1. Chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tủ sách pháp luật
Tủ sách pháp luật là nơi lưu giữ, khai thác và sử dụng sách, báo, tài liệu pháp luật để phục vụ nhu cầu công tác, nghiên cứu, tìm hiểu của người đọc[1]. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, cả nước đã xây dựng được 11.637 tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn (tủ sách pháp luật cấp xã), trong đó hầu hết các đơn vị cấp xã đều có tủ sách pháp luật. Việc được xây dựng phủ khắp chính quyền cơ sở và hình thành ở nhiều cơ quan, đơn vị đã khẳng định chủ trương xây dựng tủ sách pháp luật của Đảng và Nhà nước là đúng đắn, hợp lòng dân, góp phần thực hiện mục tiêu tăng cường cải cách hành chính và cung cấp kiến thức pháp lý cho người nghèo của Bộ chỉ số về Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam[2]; góp phần giảm chênh lệch, đảm bảo bình đẳng trong việc giúp người dân tiếp cận, thụ hưởng các thông tin pháp luật giữa khu vực thành thị và vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước được ban hành quy định về Tủ sách pháp luật đều xác định đây là mô hình có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là ở cơ sở.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, trong bối cảnh kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng, phát triển tủ sách pháp luật, xác định tủ sách pháp luật là một hình thức quan trọng trong việc giúp cán bộ, công chức chính quyền và nhân dân tiếp xúc, tìm hiểu pháp luật. Quyết định số 69/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát hành công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho xã, phường, thị trấn quy định: “Ở mỗi xã, phường, thị trấn cần xây dựng tủ sách riêng gọi là “tủ sách pháp luật” để cung cấp tư liệu cho cán bộ chính quyền địa phương nghiên cứu, sử dụng, vừa tạo điều kiện để nhân dân có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu pháp luật của Nhà nước”. Có thể nói rằng, đây là quy định đầu tiên, đặt nền móng cho việc ra đời tủ sách pháp luật tại xã, phường, thị trấn - mô hình được củng cố và phát triển cho đến hiện nay. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 phê duyệt Dự án xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn (Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg) trong đó xác mục tiêu “xây dựng và quản lý Tủ sách pháp luật ở tất cả các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc theo Quyết định số 69/1998/QĐ-TTg với những bước đi, biện pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn và tính đặc thù của từng vùng, miền...”. Nghị quyết số 20/1998/QH10 ngày 02/12/1998 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về nhiệm vụ năm 1999 có nêu: “Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân. Phấn đấu để 100% số xã, phường, thị trấn có tủ sách pháp luật...”.
Trên cơ sở nghị quyết của Quốc hội và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn này, nhiều bộ, ngành đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai việc xây dựng, quản lý tủ sách pháp luật như: Thông tư số 156/1998/TT-BTC ngày 12/12/1998 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn, bổ sung, sửa đổi hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, trong đó có tiểu mục riêng về “Chi tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn theo quyết định 1067/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 của Chính phủ”; Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT-TP-VHTT-NNPTNT-DTMN-ND ngày 07/9/1999 giữa Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là Ủy ban Dân tộc), Hội Nông dân Việt Nam về việc phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xã, vùng dân tộc ít người; Quyết định số 355/1999/QĐ-BTP ngày 22/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế về xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn; Chỉ thị số 01/1999/CT-BTP ngày 28/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc triển khai Dự án xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn; Quyết định số 63/2002/QĐ-TCBĐ ngày 18/01/2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện về việc giao nhiệm vụ thực hiện quyết định số 1637/QĐ-TTg ngày 31/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về cấp phát một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Chỉ thị số 01/2002/CT-BTP ngày 02/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp năm 2002, Thông tư liên tịch số 05/1999/TTLT-TC-TP ngày 28/01/1999 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Dự án xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn; Chương trình phối hợp số 253/BTP-TSPL ngày 02/3/2002 của Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa - Thông tin (trước đây), Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam) triển khai thực hiện Quyết định số 1067/QĐ-TTg…
Ngày 09/12/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, trong đó ghi nhận: “Cần bố trí một khoản ngân sách cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; có chính sách trợ giá các loại sách, tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoặc phát miễn phí các loại sách và tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, nhất là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 về chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa. Theo đó, đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, phải đảm bảo thực hiện luân chuyển sách báo từ hệ thống thư viện cấp trên xuống hệ thống thư viện cấp xã, tủ sách cơ sở. Đảm bảo 35% số xã có thư viện cấp xã hoạt động từ ngân sách nhà nước và 65% số xã còn lại có tủ sách cơ sở hoặc điểm đọc sách, báo. Đối với các xã đặc biệt khó khăn, đảm bảo cấp hàng năm 10 đầu sách pháp luật, 10 đầu sách phổ biến kiến thức phát triển khoa học công nghệ ở nông thôn và có ít nhất 10 loại báo, tạp chí...
