Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc lưu vực sông Hồng với đặc điểm dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, kinh tế trong tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó, với bờ biển dài 54 km là lợi thế trong việc đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản. Năm 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn, giá trị sản xuất trong toàn tỉnh tăng so với cùng kỳ năm trước, đạt cao nhất trong năm năm qua, cao hơn mức bình quân chung của cả nước và nhiều tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng.
Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, bộ máy cơ quan thi hành án dân sự địa phương tiếp tục được kiện toàn ở Cục Thi hành án dân sự tỉnh và 08 Chi cục Thi hành án dân sự huyện, thành phố. Toàn tỉnh có 105 biên chế, tại Cục được phân bổ 24 biên chế, ở các Chi cục là 81 biên chế. Về đội ngũ chấp hành viên, thẩm tra viên, thư ký thi hành án, kế toán thì toàn tỉnh có 44 chấp hành viên (14 chấp hành viên trung cấp; 30 chấp hành viên sơ cấp); 09 thẩm tra viên (02 thẩm tra viên chính; 07 thẩm tra viên); 18 thư ký và 13 kế toán.
Năm 2016 cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa trọng đại của đất nước và tỉnh Thái Bình với những phong trào thi đua lập thành tích, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành liên quan, tạo sự chuyển biến mới trong công tác thi hành án dân sự, góp phần giữ vững ổn định, an ninh chính trị, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương, thể hiện ở các mặt sau đây:
Thứ nhất, về kết quả thi hành án dân sự
Các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình đã nâng cao hiệu quả công tác phân loại án có điều kiện và chưa có điều kiện thi hành chính xác hơn. Các bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực đều được ra quyết định thi hành án đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, đồng thời khắc phục được tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án so với các năm trước.
Kết quả xác minh phân loại án, án có điều kiện thi hành về việc chiếm 78% tổng số việc phải thi hành (tăng 18,2% so với năm 2015). Kết quả thi hành án về việc vượt chỉ tiêu đề ra (đạt 86,2%) mặc dù số lượng việc tăng đáng kể (bao gồm cả số cũ từ năm 2015 chuyển sang và số thụ lý mới)[1]. Kết quả về tiền tuy còn thấp, nhưng giá trị tuyệt đối tăng so với cùng kỳ năm 2015 là 5.962.578.000 đồng.
Thứ hai, thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình luôn tập trung cao độ cho việc tổ chức thi hành án với những giải pháp hiệu quả
Hiểu được sự khó khăn, vất vả trong công tác thi hành án dân sự, đội ngũ chấp hành viên phải luôn suy nghĩ và đắn đo áp dụng từng biện pháp sao cho phù hợp với pháp luật và bảo đảm lợi ích cho người dân, bao gồm cả phía người được thi hành án và người phải thi hành án. Đối với những vụ việc thi hành án phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, công tác dân vận được vận dụng khéo léo với phương châm “thấu tình đạt lý”, nhằm làm cho đương sự tự nguyện thi hành án và bảo đảm sự đoàn kết trong cộng đồng. Năm 2016, điển hình như vụ việc Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Thái Bình tổ chức thực hiện 09 quyết định cưỡng chế đối với 09 ông, bà thuê quầy dịch vụ của Công ty cổ phần Điện tử Thái Bình. Đây được xem là vụ án trọng điểm của Chi cục bởi 09 quầy này tọa lạc tại khu đất vàng của thành phố, nguồn lợi kinh tế thu về là không nhỏ. Ban Chỉ đạo Thi hành án thành phố đã tổ chức rất nhiều các cuộc họp có thành phần tham gia gồm đầy đủ các ban, ngành, đoàn thể của thành phố nhằm mục đích tuyên truyền, vận động 09 hộ kinh doanh này tự nguyện bàn giao tài sản là 09 quầy dịch vụ, vận động trong giờ hành chính, ngoài giờ hành chính, vận động tại quầy, vận động tại nhà, bền bỉ đến những ngày cuối cùng. Tuy vẫn phải cưỡng chế, bàn giao 09 quầy dịch vụ cho Công ty cổ phần Điện tử Thái Bình, song kết quả đã bảo đảm an toàn về người và tài sản, các hộ kinh doanh không có phản ứng tiêu cực sau khi cưỡng chế, từ đó bảo đảm ổn định an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa thành phố.
