1. Vai trò của báo in vùng Tây Nam Bộ trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật
Báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, "vũ khí" tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên báo in vùng Tây Nam Bộ là một trong các loại hình thông tin, công cụ tuyên truyền của báo chí ở địa phương.
Nhà nước xây dựng, ban hành pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân. Muốn cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm túc trong thực tế, phát huy được đầy đủ vai trò, chức năng của nó thì pháp luật phải được thẩm thấu vào trong nhận thức và bộc lộ ra thông qua hành vi pháp luật hợp pháp của mỗi thành viên trong xã hội. Tuy nhiên, pháp luật không thể tự nó đến với mỗi người, mà phải thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây là phương thức hỗ trợ tích cực, là con đường nhanh chóng và hiệu quả để trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật cho các đối tượng trong xã hội, giúp họ nắm bắt, hiểu biết pháp luật một cách nhanh chóng, kịp thời mà không mất quá nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu, học tập pháp luật.
Báo in vùng Tây Nam Bộ thời gian qua là lực lượng xung kích trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phản ánh các vụ việc cụ thể, đặc biệt là những vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật, báo in đã lồng ghép việc phân tích, giáo dục pháp luật có liên quan, tạo ra sức mạnh chung của cộng đồng ca ngợi hoặc lên án, đấu tranh với những vi phạm pháp luật, nâng cao nhận thức pháp luật đến từng người dân. Việc lồng ghép tuyên truyền này làm cho nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo in hấp dẫn hơn với việc cung cấp đầy đủ các căn cứ pháp luật liên quan đúng và đủ, tạo hiệu ứng tích cực trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Đây là hình thức hỗ trợ tích cực, là con đường nhanh chóng và hiệu quả để trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật cho các tầng lớp quần chúng nhân dân trong xã hội, giúp cho công chúng báo chí nắm bắt, hiểu biết pháp luật một cách nhanh chóng, kịp thời mà không mất quá nhiều thời gian, công sức cho việc tìm hiểu, học tập pháp luật.
nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật của người dân vùng Tây Nam bộ hiện nay”
2. Thực trạng tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên báo in vùng Tây Nam Bộ
Tây Nam Bộ là vùng đất cuối cùng của Tổ quốc, lịch sử hình thành hơn 300 năm, nơi cư trú của nhiều dân tộc khác nhau, nhưng chủ yếu là bốn dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và Chăm. Theo tổng điều tra dân số năm 2019, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 92,4%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ 7,6% dân số toàn vùng. Dân cư sống ở vùng Tây Nam Bộ thuộc nhiều thành phần, xuất thân, truyền thống, văn hóa, trình độ dân trí khác nhau.
Hiện nay, Tây Nam Bộ có 13 cơ quan báo thuộc các Đảng bộ địa phương gồm: Báo Long An, Báo Ấp Bắc (Tiền giang), Báo Đồng Khởi (Bến Tre), Báo Đồng Tháp, Báo An Giang, Báo Kiên Giang, Báo Vĩnh Long, Báo Trà Vinh, Báo Cần Thơ, Báo Hậu Giang, Báo Sóc Trăng, Báo Bạc Liêu và báo Cà Mau.
Báo thuộc Đảng bộ địa phương vùng Tây Nam Bộ có đông đảo bạn đọc và là lợi thế lớn so với các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên báo in luôn được các báo thuộc Đảng bộ địa phương quan tâm, thực hiện thường xuyên, nhằm đáp ứng nhu cầu được tiếp cận thông tin, tìm hiểu về pháp luật của công chúng báo chí. Với số lượng phát hành khá lớn, cao nhất hơn 10.000 bản/kỳ (Báo An Giang), việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên báo in thời gian qua được thực hiện trên diện rộng, khẳng định ưu thế của loại hình truyền thông, công cụ tuyên truyền này.
Về nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật, các báo luôn bám sát theo Điều 10 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012. Hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật ngày càng đa dạng, phong phú, thông qua các thể loại tin, bài, ảnh báo chí, ngôn ngữ báo chí, chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, nhất là nhóm đối tượng đặc thù người dân tộc thiểu số, dân cư vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vùng Tây Nam Bộ.
Ưu điểm tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên báo in vùng Tây Nam Bộ đã góp phần phản ảnh thực tiễn thi hành pháp luật và hướng dẫn dư luận xã hội ủng hộ, biểu dương người tốt, việc tốt, mô hình hiệu quả, lên án, phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội, tạo niềm tin vào pháp luật, vào công lý trong mọi tầng lớp nhân dân. Thường xuyên phát hiện những bất cập, bất hợp lý trong các văn bản pháp luật, những quy định không phù hợp, lỗi thời, chồng chéo của hệ thống pháp luật để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.
Về hạn chế, có lúc, có nơi, công tác định hướng nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa được thực hiện kịp thời; cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chưa tốt việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; nội dung tác phẩm báo chí chưa phong phú, đề tài tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa đa dạng nên sự tiếp nhận của công chúng còn giới hạn; hình thức tuyên truyền chưa phong phú; công tác đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách cho người làm báo, đầu tư thiết bị công nghệ chưa theo kịp nhu cầu thực tế.
nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật của người dân vùng Tây Nam bộ hiện nay”
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên báo in vùng Tây Nam Bộ
Một là, Tỉnh ủy, Thành ủy và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố vùng Tây Nam Bộ cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Nắm bắt tình hình kịp thời, phân tích, đánh giá, dự báo các sự kiện, vấn đề, phối hợp trao đổi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác định hướng thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho báo chí.