Để thống nhất quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác các loại hình tủ sách pháp luật với vai trò là thiết chế đọc quan trọng ở cơ sở và cơ quan, đơn vị, trên cơ sở kết quả thực hiện Quyết định số 1067/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BTP-BCA-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 07/6/2006 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, ngày 25/01/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm điều chỉnh tổng thể, thống nhất công tác xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, trong đó xác định rõ nguyên tắc, kinh phí xây dựng, quản lý tủ sách pháp luật; cán bộ phụ trách, trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc chỉ đạo tổ chức triển khai xây dựng, tổ chức, hoạt động của tủ sách pháp luật... Ngoài ra, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 cũng ghi nhận hoạt động của tủ sách pháp luật là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thông báo kết luận số 396-TB/TW ngày 23/11/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn đã giao Ban Tuyên giáo Trung ương triển khai thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn[3]. Theo Đề án này, sách được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật biên soạn, xuất bản và cấp phát trực tiếp đến các xã, phường, thị trấn thông qua đầu mối là Đảng ủy cấp xã; mỗi đơn vị cấp xã được cấp 02 bộ sách với hàng chục đầu sách. Các sách này đã được cấp ủy Đảng cơ sở phân loại, trong đó có 01 bộ sách được bổ sung vào tủ sách pháp luật cấp xã. Trong bối cảnh nguồn kinh phí ngân sách nhà nước dành cho việc bổ sung, mua sách còn rất nhiều khó khăn nên có thể nói, chủ trương trang bị sách bằng hiện vật của Ban Bí thư cho các tủ sách pháp luật cấp xã có thể nói là vô cùng thiết thực, sách của Đề án có chất lượng, bám sát nhu cầu của cơ sở, là nguồn thông tin chính thống, tin cậy, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhu cầu công tác, tìm hiểu thông tin, pháp luật... của cán bộ, công chức và nhân dân địa phương. Đặc biệt, Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới cũng ghi nhận tủ sách pháp luật cấp xã cùng với các thiết chế văn hóa thông tin ở cơ sở khác (đài truyền thanh xã, thư viện xã, điểm bưu điện - văn hóa xã, trung tâm học tập cộng đồng...) đã góp phần phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở; cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết tới người dân trên địa bàn dân cư; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở.
Những chủ trương, chính sách trên đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng, củng cố phát triển tủ sách pháp luật; tạo cơ sở chính trị, pháp lý cho việc triển khai thống nhất mô hình này, góp phần quan trọng vào việc thực hiện công tác thông tin cơ sở, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, là công cụ để cán bộ và người dân kịp thời tiếp cận thông tin, chính sách, pháp luật.
2. Thực trạng xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở cơ sở xã, phường, thị trấn hiện nay
Theo quy định tại Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg, tủ sách pháp luật cấp xã được hiểu là nơi lưu giữ, khai thác và sử dụng sách, báo, tài liệu pháp luật để phục vụ công tác của cán bộ, công chức chính quyền và đoàn thể cơ sở, phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân nhằm giúp tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật và thực hiện dân chủ ở cơ sở. Như vậy, tủ sách pháp luật cấp xã được coi là thiết chế văn hóa - thông tin cơ sở, là công cụ hỗ trợ công tác, nghiên cứu, quản lý, điều hành, xử lý giải quyết công việc theo pháp luật của cán bộ, công chức và nhu cầu tìm hiểu thông tin pháp luật, giải đáp vướng mắc pháp lý cho người dân; là công cụ để người dân thực hiện dân chủ và giám sát việc thực thi pháp luật của chính quyền cơ sở. Hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta đang khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tôn vinh sách và giá trị của sách, của văn hóa đọc trong đời sống xã hội4, thì tủ sách pháp luật càng khẳng định được vai trò trong việc nâng cao kiến thức và kỹ năng pháp luật, góp phần vào việc xây dựng, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam. Ngày 15/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 329/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tôn vinh văn hóa đọc trong đời sống xã hội, trong đó coi “phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước”, do vậy, tủ sách pháp luật cần tiếp tục củng cố, duy trì và có giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người đọc.
Sau gần 20 năm triển khai xây dựng Tủ sách pháp luật theo Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg và sau bảy năm thực hiện Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg, đến nay, mạng lưới tủ sách pháp luật đã được xây dựng phủ khắp các xã, phường, thị trấn, nhiều đơn vị cấp xã có 02 tủ sách pháp luật. Phần lớn các tủ sách pháp luật cấp xã đều đảm bảo có các loại sách, báo, tài liệu pháp luật theo quy định, hàng năm được cập nhật, bổ sung và được đặt tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, phòng tiếp công dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân... Các địa phương đã phân công cán bộ quản lý tủ sách pháp luật (chủ yếu là công chức tư pháp - hộ tịch) và bố trí một khoản kinh phí nhất định cho việc quản lý, sử dụng tủ sách, cập nhật sách, tài liệu pháp luật.
