cách tháo gỡ khó khăn, đặc biệt lưu ý diện trẻ em trong độ tuổi đi học. Đầu năm 2016, khi bàn giao công tác đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài từ cấp tỉnh về cấp huyện, Sở Tư pháp đã thực hiện việc khảo sát, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch ở 08/08 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; mỗi huyện chọn 02 đơn vị cấp xã để khảo sát. Qua đó, đã kịp thời phát hiện những sai sót để chấn chỉnh, tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ sở. Đường dây nóng (điện thoại bàn và điện thoại di động của Giám đốc Sở) của Sở Tư pháp luôn sẵn sàng giải đáp và xử lý kịp thời những thông tin, phản ánh từ cơ sở đối với nghiệp vụ hộ tịch, cũng như các lĩnh vực khác của công tác tư pháp.
Các tổ chức hành nghề luật sư, giám định tư pháp tiếp tục được kiện toàn, củng cố về tổ chức bộ máy. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 06 tổ chức hành nghề luật sư với 13 luật sư; 02 tổ chức giám định tư pháp với 25 giám định viên; hoạt động công chứng, bán đấu giá tài sản từng bước được xã hội hóa, đã thành lập 07 tổ chức hành nghề công chứng với 12 công chứng viên, 02 tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp với 05 đấu giá viên... đã giải quyết kịp thời các yêu cầu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, doanh nghiệp và bổ trợ cho các hoạt động tư pháp khác, phục vụ nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật ở tỉnh trong những năm qua.
Bên cạnh các mặt công tác chuyên môn, hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong cơ quan như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Chi hội Luật gia, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Ngành Tư pháp tỉnh Hậu Giang… luôn được Đảng bộ, Lãnh đạo Sở quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoạt động. Các phong trào thi đua được phát động thường xuyên, đảm bảo 100% CBCCVC hưởng ứng tham gia. Các phong trào ủng hộ các quỹ từ thiện, thiên tai... do địa phương phát động luôn được CBCCVC đơn vị nhiệt tình hưởng ứng. Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của Sở cũng được quan tâm. Từ năm 2004 đến nay, Công đoàn cơ sở Sở Tư pháp đã xây dựng được 05 mái ấm công đoàn cho 05 công đoàn viên của Sở và công chức Ngành Tư pháp. Chi đoàn Sở nhận phụng dưỡng 04 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thường xuyên thăm hỏi các gia đình chính sách, tặng quà cho trường học mà Sở nhận đỡ đầu... Tuy giá trị vật chất không lớn nhưng sự động viên, chia sẻ về mặt tinh thần là rất lớn.
Trong những năm qua, có nhiều cách làm, mô hình hay về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thực hiện và nhân rộng trong Sở Tư pháp nói riêng và Ngành Tư pháp tỉnh Hậu Giang nói chung, như: Tổ chức hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; lồng ghép kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các buổi sinh hoạt của Chi bộ, Tổ Công đoàn, Chi đoàn; việc viết nhật ký làm theo lời Bác được thực hiện rất nghiêm túc và có sự chuyển biến lớn từ nhận thức đến hành động như: Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm điện, nước, văn phòng phẩm, ứng xử văn hóa nơi công sở.
Đặc biệt, trong quá trình hội nhập, việc thông thạo ngoại ngữ để phục vụ cho việc giao tiếp là điều rất cần thiết đối với CBCCVC, chính vì thế, Ban Chấp hành Công đoàn đã phối hợp cùng Ban Giám đốc Sở thành lập Câu lạc bộ Anh ngữ (The English Club). Thành viên Câu lạc bộ không giới hạn trong CBCCVC của Sở mà còn có sự tham gia của người ngoài đơn vị, Câu lạc bộ sinh hoạt định kỳ 01 lần/tuần.