Để thực hiện được điều đó, Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự và các Chi cục Thi hành án dân sự của tỉnh Thái Bình đã nền nếp trong việc chủ động xin ý kiến Tỉnh ủy, chính quyền cấp trên; quán triệt nghiêm chỉnh những việc cần phải thực hiện đối với vụ việc; nêu gương sáng cho đội ngũ cán bộ, chấp hành viên noi gương thực hiện. Bên cạnh đó, không thể không kể đến sự tận tâm, tận lực của các chấp hành viên, những con người không quản ngại khó khăn, kiên trì đi sâu, tìm hiểu, giải thích cho những người phải thi hành án hiểu, từ đó họ tự nguyện bàn giao tài sản mà không phải tổ chức cưỡng chế, tạo thêm niềm tin cho nhân dân vào các cơ quan thi hành pháp luật.
Thứ ba, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo
Những nỗ lực trong công tác thi hành án kể trên được minh chứng rõ hơn bởi số lượng vụ việc khiếu nại, tố cáo chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên tổng số vụ việc đã thụ lý (khoảng 02 vụ khiếu nại, tố cáo/1.000 vụ việc đã thụ lý, giải quyết trong năm 2016). Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng được quan tâm và giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo năm 2016 đạt tỷ lệ 100% với 14 vụ việc khiếu nại và 04 vụ việc tố cáo[2]. Trong đó, các việc khiếu nại, tố cáo chủ yếu là kết quả thi hành chưa đạt hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự. Quy chế tiếp công dân và lịch tiếp công dân được công khai, bố trí cán bộ trực để tiếp nhận ý kiến đề nghị, phản ánh của công dân, bố trí phòng tiếp công dân.
Thứ tư, công tác phối hợp các ban, ngành trong tỉnh
Công tác phối hợp giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. Cục đã tranh thủ sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với công tác thi hành án, tổ chức giao ban khối các cơ quan nội chính thường xuyên để kịp thời giải quyết các vụ việc về thi hành án dân sự. Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Ban Chỉ đạo Thi hành án đã chủ động nắm bắt và thường xuyên quan tâm, chỉ đạo về công tác thi hành án dân sự của đơn vị đối với một số vụ việc có tính chất phức tạp và kéo dài trong thời gian qua. Đặc biệt, cấp ủy rất thận trọng trong công tác cưỡng chế thi hành án. Trong trường hợp thi hành án cấp huyện muốn tổ chức một buổi cưỡng chế, trước đó, cần có công văn phối hợp gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh để có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện sự phối hợp của các cơ quan hữu quan, tránh tình trạng gây mất trật tự an ninh, gây bức xúc cho bà con nhân dân trên địa bàn. Điển hình trong năm 2016, Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Thái Bình đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo Thi hành án tổ chức 04 cuộc họp thường kỳ và 08 cuộc họp đột xuất để bàn, thống nhất chỉ đạo cưỡng chế thành công 09 vụ việc thi hành án phức tạp. Có thể nói, Thái Bình là một tỉnh khá đặc thù trong công tác cưỡng chế thi hành án dân sự, có nhiều vụ việc cưỡng chế, khi đã có quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành án dân sự cùng với các cơ quan hữu quan khác đã sẵn sàng mọi công tác cho việc thực hiện cưỡng chế thì lúc đó người phải thi hành án lại tự nguyên thi hành án mà không phải cưỡng chế.
Thứ năm, một số công tác khác
Thái Bình được xem là một trong các tỉnh đi đầu trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác phòng, chống tham nhũng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh rất quan tâm đến các vấn đề có liên quan đến khiếu nại, tố cáo, nhằm tránh tình trạng gây bức xúc trong nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trên địa bàn. Cục Thi hành án dân sự cũng đã chú trọng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, quy chế dân chủ ở cơ quan, thực hiện đầy đủ kê khai tài sản đối với cán bộ, công chức theo đúng quy định. Tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, các quy định về chuẩn mực đạo đức do ngành đề ra. Ban hành kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tổ chức thực hiện đảm bảo yêu cầu đề ra; quan tâm chỉ đạo đến các Chi cục trong việc thực hiện các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự, đặc biệt là Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) và các văn bản hướng dẫn thi hành. Do vậy, đã nâng cao nhận thức pháp luật của cán bộ và nhân dân, góp phần thực hiện tốt công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh.