Bên cạnh các loại hình tủ sách pháp luật theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg, đã xuất hiện các mô hình tủ sách pháp luật xã hội hóa với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với đặc thù địa phương như tủ sách pháp luật trong chùa của đồng bào dân tộc Khơ me; tủ sách pháp luật ở thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố; túi sách/gùi sách pháp luật lưu động phục vụ bà con vùng sâu, vùng xa; giỏ sách pháp luật phục vụ công nhân ở các khu công nghiệp... qua đó, không chỉ thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với công tác này, sự năng động, nhạy bén của địa phương, cơ sở mà còn minh chứng khẳng định tủ sách pháp luật vẫn là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Mặc dù là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được ghi nhận, có những ưu điểm như đã đề cập nhưng thực tế cũng cho thấy, hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tủ sách pháp luật hiện nay đã giảm đi so với giai đoạn trước, việc khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật hạn chế, nhiều nơi mang tính hình thức, đặc biệt là đối với tủ sách pháp luật cấp xã. Mặc dù, đối tượng phục vụ của mô hình này là cho cả người dân ở cơ sở, nhưng trên thực tế các tủ sách pháp luật mới chỉ đáp ứng nhu cầu của bộ phận cán bộ, công chức chính quyền, người dân khó có thể tiếp cận với tủ sách pháp luật. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của tủ sách pháp luật như:
Thứ nhất, một bộ phận cán bộ lãnh đạo, chính quyền các cấp, các ngành nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa của tủ sách pháp luật đối với văn hóa đọc, đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật dẫn đến thiếu chủ động, ngại khó trong việc tìm giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tủ sách pháp luật.
Thứ hai, thiếu sự phối hợp, thống nhất giữa các cấp, các ngành trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, khảo sát việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.
Trên thực tế, hiện nay tại địa bàn cơ sở xã, phường, thị trấn tồn tại nhiều loại hình tủ sách do các bộ, ban, ngành chỉ đạo, hướng dẫn gây khó khăn, lúng túng cho địa phương trong quản lý, khai thác và gây lãng phí nguồn lực, cụ thể như: Tủ sách của Đảng ủy theo Đề án trang bị sách cho xã, phường, thị trấn của Ban Bí thư giao do Ban Tuyên giáo Trung ương quản lý; tủ sách pháp luật cấp xã do Ngành Tư pháp quản lý[5]; sách, báo tại điểm bưu điện - văn hóa xã do Ngành Thông tin và Truyền thông quản lý[6]; sách, báo tại Trung tâm học tập cộng đồng của Ngành Giáo dục và Đào tạo quản lý7 và thư viện cấp xã do Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý8. Bên cạnh đó, theo Công văn số 4434-CV/BTGTW ngày 29/5/2013 của Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn quản lý, sử dụng tủ sách ở cơ sở đã xác định thống nhất quản lý các tủ sách ở cơ sở xã, phường, thị trấn gồm tủ sách pháp luật theo Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ, sách của Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn và sách trang bị tại điểm bưu điện - văn hóa xã thành “Tủ sách ở cơ sở” nhưng chưa được nghiêm túc triển khai, thực hiện toàn diện, hiệu quả trên thực tế.
Thứ ba, địa điểm đặt và thời gian phục vụ của tủ sách pháp luật cấp xã chưa thuận lợi đối với người dân do tâm lý e ngại cơ quan công quyền, hơn nữa ảnh hưởng nhất định đến việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tủ sách pháp luật cấp xã hoạt động không phát huy được vai trò là kênh thông tin, tìm hiểu pháp luật tiện ích đối với người dân. Đặc biệt, đối với địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc sống phân tán ở những nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, chưa kể ở những nơi này, tỷ lệ người mù chữ còn cao thì việc đồng bào đến tìm đọc sách pháp luật tại trụ sở Ủy ban nhân dân là điều không thể.
Thứ tư, hiện nay, các loại hình phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, xuất bản, internet, mạng xã hội... phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng, người dân có thể dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện sử dụng internet ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào để tìm kiếm thông tin pháp luật trên mạng với nhiều hình thức, phương thức đa dạng, phong phú cũng tác động đến hiệu quả hoạt động tủ sách pháp luật.
Thứ năm, sách, báo, tài liệu pháp luật trong tủ sách pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu của người đọc, vẫn còn sách, tài liệu cũ; nhiều sách chỉ đơn thuần là tập hợp văn bản; thiếu cả về số lượng và chất lượng những sách pháp luật phục vụ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, sách giải thích, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật phục vụ nhân dân, sách bằng tiếng dân tộc gần như không có dẫn đến hiệu quả khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật thấp.
Thứ sáu, cán bộ phụ trách tủ sách chủ yếu là công chức tư pháp - hộ tịch, công chức kiêm nhiệm khác có khối lượng công việc nặng nề nên không có nhiều thời gian đầu tư cho nhiệm vụ quản lý tủ sách; việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chế độ thù lao, bồi dưỡng trách nhiệm chưa được quan tâm đúng mức.