Với những nỗ lực, cố gắng trong suốt thời gian qua của tập thể Lãnh đạo, CBCCVC, Sở Tư pháp Hậu Giang đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý: Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh (các năm 2007, 2008, 2009, 2014); Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Tư pháp (các năm 2009, 2014) và hàng trăm Bằng khen của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh và các bộ, ngành có liên quan trao tặng cho các tập thể, cá nhân thuộc Sở Tư pháp. Đảng bộ Sở Tư pháp nhiều lần đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh tiêu biểu, cụ thể: Hàng năm, Công đoàn đều đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc, Đoàn Thanh niên trong suốt 05 năm (2009 - 2014) đều đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc tiêu biểu. Đặc biệt, một số công chức lãnh đạo Sở Tư pháp Hậu Giang đã vinh dự được nhận Huân Chương lao động hạng II, hạng III; được vinh danh “Gương sáng Tư pháp”; được khen thưởng về việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác tư pháp của tỉnh trong thời gian qua cũng tồn tại một số hạn chế như: Một số lĩnh vực công tác chưa đảm bảo yêu cầu đề ra; tiến độ, chất lượng xây dựng, thẩm định VBQPPL còn hạn chế, việc xin lùi, xin rút văn bản ra khỏi Chương trình ban hành văn bản vẫn còn nhiều; công tác kiểm tra VBQPPL đôi khi chưa tập trung thực hiện tốt, vẫn còn bỏ lọt văn bản có dấu hiệu trái pháp luật; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số địa bàn vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất, nhiều nghị định, thông tư, các VBQPPL của địa phương ban hành chưa được triển khai kịp thời, đầy đủ đến CBCCVC và người dân; hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chưa thật sự phát huy hiệu quả, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đến với Trung tâm Dịch vụ và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tình trạng vi phạm pháp luật của các văn phòng công chứng, văn phòng luật sư vẫn còn xảy ra...
Trong thời gian tới, ngoài việc nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tư pháp và UBND tỉnh giao, Ngành Tư pháp tỉnh Hậu Giang sẽ quan tâm thực hiện tốt những nội dung được xác định tại Chương trình số 01- CTr/BCĐ ngày 06/9/2016 của Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp về Chương trình trọng tâm cải cách tư pháp giai đoạn 2016 - 2021. Theo đó, phải chú trọng thực hiện các công việc như: Triển khai, quán triệt thực hiện các chính sách, pháp luật; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề luật sư; thực hiện xã hội hóa lĩnh vực công chứng và phát huy vai trò tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đảm bảo hoạt động đúng pháp luật, bình đẳng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của xã hội. Tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn tỉnh, đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị rất lớn, góp phần vào việc nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân tỉnh Hậu Giang.
Nhìn lại chặng đường đã qua, dù vẫn còn nhiều khó khăn phía trước nhưng có thể nói, đội ngũ CBCCVC Ngành Tư pháp tỉnh Hậu Giang đã góp phần không nhỏ để tô thắm thêm trang sử hào hùng, vẻ vang của Ngành Tư pháp Việt Nam. Với quyết tâm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp, “đội ngũ cán bộ, công chức Ngành Tư pháp tỉnh Hậu Giang sẽ không ngừng phấn đấu, nêu cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo, phát huy những ưu điểm, khắc phục mọi khó khăn vươn lên hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao cho Ngành”[2]. Đặc biệt, bản thân từng công chức, viên chức phải luôn thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: “Phụng công thủ pháp, chí công vô tư”. Mỗi công chức, viên chức phải đảm bảo “vừa hồng, vừa chuyên”, góp phần thiết thực vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Từ khi được thành lập đến nay, Sở Tư pháp luôn thực hiện tốt vai trò tham mưu cho UBND tỉnh lập dự kiến chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) hàng