Đối với các mặt công tác khác như công tác Đảng, công tác của các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể, công tác chăm lo đời sống của cán bộ, công chức, người lao động: Duy trì tốt hoạt động của tổ chức Đảng và các đoàn thể trong đơn vị. Trong sinh hoạt Đảng luôn chú trọng đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; nội dung sinh hoạt gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Cục đã chăm lo và tạo điều kiện để các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, nữ công… của cơ quan hoạt động có hiệu quả; khuyến khích, động viên cán bộ, công chức tích cực tham gia các phong trào do ngành, địa phương phát động.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác thi hành án dân sự ở Thái Bình vẫn còn gặp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành án như sau:
Thứ nhất, số lượng việc và tiền năm cũ chuyển sang hầu hết là những việc khó thi hành. Lượng án mới thụ lý tăng nhanh, nhiều vụ việc tiềm ẩn sự phức tạp, số vụ liên quan đến đất đai vẫn còn nhiều; án phải thi hành có giá trị lớn ngày một tăng, đặc biệt là án kinh doanh, thương mại liên quan đến một số tổ chức tín dụng, ngân hàng, đối tượng phải thi hành án đi làm ăn xa, không rõ địa chỉ, nghiện ma túy, không có tài sản hoặc có nhưng chỉ là nhà đất để ở nên việc tổ chức thi hành án gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ hai, đối với loại án thi hành về tiền thì chủ yếu án liên quan đến tín dụng, ngân hàng của doanh nghiệp kinh doanh, thương mại, bởi vậy thường đó là số tiền rất lớn mà khả năng thi hành của doanh nghiệp gần như là không có nhưng vẫn được phân loại án có điều kiện thi hành[3], bởi những doanh nghiệp đó gần như đã ngừng hoạt động hoặc có hoạt động cũng chỉ mang tính chất cầm chừng, tài sản của doanh nghiệp đã cũ từ nhiều năm, giá trị tài sản khó định giá nhưng vẫn là loại án có tài sản, có điều kiện thi hành. Một số huyện ven biển phát triển nghề đánh bắt cá, bà con vay vốn tín dụng ngân hàng để đóng những tàu đó nên lúc án được thi hành thì ngoài những con tàu đó họ gần như không có tài sản khác.
Thứ ba, khó khăn liên quan đến chi phí cưỡng chế thi hành án. Thực tế, có nhiều trường hợp đã ra quyết định cưỡng chế nhưng sau đó bên phải thi hành án lại tự nguyện, khi đó khoản kinh phí hỗ trợ cưỡng chế lại không được hỗ trợ theo quy định của pháp luật và để bảo đảm cho “sự tự nguyện” của đương sự thì chấp hành viên thường tự nguyện thực hiện việc hỗ trợ này.
Thứ tư, vướng mắc về thể chế thi hành án dân sự chưa thực sự được tháo gỡ sau khi Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 như: Các văn bản quy định xác minh điều kiện thi hành án còn tập trung nhiều ở việc quy định trình tự, thủ tục mà chưa có nhiều quy định cụ thể về nội dung xác minh. Biện pháp cưỡng chế buộc chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ là một trong những biện pháp không phức tạp nhưng lại rất khó khăn khi áp dụng điều luật này vào thực tiễn (đó là vấn đề thu hồi giấy tờ có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản của đối tượng phải thi hành án sau khi cưỡng chế thi hành án mà không thu hồi được)…
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trong thời gian tới, các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ tại các cơ quan thi hành án; thực hiện tốt công tác kiểm tra, kịp thời hướng dẫn giải quyết khó khăn cho các cơ quan thi hành án, khắc phục những sai sót; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền các văn bản liên quan đến công tác thi hành án dân sự; tham mưu cho cấp ủy, Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự các cấp chỉ đạo sự phối hợp của các ngành với công tác thi hành án dân sự; rà soát, phân loại án, trên cơ sở đó tập trung giải quyết những vụ việc thi hành án có điều kiện thi hành; xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan để giải quyết có hiệu quả các vụ việc phức tạp, khiếu nại kéo dài, các vụ án lớn liên quan đến tín dụng, ngân hàng; từng bước khắc phục khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động của các cơ quan thi hành án...
Năm 2016 cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa trọng đại của đất nước và tỉnh Thái Bình với những phong trào thi đua lập thành tích, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành liên quan, tạo sự chuyển biến mới trong công tác thi hành án dân sự, góp phần giữ vững ổn định, an ninh chính trị, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương, thể hiện ở các mặt sau đây:
Thứ nhất, về kết quả thi hành án dân sự
Các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình đã nâng cao hiệu quả công tác phân loại án có điều kiện và chưa có điều kiện thi hành chính xác hơn. Các bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực đều được ra quyết định thi hành án đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, đồng thời khắc phục được tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án so với các năm trước.