Thứ bẩy, kinh phí ngân sách nhà nước bố trí cho tủ sách pháp luật còn hạn hẹp, phần lớn chưa đảm bảo định mức tối thiểu theo quy định, cá biệt có nơi không bố trí kinh phí; công tác xã hội hóa, huy động các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí xây dựng tủ sách pháp luật còn gặp nhiều khó khăn.
Những yếu tố trên dẫn đến việc quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật gặp nhiều khó khăn, lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của mô hình này trong tổng thể các chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng, phát triển tủ sách, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tủ sách pháp luật ở cơ sở xã, phường, thị trấn
Ngày 15/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 329/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định: “Phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước”. Với ý nghĩa đó, mô hình tủ sách pháp luật truyền thống cần phát huy vị trí vai trò, ý nghĩa là công cụ hỗ trợ nghiên cứu, học tập, giải quyết công việc, phát triển văn hóa đọc của cán bộ, công chức và người dân, đặc biệt đối với địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, địa bàn còn khó khăn. Còn đối với những địa bàn phát triển, các phương tiện truyền thông và công nghệ thông tin, mạng internet đã phủ sóng, được ứng dụng rộng rãi thì cần xây dựng tủ sách điện tử để người dân và cán bộ công chức có thể tra cứu sách, tài liệu, văn bản.
Trên cơ sở những phân tích trên, để nâng cao hiệu quả mô hình tủ sách pháp luật cấp xã, cần thực hiện một số giải pháp sau đây:
Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò, ý nghĩa của tủ sách pháp luật đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới, góp phần nâng cao văn hóa đọc, văn hóa pháp lý cho cán bộ và nhân dân tại cơ sở; tăng cường công tác phối hợp, chỉ đạo, kiểm tra, xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể từ trung ương đến địa phương trong chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật.
Hai là, hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến công tác xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, khắc phục các hạn chế, bất cập đã được nhận diện; sửa đổi những nội dung không còn phù hợp và bổ sung những quy định mới đảm bảo thiết thực, vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, mạng internet, vừa phát huy vai trò là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống có hiệu quả tại cơ sở, nhất là đối với những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa…
Ba là, rà soát, củng cố, sáp nhập thống nhất các loại hình tủ sách hiện có, trong đó có tủ sách pháp luật cấp xã thành “Tủ sách ở cơ sở” nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình này trong tổng thể các thiết chế thông tin cơ sở, thiết chế văn hóa xã của tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới và gắn với hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam 21/4, các phong trào, cuộc vận động nâng cao văn hóa đọc trong cán bộ, nhân dân phù hợp với thực tế địa phương trong tình hình mới; từng bộ, ngành có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn mảng sách, tài liệu theo mục đích và lĩnh vực quản lý. Xác định “Tủ sách ở cơ sở” là nơi lưu giữ, khai thác và sử dụng các sách, tài liệu về giáo dục lý luận chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…, phục vụ công tác, hỗ trợ việc quản lý, điều hành, giải quyết công việc theo pháp luật của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở; phục vụ nhu cầu tìm hiểu và nâng cao kiến thức về mọi mặt của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Bốn là, đẩy mạnh xây dựng, phát triển, khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong tra cứu, khai thác văn bản, tài liệu; phát triển, nhân rộng các mô hình tủ sách cộng đồng, tủ sách tự quản tại thôn, làng, tổ dân phố, thư viện tư nhân, tủ sách dòng họ, tủ sách nhà trọ, tủ sách tại khu công nghiệp… phục vụ trực tiếp nhu cầu tìm hiểu về các lĩnh vực đời sống xã hội của nhân dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; thường xuyên luân chuyển sách, tài liệu giữa tủ sách pháp luật cấp xã với thư viện xã, tủ sách tại điểm bưu điện - văn hóa xã, trung tâm học tập cộng đồng và các loại hình tủ sách tự quản khác.