năm; thường xuyên theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện, kết quả ban hành VBQPPL hàng năm đã đạt trên 80% chương trình dự kiến. Công tác thẩm định, góp ý kiến dự thảo VBQPPL dần đi vào nền nếp, đảm bảo tiến độ, ngày càng gắn kết hơn với các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao chất lượng và đã được HĐND, UBND tỉnh ghi nhận. Trong quá trình thẩm định, góp ý, Sở Tư pháp luôn chú trọng công tác phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo, đặc biệt đối với các văn bản chuyên ngành phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp luôn chủ động, tích cực tham mưu HĐND, UBND ban hành VBQPPL điều chỉnh các lĩnh vực công tác của ngành, tạo hành lang pháp lý đồng bộ để các ngành, địa phương triển khai thực hiện. Từ lúc chưa có VBQPPL nào của tỉnh điều chỉnh công tác tư pháp, đến nay, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành được 55 văn bản. Song song với việc hoàn thiện thể chế của ngành, Sở Tư pháp luôn chú trọng quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ CBCCVC trong ngành từ tỉnh đến cơ sở, xác định nhiệm vụ xây dựng Ngành Tư pháp là nhiệm vụ trọng tâm. Chính vì vậy, Sở Tư pháp đã phối hợp với các sở, ngành liên quan trình UBND tỉnh cho chủ trương ký hợp đồng với Trường Đại học Luật Hà Nội mở 01 lớp đào tạo trung cấp luật với 51 học viên, 01 lớp đào tạo đại học luật với 152 học viên (đã bế giảng, tốt nghiệp); các đối tượng tham gia học đa số là CBCCVC của Ngành Tư pháp và một số sở, ngành của tỉnh, đồng thời mở rộng đối tượng cho các học sinh mới tốt nghiệp phổ thông trung học được dự tuyển, nhằm thu hút nhiều hơn về nguồn nhân lực cho tỉnh nhà, mà trọng tâm là để bổ sung nguồn cán bộ cho Ngành Tư pháp tỉnh Hậu Giang.
Ngay từ buổi đầu thành lập, đội ngũ cán bộ Sở Tư pháp chỉ có 17 người, đến nay đã có 74 người; “công tác đào tạo, bồi dưỡng ngày càng được tăng cường, không ngừng phát triển, chất lượng CBCCVC trong đơn vị ngày càng được nâng lên. Đặc biệt là chất lượng góp ý vào các dự án luật, các VBQPPL của công chức tư pháp ngày càng chuyển biến tích cực”[1].
Về trình độ chuyên môn, từ một số ít người được đào tạo qua trường lớp giai đoạn đầu, đến nay, Sở Tư pháp đã có 01 tiến sĩ, 08 người đang được đào tạo trình độ cao học, còn lại hầu hết đều có trình độ đại học. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp còn cử nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý đi học các lớp cao cấp chính trị tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và tại tỉnh, các lớp đào tạo nguồn bổ nhiệm các chức danh công chứng viên, trợ giúp viên, đấu giá viên, các lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và chuyên viên chính… Ngoài ra, Sở Tư pháp thường xuyên tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện, xã quan tâm kiện toàn tổ chức và nhân sự Phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 08 Phòng Tư pháp với 43 công chức (mỗi Phòng Tư pháp có từ 03 đến 08 người), trong đó, 37 người có trình độ đại học luật, 06 người có trình độ đại học và trung cấp khác; 76/76 xã, phường, thị trấn bố trí 143 công chức tư pháp - hộ tịch, trong đó, đại học luật có 75 người, trung cấp luật có 48 người và 20 người có trình độ đại học và trung cấp khác.
Những kết quả đạt được:
- Công tác kiểm tra, rà soát, theo dõi thi hành pháp luật và quản lý xử lý vi phạm hành chính cũng góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho địa phương. Từ năm 2004 đến nay, Sở Tư pháp giúp UBND tỉnh tự kiểm tra 874 văn bản, kiểm tra theo thẩm quyền 1.252 văn bản. Qua kiểm tra, Sở đã kịp thời kiến nghị cơ quan ban hành sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ các văn bản có sai sót về nội dung; yêu cầu rút kinh nghiệm đối với các văn bản sai sót về kỹ thuật trình bày; theo dõi, đôn đốc tiến độ xử lý VBQPPL có sai sót đã được thông báo. Công tác rà soát, hệ thống hóa VBQPPL được tiến hành thường xuyên, góp phần bảo đảm cho hệ thống pháp luật trên địa bàn được đồng bộ, thống nhất và khả thi.