Hai là, Ban Tuyên giáo và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh/thành phố thực hiện nghiêm túc việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí bằng nhiều hình thức: Tổ chức họp báo; đăng tải thông tin phát ngôn và cung cấp thông tin trên cổng thông tin điện tử hoặc trang mạng xã hội chính thức của cơ quan hành chính nhà nước; phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo; gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo bằng văn bản hoặc qua thư điện tử; cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do địa phương tổ chức hàng tháng khi được yêu cầu.
Ba là, các báo vùng Tây Nam Bộ tiếp tục bám sát định hướng, tôn chỉ, mục đích của báo Đảng địa phương; các vấn đề, sự kiện chính trị, pháp luật quan trọng của đất nước, của vùng Tây Nam Bộ thực hiện tin, bài lồng ghép tuyên truyền, giáo dục pháp luật, mở rộng đề tài, thêm nhiều bài viết mang tính phản biện, bài viết mang tính chuyên sâu, hơi thở cuộc sống, tăng cường tương tác với công chúng, tích cực phát hiện, cổ vũ nhân tố mới, gương điển hình tiên tiến trong việc tuân thủ và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
Bốn là, về hình thức, cần tiếp tục phát huy tối đa năng lực sáng tạo tác phẩm báo chí, đa dạng hóa thông tin, tuyên truyền giáo dục pháp luật, luôn tạo ra giá trị mới trong tin, bài, ảnh, ngôn ngữ báo chí. Ngoài ra, trong thực hiện tác phẩm báo chí cần quan tâm đến thể loại phóng sự điều tra, kết hợp nhiều hình ảnh, đặt tít ngắn, thay đổi bố cục trình bày, cải thiện chất lượng giấy in để thu hút người đọc, đồng thời, chuyên biệt hóa đối tượng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của bạn đọc, giúp bạn đọc có thể tiếp cận thuận lợi nhất, mọi lúc, mọi nơi các sản phẩm báo chí, góp phần nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Nghiên cứu xu hướng phát triển, tiếp tục đưa sản phẩm báo in lên mạng để công chúng báo chí đọc báo in trên báo điện tử, các thiết bị di động, nhằm tạo ra sự cộng hưởng tốt, sự lan tỏa thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên diện rộng.
nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật của người dân vùng Tây Nam bộ hiện nay”
Năm là, tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo, đặc biệt là đối với phóng viên, biên tập viên, những người trực tiếp sáng tạo tác phẩm báo chí. Cần quan tâm đào tạo nghiệp vụ báo chí, pháp luật cho phóng viên, biên tập viên phụ trách lĩnh vực tuyên truyền, giáo dục pháp luật bởi phóng viên, biên tập viên được trang bị lý thuyết và kỹ năng báo chí, hiểu biết tường tận lĩnh vực pháp luật mà mình đang phụ trách sẽ thực hiện tốt việc tuyên truyền, giáo dục đúng pháp luật, tránh sai sót. Đối tượng ưu tiên đào tạo là các nhà báo trẻ, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, năng lực nghiệp vụ báo chí truyền thông vững, khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ tốt, biết ít nhất một ngoại ngữ.
Sáu là, phóng viên thực hiện sáng tạo tác phẩm báo chí tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí, thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tự đặt ra cho bản thân một quy chuẩn cụ thể trong sáng tạo tác phẩm báo chí tuyên truyền, giáo dục pháp luật; kỹ năng thâm nhập thực tiễn, phát hiện đề tài, phương pháp thu thập dữ liệu thông tin, thể hiện tác phẩm, thể loại báo chí, phong cách sử dụng ngôn ngữ. Trong sáng tạo tác phẩm báo chí tuyên truyền, giáo dục pháp luật, bản thân phóng viên phải bảo đảm thông tin trung thực, phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đặc biệt là phải bảo vệ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, chịu trách nhiệm về tác phẩm báo chí tuyên truyền, giáo dục pháp luật của mình thực hiện sáng tạo.
Bảy là, cơ quan chủ quản báo chí vùng Tây Nam Bộ nghiên cứu, rà soát, kiến nghị trung ương khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách bao gồm các văn bản quy định của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các báo thuộc Đảng bộ địa phương. Nghiên cứu, tạo cơ chế để thúc đẩy phát triển tăng cường nguồn thu cho các báo thuộc Đảng bộ địa phương vùng Tây Nam Bộ; đẩy mạnh thực hiện cơ chế đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công. Đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách liên quan đến sự phát triển của báo chí phù hợp với quy định của pháp luật và sự phát triển của báo chí trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chế độ, chính sách đối với người làm báo. Cần bổ sung, hoàn thiện các cơ chế nâng cao chất lượng báo in; cơ chế chi trả nhuận bút cho tác giả đối với các tác phẩm; cơ chế sử dụng các nguồn thu để tiếp tục phát triển sự nghiệp báo chí.
Tóm lại, công cuộc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thời gian tới đòi hỏi phải đẩy mạnh việc tổ chức thi hành pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hình thành nếp sống theo Hiến pháp, pháp luật mà khâu đầu tiên, quan trọng là phổ biến, giáo dục pháp luật. Hiện nay, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Vai trò làm chủ của người dân được khẳng định như là một mục tiêu, là động lực phát triển xã hội. Tinh thần thượng tôn pháp luật ngày càng trở thành chuẩn mực trong ứng xử của người dân, hình thành nếp sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, nhu cầu tham gia của người dân vào hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật ngày càng gia tăng. Bối cảnh và yêu cầu của tình hình mới đòi hỏi vị trí, vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên báo in vùng Tây Nam Bộ cần được khẳng định rõ nét hơn trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức công dân, đóng góp vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của đất nước, của vùng Tây Nam Bộ. Từ đó, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên báo in vùng Tây Nam Bộ cần được tăng cường, đổi mới theo các định hướng, giải pháp cao hơn.
Báo Đồng Tháp