Năm là, tăng cường xã hội hóa việc xây dựng, phát triển tủ sách pháp luật, huy động các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí xây dựng tủ sách pháp luật hoặc tài trợ, tặng sách, tham gia quản lý tủ sách cộng đồng; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách, nhất là khai thác văn bản pháp luật; xây dựng và triển khai mô hình tủ sách pháp luật điện tử để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Tủ sách pháp luật là nơi lưu giữ, khai thác và sử dụng sách, báo, tài liệu pháp luật để phục vụ nhu cầu công tác, nghiên cứu, tìm hiểu của người đọc[1]. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, cả nước đã xây dựng được 11.637 tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn (tủ sách pháp luật cấp xã), trong đó hầu hết các đơn vị cấp xã đều có tủ sách pháp luật. Việc được xây dựng phủ khắp chính quyền cơ sở và hình thành ở nhiều cơ quan, đơn vị đã khẳng định chủ trương xây dựng tủ sách pháp luật của Đảng và Nhà nước là đúng đắn, hợp lòng dân, góp phần thực hiện mục tiêu tăng cường cải cách hành chính và cung cấp kiến thức pháp lý cho người nghèo của Bộ chỉ số về Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam[2]; góp phần giảm chênh lệch, đảm bảo bình đẳng trong việc giúp người dân tiếp cận, thụ hưởng các thông tin pháp luật giữa khu vực thành thị và vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước được ban hành quy định về Tủ sách pháp luật đều xác định đây là mô hình có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là ở cơ sở.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, trong bối cảnh kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng, phát triển tủ sách pháp luật, xác định tủ sách pháp luật là một hình thức quan trọng trong việc giúp cán bộ, công chức chính quyền và nhân dân tiếp xúc, tìm hiểu pháp luật. Quyết định số 69/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát hành công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho xã, phường, thị trấn quy định: “Ở mỗi xã, phường, thị trấn cần xây dựng tủ sách riêng gọi là “tủ sách pháp luật” để cung cấp tư liệu cho cán bộ chính quyền địa phương nghiên cứu, sử dụng, vừa tạo điều kiện để nhân dân có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu pháp luật của Nhà nước”. Có thể nói rằng, đây là quy định đầu tiên, đặt nền móng cho việc ra đời tủ sách pháp luật tại xã, phường, thị trấn - mô hình được củng cố và phát triển cho đến hiện nay. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 phê duyệt Dự án xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn (Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg) trong đó xác mục tiêu “xây dựng và quản lý Tủ sách pháp luật ở tất cả các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc theo Quyết định số 69/1998/QĐ-TTg với những bước đi, biện pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn và tính đặc thù của từng vùng, miền...”. Nghị quyết số 20/1998/QH10 ngày 02/12/1998 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về nhiệm vụ năm 1999 có nêu: “Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân. Phấn đấu để 100% số xã, phường, thị trấn có tủ sách pháp luật...”.
Trên cơ sở nghị quyết của Quốc hội và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn này, nhiều bộ, ngành đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai việc xây dựng, quản lý tủ sách pháp luật như: Thông tư số 156/1998/TT-BTC ngày 12/12/1998 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn, bổ sung, sửa đổi hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, trong đó có tiểu mục riêng về “Chi tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn theo quyết định 1067/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 của Chính phủ”; Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT-TP-VHTT-NNPTNT-DTMN-ND ngày 07/9/1999 giữa Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là Ủy ban Dân tộc), Hội Nông dân Việt Nam về việc phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xã, vùng dân tộc ít người; Quyết định số 355/1999/QĐ-BTP ngày 22/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế về xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn; Chỉ thị số 01/1999/CT-BTP ngày 28/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc triển khai Dự án xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn; Quyết định số 63/2002/QĐ-TCBĐ ngày 18/01/2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện về việc giao nhiệm vụ thực hiện quyết định số 1637/QĐ-TTg ngày 31/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về cấp phát một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Chỉ thị số 01/2002/CT-BTP ngày 02/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp năm 2002, Thông tư liên tịch số 05/1999/TTLT-TC-TP ngày 28/01/1999 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Dự án xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn; Chương trình phối hợp số 253/BTP-TSPL ngày 02/3/2002 của Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa - Thông tin (trước đây), Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam) triển khai thực hiện Quyết định số 1067/QĐ-TTg…
Ngày 09/12/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, trong đó ghi nhận: “Cần bố trí một khoản ngân sách cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; có chính sách trợ giá các loại sách, tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoặc phát miễn phí các loại sách và tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, nhất là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 về chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa. Theo đó, đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, phải đảm bảo thực hiện luân chuyển sách báo từ hệ thống thư viện cấp trên xuống hệ thống thư viện cấp xã, tủ sách cơ sở. Đảm bảo 35% số xã có thư viện cấp xã hoạt động từ ngân sách nhà nước và 65% số xã còn lại có tủ sách cơ sở hoặc điểm đọc sách, báo. Đối với các xã đặc biệt khó khăn, đảm bảo cấp hàng năm 10 đầu sách pháp luật, 10 đầu sách phổ biến kiến thức phát triển khoa học công nghệ ở nông thôn và có ít nhất 10 loại báo, tạp chí...