- Công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua tập trung vào một số lĩnh vực để kiểm tra, theo dõi như: Đất đai; an toàn vệ sinh thực phẩm; xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ; lĩnh vực nhà ở xã hội và nhà ở người có công... Qua đó, Sở Tư pháp đã kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những cơ chế không còn phù hợp; đề xuất các biện pháp, giải pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, rào cản về cơ chế, chính sách, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
- Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính bước đầu đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Ngoài việc kiện toàn tổ chức thực hiện công tác này tại đơn vị, định kỳ hàng năm, Sở Tư pháp đều tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện; tổ chức tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ công tác xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ CBCCVC và người có thẩm quyền xử phạt... Đặc biệt, Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định về việc thành lập tổ công tác liên ngành về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp các đơn vị, địa phương kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác xử lý vi phạm hành chính, góp phần thiết thực vào việc ổn định trật tự xã hội. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp cũng duy trì thường xuyên việc hướng dẫn nghiệp vụ và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc bằng văn bản hoặc bằng tư vấn trực tiếp về nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính cho các sở, ngành của tỉnh và UBND cấp huyện nhất là đối với những vụ việc phức tạp.
Ngày 14/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, trong đó, có Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính. Theo Nghị định này, ở địa phương, công tác kiểm soát kiểm soát thủ tục hành chính được giao cho Sở Tư pháp tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước. Vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo chuyển giao nguyên trạng Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính từ Văn phòng UBND tỉnh về Sở Tư pháp trong phạm vi cả nước.
Ngày 13/08/2013, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành Quyết định số 1335/QĐ-UBND để thực hiện việc chuyển giao này. Từ đây, nhiệm vụ kiểm soát kiểm soát thủ tục hành chính đã được Sở Tư pháp tiếp nhận, tham mưu và triển khai thực hiện. Ngay sau khi tiếp nhận nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, Sở Tư pháp đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực này; tiếp tục củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ đầu mối kiểm soát kiểm soát thủ tục hành chính. Công tác góp ý các quy định ban hành kiểm soát thủ tục hành chính và kiểm soát chất lượng các dự thảo quyết định công bố kiểm soát thủ tục hành chính luôn được chú trọng; việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được đảm bảo thực hiện theo quy định.
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai một cách đồng bộ, đa dạng với nhiều hình thức phong phú, đã kịp thời chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ và nhân dân. Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đã có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ngành, nhiều cấp với các chương trình lồng ghép đã đem lại hiệu quả thiết thực. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục được kiện toàn, củng cố theo quy định; mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật không ngừng được tăng cường về số lượng và chất lượng. Một số công chức của Sở Tư pháp tham gia làm giảng viên kiêm chức của Trường Chính trị tỉnh, Trường Trung cấp Luật Vị Thanh của Bộ Tư pháp, tham gia giảng dạy các lớp trung cấp luật, trung cấp hành chính, trung cấp chính trị, các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho ngạch chuyên viên, chuyên viên chính... trên địa bàn tỉnh.
Ý thức được vai trò quan trọng của Ngày Pháp luật, ngay sau khi Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 ra đời, Sở Tư pháp đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh thực hiện Ngày Pháp luật. Sở Tư pháp, Sở Xây dựng, Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh... là một trong những cơ quan thực hiện rất tốt mô hình Ngày Pháp luật.
Ngoài ra, hoạt động của Câu lạc bộ pháp luật, tủ sách pháp luật trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Tủ sách pháp luật được đưa vào nhà văn hóa xã, vào thư viện... góp phần đáp ứng các yêu cầu về xây dựng xã văn hóa, xã nông thôn mới. Đặc biệt, ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành A còn có mô hình Kệ sách pháp luật ở hộ gia đình, ở quán cà phê, đã góp phần rất lớn cho người dân địa phương trong việc tìm hiểu pháp luật.
Trong thời gian qua, Sở Tư pháp đã triển khai quán triệt kịp thời 100% các văn bản luật được Quốc hội thông qua. Sau hội nghị triển khai của tỉnh, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện, UBND cấp xã đã triển khai sâu rộng trong nội bộ và nhân dân bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Đối với các văn bản luật quan trọng, liên quan thiết thực đến người dân, ngoài việc tổ chức hội nghị triển khai, Sở Tư pháp còn tổ chức các cuộc thi, tạo điều kiện để mọi người tìm hiểu, tiếp cận như thi tìm hiểu Hiến pháp năm 2013, Luật Giao thông đường bộ...