Để thống nhất quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác các loại hình tủ sách pháp luật với vai trò là thiết chế đọc quan trọng ở cơ sở và cơ quan, đơn vị, trên cơ sở kết quả thực hiện Quyết định số 1067/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BTP-BCA-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 07/6/2006 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, ngày 25/01/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm điều chỉnh tổng thể, thống nhất công tác xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, trong đó xác định rõ nguyên tắc, kinh phí xây dựng, quản lý tủ sách pháp luật; cán bộ phụ trách, trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc chỉ đạo tổ chức triển khai xây dựng, tổ chức, hoạt động của tủ sách pháp luật... Ngoài ra, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 cũng ghi nhận hoạt động của tủ sách pháp luật là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thông báo kết luận số 396-TB/TW ngày 23/11/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn đã giao Ban Tuyên giáo Trung ương triển khai thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn[3]. Theo Đề án này, sách được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật biên soạn, xuất bản và cấp phát trực tiếp đến các xã, phường, thị trấn thông qua đầu mối là Đảng ủy cấp xã; mỗi đơn vị cấp xã được cấp 02 bộ sách với hàng chục đầu sách. Các sách này đã được cấp ủy Đảng cơ sở phân loại, trong đó có 01 bộ sách được bổ sung vào tủ sách pháp luật cấp xã. Trong bối cảnh nguồn kinh phí ngân sách nhà nước dành cho việc bổ sung, mua sách còn rất nhiều khó khăn nên có thể nói, chủ trương trang bị sách bằng hiện vật của Ban Bí thư cho các tủ sách pháp luật cấp xã có thể nói là vô cùng thiết thực, sách của Đề án có chất lượng, bám sát nhu cầu của cơ sở, là nguồn thông tin chính thống, tin cậy, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhu cầu công tác, tìm hiểu thông tin, pháp luật... của cán bộ, công chức và nhân dân địa phương. Đặc biệt, Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới cũng ghi nhận tủ sách pháp luật cấp xã cùng với các thiết chế văn hóa thông tin ở cơ sở khác (đài truyền thanh xã, thư viện xã, điểm bưu điện - văn hóa xã, trung tâm học tập cộng đồng...) đã góp phần phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở; cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết tới người dân trên địa bàn dân cư; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở.
Những chủ trương, chính sách trên đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng, củng cố phát triển tủ sách pháp luật; tạo cơ sở chính trị, pháp lý cho việc triển khai thống nhất mô hình này, góp phần quan trọng vào việc thực hiện công tác thông tin cơ sở, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, là công cụ để cán bộ và người dân kịp thời tiếp cận thông tin, chính sách, pháp luật.
2. Thực trạng xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở cơ sở xã, phường, thị trấn hiện nay
Theo quy định tại Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg, tủ sách pháp luật cấp xã được hiểu là nơi lưu giữ, khai thác và sử dụng sách, báo, tài liệu pháp luật để phục vụ công tác của cán bộ, công chức chính quyền và đoàn thể cơ sở, phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân nhằm giúp tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật và thực hiện dân chủ ở cơ sở. Như vậy, tủ sách pháp luật cấp xã được coi là thiết chế văn hóa - thông tin cơ sở, là công cụ hỗ trợ công tác, nghiên cứu, quản lý, điều hành, xử lý giải quyết công việc theo pháp luật của cán bộ, công chức và nhu cầu tìm hiểu thông tin pháp luật, giải đáp vướng mắc pháp lý cho người dân; là công cụ để người dân thực hiện dân chủ và giám sát việc thực thi pháp luật của chính quyền cơ sở. Hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta đang khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tôn vinh sách và giá trị của sách, của văn hóa đọc trong đời sống xã hội4, thì tủ sách pháp luật càng khẳng định được vai trò trong việc nâng cao kiến thức và kỹ năng pháp luật, góp phần vào việc xây dựng, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam. Ngày 15/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 329/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tôn vinh văn hóa đọc trong đời sống xã hội, trong đó coi “phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước”, do vậy, tủ sách pháp luật cần tiếp tục củng cố, duy trì và có giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người đọc.
Sau gần 20 năm triển khai xây dựng Tủ sách pháp luật theo Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg và sau bảy năm thực hiện Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg, đến nay, mạng lưới tủ sách pháp luật đã được xây dựng phủ khắp các xã, phường, thị trấn, nhiều đơn vị cấp xã có 02 tủ sách pháp luật. Phần lớn các tủ sách pháp luật cấp xã đều đảm bảo có các loại sách, báo, tài liệu pháp luật theo quy định, hàng năm được cập nhật, bổ sung và được đặt tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, phòng tiếp công dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân... Các địa phương đã phân công cán bộ quản lý tủ sách pháp luật (chủ yếu là công chức tư pháp - hộ tịch) và bố trí một khoản kinh phí nhất định cho việc quản lý, sử dụng tủ sách, cập nhật sách, tài liệu pháp luật.
Bên cạnh các loại hình tủ sách pháp luật theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg, đã xuất hiện các mô hình tủ sách pháp luật xã hội hóa với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với đặc thù địa phương như tủ sách pháp luật trong chùa của đồng bào dân tộc Khơ me; tủ sách pháp luật ở thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố; túi sách/gùi sách pháp luật lưu động phục vụ bà con vùng sâu, vùng xa; giỏ sách pháp luật phục vụ công nhân ở các khu công nghiệp... qua đó, không chỉ thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với công tác này, sự năng động, nhạy bén của địa phương, cơ sở mà còn minh chứng khẳng định tủ sách pháp luật vẫn là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Mặc dù là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được ghi nhận, có những ưu điểm như đã đề cập nhưng thực tế cũng cho thấy, hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tủ sách pháp luật hiện nay đã giảm đi so với giai đoạn trước, việc khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật hạn chế, nhiều nơi mang tính hình thức, đặc biệt là đối với tủ sách pháp luật cấp xã. Mặc dù, đối tượng phục vụ của mô hình này là cho cả người dân ở cơ sở, nhưng trên thực tế các tủ sách pháp luật mới chỉ đáp ứng nhu cầu của bộ phận cán bộ, công chức chính quyền, người dân khó có thể tiếp cận với tủ sách pháp luật. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của tủ sách pháp luật như:
Thứ nhất, một bộ phận cán bộ lãnh đạo, chính quyền các cấp, các ngành nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa của tủ sách pháp luật đối với văn hóa đọc, đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật dẫn đến thiếu chủ động, ngại khó trong việc tìm giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tủ sách pháp luật.
Thứ hai, thiếu sự phối hợp, thống nhất giữa các cấp, các ngành trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, khảo sát việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.
Trên thực tế, hiện nay tại địa bàn cơ sở xã, phường, thị trấn tồn tại nhiều loại hình tủ sách do các bộ, ban, ngành chỉ đạo, hướng dẫn gây khó khăn, lúng túng cho địa phương trong quản lý, khai thác và gây lãng phí nguồn lực, cụ thể như: Tủ sách của Đảng ủy theo Đề án trang bị sách cho xã, phường, thị trấn của Ban Bí thư giao do Ban Tuyên giáo Trung ương quản lý; tủ sách pháp luật cấp xã do Ngành Tư pháp quản lý[5]; sách, báo tại điểm bưu điện - văn hóa xã do Ngành Thông tin và Truyền thông quản lý[6]; sách, báo tại Trung tâm học tập cộng đồng của Ngành Giáo dục và Đào tạo quản lý7 và thư viện cấp xã do Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý8. Bên cạnh đó, theo Công văn số 4434-CV/BTGTW ngày 29/5/2013 của Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn quản lý, sử dụng tủ sách ở cơ sở đã xác định thống nhất quản lý các tủ sách ở cơ sở xã, phường, thị trấn gồm tủ sách pháp luật theo Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ, sách của Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn và sách trang bị tại điểm bưu điện - văn hóa xã thành “Tủ sách ở cơ sở” nhưng chưa được nghiêm túc triển khai, thực hiện toàn diện, hiệu quả trên thực tế.
Thứ ba, địa điểm đặt và thời gian phục vụ của tủ sách pháp luật cấp xã chưa thuận lợi đối với người dân do tâm lý e ngại cơ quan công quyền, hơn nữa ảnh hưởng nhất định đến việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tủ sách pháp luật cấp xã hoạt động không phát huy được vai trò là kênh thông tin, tìm hiểu pháp luật tiện ích đối với người dân. Đặc biệt, đối với địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc sống phân tán ở những nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, chưa kể ở những nơi này, tỷ lệ người mù chữ còn cao thì việc đồng bào đến tìm đọc sách pháp luật tại trụ sở Ủy ban nhân dân là điều không thể.
Thứ tư, hiện nay, các loại hình phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, xuất bản, internet, mạng xã hội... phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng, người dân có thể dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện sử dụng internet ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào để tìm kiếm thông tin pháp luật trên mạng với nhiều hình thức, phương thức đa dạng, phong phú cũng tác động đến hiệu quả hoạt động tủ sách pháp luật.
Thứ năm, sách, báo, tài liệu pháp luật trong tủ sách pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu của người đọc, vẫn còn sách, tài liệu cũ; nhiều sách chỉ đơn thuần là tập hợp văn bản; thiếu cả về số lượng và chất lượng những sách pháp luật phục vụ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, sách giải thích, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật phục vụ nhân dân, sách bằng tiếng dân tộc gần như không có dẫn đến hiệu quả khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật thấp.
Thứ sáu, cán bộ phụ trách tủ sách chủ yếu là công chức tư pháp - hộ tịch, công chức kiêm nhiệm khác có khối lượng công việc nặng nề nên không có nhiều thời gian đầu tư cho nhiệm vụ quản lý tủ sách; việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chế độ thù lao, bồi dưỡng trách nhiệm chưa được quan tâm đúng mức.
Thứ bẩy, kinh phí ngân sách nhà nước bố trí cho tủ sách pháp luật còn hạn hẹp, phần lớn chưa đảm bảo định mức tối thiểu theo quy định, cá biệt có nơi không bố trí kinh phí; công tác xã hội hóa, huy động các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí xây dựng tủ sách pháp luật còn gặp nhiều khó khăn.
Những yếu tố trên dẫn đến việc quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật gặp nhiều khó khăn, lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của mô hình này trong tổng thể các chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng, phát triển tủ sách, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tủ sách pháp luật ở cơ sở xã, phường, thị trấn
Ngày 15/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 329/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định: “Phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước”. Với ý nghĩa đó, mô hình tủ sách pháp luật truyền thống cần phát huy vị trí vai trò, ý nghĩa là công cụ hỗ trợ nghiên cứu, học tập, giải quyết công việc, phát triển văn hóa đọc của cán bộ, công chức và người dân, đặc biệt đối với địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, địa bàn còn khó khăn. Còn đối với những địa bàn phát triển, các phương tiện truyền thông và công nghệ thông tin, mạng internet đã phủ sóng, được ứng dụng rộng rãi thì cần xây dựng tủ sách điện tử để người dân và cán bộ công chức có thể tra cứu sách, tài liệu, văn bản.