Bên cạnh đó, công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng tạo được niềm tin đối với người dân. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 539 tổ hòa giải, với 3.353 hòa giải viên. Nhằm nâng cao kỹ năng và kiến thức pháp luật cho lực lượng hòa giải viên, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ trong thời gian qua được thực hiện định kỳ hàng năm. Đặc biệt, nhằm giúp các hòa giải viên trên địa bàn đạt tiêu chuẩn “có hiểu biết pháp luật” theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, Sở còn phối hợp với Trường Trung cấp Luật Vị Thanh mở lớp dạy và học pháp luật trên Đài Phát thanh và Truyền hình. Nội dung giảng dạy tập trung vào các quy định có liên quan đến hoạt động hòa giải như: Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, Luật Đất đai năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015... Kết thúc khóa học, học viên được cấp giấy chứng nhận nếu bài thu hoạch đạt số điểm theo quy định. Lớp học đã thu hút gần 3.000 hòa giải viên tham gia. Việc chi kinh phí hỗ trợ cho mỗi vụ việc hòa giải thành, không thành, chi văn phòng phẩm được thực hiện theo quy định. Được sự quan tâm của các ngành, các cấp, sự nỗ lực của các hòa giải viên, tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn tỉnh là khá cao (trên 80%).
- Công tác trợ giúp pháp lý thực sự đã đi vào nền nếp và đang phát huy hiệu quả trên thực tế. Việc tư vấn pháp luật tại trụ sở, hoạt động tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, đối tượng chính sách, việc tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động được thực hiện thường xuyên, liên tục (từ năm 2004 đến nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước đã thực hiện trợ giúp pháp lý được 17.055 vụ việc cho trên 20.000 lượt người; tổ chức 866 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở). Mạng lưới chi nhánh trợ giúp pháp lý, cộng tác viên ngày càng được mở rộng (hiện nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước có 03 chi nhánh trợ giúp pháp lý đặt tại huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và Long Mỹ, 93 cộng tác viên pháp lý và 36 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý). Sự phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong công tác trợ giúp pháp lý ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.
Ngoài việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Sở Tư pháp còn tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Trung tâm Dịch vụ và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Đây là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở Tư pháp. Trung tâm có chức năng hướng dẫn, giải đáp, tư vấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu. Trung tâm Dịch vụ và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chính thức hoạt động đầu năm 2015. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Trung tâm đã tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật của doanh nghiệp.
- Công tác hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp được tập trung triển khai thực hiện mạnh mẽ, nhất là các quy định mới của pháp luật về hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, nuôi con nuôi, công chứng, chứng thực, bán đấu giá tài sản, luật sư, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp, bồi thường của Nhà nước... gắn với tăng cường đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung rà soát loại bỏ những thủ tục, giấy tờ không cần thiết và rút ngắn thời gian giải quyết đối với từng loại việc. Trong các năm 2007 và 2008, Sở Tư pháp Hậu Giang đã thực hiện mô hình khảo sát, hướng dẫn việc đăng ký hộ tịch đến các hộ gia đình.
Theo cách làm này, Sở Tư pháp đã chọn hai huyện trong tỉnh làm thí điểm, Sở cử công chức phối hợp với công chức tư pháp cấp huyện và cấp xã trực tiếp đi đến tận các hộ gia đình để nắm tình hình, tìm hiểu xem họ có khó khăn, vướng mắc gì xung quanh việc đăng ký hộ tịch hay không. Từ đó, có cách tháo gỡ khó khăn, đặc biệt lưu ý diện trẻ em trong độ tuổi đi học. Đầu năm 2016, khi bàn giao công tác đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài từ cấp tỉnh về cấp huyện, Sở Tư pháp đã thực hiện việc khảo sát, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch ở 08/08 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; mỗi huyện chọn 02 đơn vị cấp xã để khảo sát. Qua đó, đã kịp thời phát hiện những sai sót để chấn chỉnh, tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ sở. Đường dây nóng (điện thoại bàn và điện thoại di động của Giám đốc Sở) của Sở Tư pháp luôn sẵn sàng giải đáp và xử lý kịp thời những thông tin, phản ánh từ cơ sở đối với nghiệp vụ hộ tịch, cũng như các lĩnh vực khác của công tác tư pháp.
Các tổ chức hành nghề luật sư, giám định tư pháp tiếp tục được kiện toàn, củng cố về tổ chức bộ máy. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 06 tổ chức hành nghề luật sư với 13 luật sư; 02 tổ chức giám định tư pháp với 25 giám định viên; hoạt động công chứng, bán đấu giá tài sản từng bước được xã hội hóa, đã thành lập 07 tổ chức hành nghề công chứng với 12 công chứng viên, 02 tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp với 05 đấu giá viên... đã giải quyết kịp thời các yêu cầu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, doanh nghiệp và bổ trợ cho các hoạt động tư pháp khác, phục vụ nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật ở tỉnh trong những năm qua.
Bên cạnh các mặt công tác chuyên môn, hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong cơ quan như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Chi hội Luật gia, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Ngành Tư pháp tỉnh Hậu Giang… luôn được Đảng bộ, Lãnh đạo Sở quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoạt động. Các phong trào thi đua được phát động thường xuyên, đảm bảo 100% CBCCVC hưởng ứng tham gia. Các phong trào ủng hộ các quỹ từ thiện, thiên tai... do địa phương phát động luôn được CBCCVC đơn vị nhiệt tình hưởng ứng. Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của Sở cũng được quan tâm. Từ năm 2004 đến nay, Công đoàn cơ sở Sở Tư pháp đã xây dựng được 05 mái ấm công đoàn cho 05 công đoàn viên của Sở và công chức Ngành Tư pháp. Chi đoàn Sở nhận phụng dưỡng 04 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thường xuyên thăm hỏi các gia đình chính sách, tặng quà cho trường học mà Sở nhận đỡ đầu... Tuy giá trị vật chất không lớn nhưng sự động viên, chia sẻ về mặt tinh thần là rất lớn.
Trong những năm qua, có nhiều cách làm, mô hình hay về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thực hiện và nhân rộng trong Sở Tư pháp nói riêng và Ngành Tư pháp tỉnh Hậu Giang nói chung, như: Tổ chức hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; lồng ghép kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các buổi sinh hoạt của Chi bộ, Tổ Công đoàn, Chi đoàn; việc viết nhật ký làm theo lời Bác được thực hiện rất nghiêm túc và có sự chuyển biến lớn từ nhận thức đến hành động như: Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm điện, nước, văn phòng phẩm, ứng xử văn hóa nơi công sở.
Đặc biệt, trong quá trình hội nhập, việc thông thạo ngoại ngữ để phục vụ cho việc giao tiếp là điều rất cần thiết đối với CBCCVC, chính vì thế, Ban Chấp hành Công đoàn đã phối hợp cùng Ban Giám đốc Sở thành lập Câu lạc bộ Anh ngữ (The English Club). Thành viên Câu lạc bộ không giới hạn trong CBCCVC của Sở mà còn có sự tham gia của người ngoài đơn vị, Câu lạc bộ sinh hoạt định kỳ 01 lần/tuần.