Trên cơ sở những phân tích trên, để nâng cao hiệu quả mô hình tủ sách pháp luật cấp xã, cần thực hiện một số giải pháp sau đây:
Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò, ý nghĩa của tủ sách pháp luật đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới, góp phần nâng cao văn hóa đọc, văn hóa pháp lý cho cán bộ và nhân dân tại cơ sở; tăng cường công tác phối hợp, chỉ đạo, kiểm tra, xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể từ trung ương đến địa phương trong chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật.
Hai là, hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến công tác xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, khắc phục các hạn chế, bất cập đã được nhận diện; sửa đổi những nội dung không còn phù hợp và bổ sung những quy định mới đảm bảo thiết thực, vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, mạng internet, vừa phát huy vai trò là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống có hiệu quả tại cơ sở, nhất là đối với những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa…
Ba là, rà soát, củng cố, sáp nhập thống nhất các loại hình tủ sách hiện có, trong đó có tủ sách pháp luật cấp xã thành “Tủ sách ở cơ sở” nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình này trong tổng thể các thiết chế thông tin cơ sở, thiết chế văn hóa xã của tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới và gắn với hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam 21/4, các phong trào, cuộc vận động nâng cao văn hóa đọc trong cán bộ, nhân dân phù hợp với thực tế địa phương trong tình hình mới; từng bộ, ngành có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn mảng sách, tài liệu theo mục đích và lĩnh vực quản lý. Xác định “Tủ sách ở cơ sở” là nơi lưu giữ, khai thác và sử dụng các sách, tài liệu về giáo dục lý luận chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…, phục vụ công tác, hỗ trợ việc quản lý, điều hành, giải quyết công việc theo pháp luật của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở; phục vụ nhu cầu tìm hiểu và nâng cao kiến thức về mọi mặt của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Bốn là, đẩy mạnh xây dựng, phát triển, khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong tra cứu, khai thác văn bản, tài liệu; phát triển, nhân rộng các mô hình tủ sách cộng đồng, tủ sách tự quản tại thôn, làng, tổ dân phố, thư viện tư nhân, tủ sách dòng họ, tủ sách nhà trọ, tủ sách tại khu công nghiệp… phục vụ trực tiếp nhu cầu tìm hiểu về các lĩnh vực đời sống xã hội của nhân dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; thường xuyên luân chuyển sách, tài liệu giữa tủ sách pháp luật cấp xã với thư viện xã, tủ sách tại điểm bưu điện - văn hóa xã, trung tâm học tập cộng đồng và các loại hình tủ sách tự quản khác.
Năm là, tăng cường xã hội hóa việc xây dựng, phát triển tủ sách pháp luật, huy động các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí xây dựng tủ sách pháp luật hoặc tài trợ, tặng sách, tham gia quản lý tủ sách cộng đồng; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách, nhất là khai thác văn bản pháp luật; xây dựng và triển khai mô hình tủ sách pháp luật điện tử để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
ThS. Lê Nguyên Thảo
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp
Tài liệu tham khảo:
[1]. Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.
[2]. Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số nguyên tắc và nhiệm vụ báo cáo tình hình thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam.
[3]. Năm 2009 và 2010 thực hiện thí điểm tại 16 tỉnh, thành phố trên cả nước; từ năm 2011, thực hiện tại tất cả các địa phương trên cả nước.
[4]. Quyết định số 284/QĐ-TTg ngày 24/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 21 tháng 4 hàng năm là Ngày sách Việt Nam.
[5]. Theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.
[6]. Theo Thông tư số 17/2013/TT-BTTTT ngày 02/8/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về hoạt động của điểm bưu điện - văn hóa.
[7]. Theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn và Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008.
[8]. Theo Thông tư số 13/2016/TT-BVHTTDL ngày 09/12/2016 quy định quy chế mẫu hoạt động của thư viện công cộng cấp tỉnh, huyện, xã.
[1]. Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.
[2]. Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số nguyên tắc và nhiệm vụ báo cáo tình hình thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam.
[3]. Năm 2009 và 2010 thực hiện thí điểm tại 16 tỉnh, thành phố trên cả nước; từ năm 2011, thực hiện tại tất cả các địa phương trên cả nước.
[4]. Quyết định số 284/QĐ-TTg ngày 24/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 21 tháng 4 hàng năm là Ngày sách Việt Nam.
[5]. Theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.
[6]. Theo Thông tư số 17/2013/TT-BTTTT ngày 02/8/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về hoạt động của điểm bưu điện - văn hóa.
[7]. Theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn và Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008.
[8]. Theo Thông tư số 13/2016/TT-BVHTTDL ngày 09/12/2016 quy định quy chế mẫu hoạt động của thư viện công cộng cấp tỉnh, huyện, xã.