Với những nỗ lực, cố gắng trong suốt thời gian qua của tập thể Lãnh đạo, CBCCVC, Sở Tư pháp Hậu Giang đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý: Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh (các năm 2007, 2008, 2009, 2014); Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Tư pháp (các năm 2009, 2014) và hàng trăm Bằng khen của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh và các bộ, ngành có liên quan trao tặng cho các tập thể, cá nhân thuộc Sở Tư pháp. Đảng bộ Sở Tư pháp nhiều lần đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh tiêu biểu, cụ thể: Hàng năm, Công đoàn đều đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc, Đoàn Thanh niên trong suốt 05 năm (2009 - 2014) đều đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc tiêu biểu. Đặc biệt, một số công chức lãnh đạo Sở Tư pháp Hậu Giang đã vinh dự được nhận Huân Chương lao động hạng II, hạng III; được vinh danh “Gương sáng Tư pháp”; được khen thưởng về việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác tư pháp của tỉnh trong thời gian qua cũng tồn tại một số hạn chế như: Một số lĩnh vực công tác chưa đảm bảo yêu cầu đề ra; tiến độ, chất lượng xây dựng, thẩm định VBQPPL còn hạn chế, việc xin lùi, xin rút văn bản ra khỏi Chương trình ban hành văn bản vẫn còn nhiều; công tác kiểm tra VBQPPL đôi khi chưa tập trung thực hiện tốt, vẫn còn bỏ lọt văn bản có dấu hiệu trái pháp luật; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số địa bàn vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất, nhiều nghị định, thông tư, các VBQPPL của địa phương ban hành chưa được triển khai kịp thời, đầy đủ đến CBCCVC và người dân; hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chưa thật sự phát huy hiệu quả, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đến với Trung tâm Dịch vụ và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tình trạng vi phạm pháp luật của các văn phòng công chứng, văn phòng luật sư vẫn còn xảy ra...
Trong thời gian tới, ngoài việc nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tư pháp và UBND tỉnh giao, Ngành Tư pháp tỉnh Hậu Giang sẽ quan tâm thực hiện tốt những nội dung được xác định tại Chương trình số 01- CTr/BCĐ ngày 06/9/2016 của Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp về Chương trình trọng tâm cải cách tư pháp giai đoạn 2016 - 2021. Theo đó, phải chú trọng thực hiện các công việc như: Triển khai, quán triệt thực hiện các chính sách, pháp luật; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề luật sư; thực hiện xã hội hóa lĩnh vực công chứng và phát huy vai trò tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đảm bảo hoạt động đúng pháp luật, bình đẳng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của xã hội. Tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn tỉnh, đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị rất lớn, góp phần vào việc nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân tỉnh Hậu Giang.
Nhìn lại chặng đường đã qua, dù vẫn còn nhiều khó khăn phía trước nhưng có thể nói, đội ngũ CBCCVC Ngành Tư pháp tỉnh Hậu Giang đã góp phần không nhỏ để tô thắm thêm trang sử hào hùng, vẻ vang của Ngành Tư pháp Việt Nam. Với quyết tâm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp, “đội ngũ cán bộ, công chức Ngành Tư pháp tỉnh Hậu Giang sẽ không ngừng phấn đấu, nêu cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo, phát huy những ưu điểm, khắc phục mọi khó khăn vươn lên hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao cho Ngành”[2]. Đặc biệt, bản thân từng công chức, viên chức phải luôn thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: “Phụng công thủ pháp, chí công vô tư”. Mỗi công chức, viên chức phải đảm bảo “vừa hồng, vừa chuyên”, góp phần thiết thực vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Phạm Thanh Tuyền
Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang
Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang
Tài liệu tham khảo:
[1]. Phát biểu của ông Đồng Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang tại Hội nghị triển khai công tác tư pháp tỉnh Hậu Giang năm 2016.
[2]. Phát biểu của ông Nguyễn Văn Đáp, Trưởng phòng Tư pháp huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang (đơn vị nhiều năm liền giành thứ hạng cao trong phong trào thi đua của Ngành Tư pháp tỉnh Hậu Giang) đã đại diện cho đội ngũ công chức tư pháp ở cơ sở phát biểu trong một cuộc họp vào đầu năm 2016 tại Sở Tư pháp.
[1]. Phát biểu của ông Đồng Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang tại Hội nghị triển khai công tác tư pháp tỉnh Hậu Giang năm 2016.
[2]. Phát biểu của ông Nguyễn Văn Đáp, Trưởng phòng Tư pháp huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang (đơn vị nhiều năm liền giành thứ hạng cao trong phong trào thi đua của Ngành Tư pháp tỉnh Hậu Giang) đã đại diện cho đội ngũ công chức tư pháp ở cơ sở phát biểu trong một cuộc họp vào đầu năm 2016 tại Sở Tư pháp.