Kết quả xác minh phân loại án, án có điều kiện thi hành về việc chiếm 78% tổng số việc phải thi hành (tăng 18,2% so với năm 2015). Kết quả thi hành án về việc vượt chỉ tiêu đề ra (đạt 86,2%) mặc dù số lượng việc tăng đáng kể (bao gồm cả số cũ từ năm 2015 chuyển sang và số thụ lý mới)[1]. Kết quả về tiền tuy còn thấp, nhưng giá trị tuyệt đối tăng so với cùng kỳ năm 2015 là 5.962.578.000 đồng.
Thứ hai, thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình luôn tập trung cao độ cho việc tổ chức thi hành án với những giải pháp hiệu quả
Hiểu được sự khó khăn, vất vả trong công tác thi hành án dân sự, đội ngũ chấp hành viên phải luôn suy nghĩ và đắn đo áp dụng từng biện pháp sao cho phù hợp với pháp luật và bảo đảm lợi ích cho người dân, bao gồm cả phía người được thi hành án và người phải thi hành án. Đối với những vụ việc thi hành án phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, công tác dân vận được vận dụng khéo léo với phương châm “thấu tình đạt lý”, nhằm làm cho đương sự tự nguyện thi hành án và bảo đảm sự đoàn kết trong cộng đồng. Năm 2016, điển hình như vụ việc Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Thái Bình tổ chức thực hiện 09 quyết định cưỡng chế đối với 09 ông, bà thuê quầy dịch vụ của Công ty cổ phần Điện tử Thái Bình. Đây được xem là vụ án trọng điểm của Chi cục bởi 09 quầy này tọa lạc tại khu đất vàng của thành phố, nguồn lợi kinh tế thu về là không nhỏ. Ban Chỉ đạo Thi hành án thành phố đã tổ chức rất nhiều các cuộc họp có thành phần tham gia gồm đầy đủ các ban, ngành, đoàn thể của thành phố nhằm mục đích tuyên truyền, vận động 09 hộ kinh doanh này tự nguyện bàn giao tài sản là 09 quầy dịch vụ, vận động trong giờ hành chính, ngoài giờ hành chính, vận động tại quầy, vận động tại nhà, bền bỉ đến những ngày cuối cùng. Tuy vẫn phải cưỡng chế, bàn giao 09 quầy dịch vụ cho Công ty cổ phần Điện tử Thái Bình, song kết quả đã bảo đảm an toàn về người và tài sản, các hộ kinh doanh không có phản ứng tiêu cực sau khi cưỡng chế, từ đó bảo đảm ổn định an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa thành phố.
Để thực hiện được điều đó, Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự và các Chi cục Thi hành án dân sự của tỉnh Thái Bình đã nền nếp trong việc chủ động xin ý kiến Tỉnh ủy, chính quyền cấp trên; quán triệt nghiêm chỉnh những việc cần phải thực hiện đối với vụ việc; nêu gương sáng cho đội ngũ cán bộ, chấp hành viên noi gương thực hiện. Bên cạnh đó, không thể không kể đến sự tận tâm, tận lực của các chấp hành viên, những con người không quản ngại khó khăn, kiên trì đi sâu, tìm hiểu, giải thích cho những người phải thi hành án hiểu, từ đó họ tự nguyện bàn giao tài sản mà không phải tổ chức cưỡng chế, tạo thêm niềm tin cho nhân dân vào các cơ quan thi hành pháp luật.
Thứ ba, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo
Những nỗ lực trong công tác thi hành án kể trên được minh chứng rõ hơn bởi số lượng vụ việc khiếu nại, tố cáo chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên tổng số vụ việc đã thụ lý (khoảng 02 vụ khiếu nại, tố cáo/1.000 vụ việc đã thụ lý, giải quyết trong năm 2016). Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng được quan tâm và giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo năm 2016 đạt tỷ lệ 100% với 14 vụ việc khiếu nại và 04 vụ việc tố cáo[2]. Trong đó, các việc khiếu nại, tố cáo chủ yếu là kết quả thi hành chưa đạt hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự. Quy chế tiếp công dân và lịch tiếp công dân được công khai, bố trí cán bộ trực để tiếp nhận ý kiến đề nghị, phản ánh của công dân, bố trí phòng tiếp công dân.
Thứ tư, công tác phối hợp các ban, ngành trong tỉnh
Công tác phối hợp giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. Cục đã tranh thủ sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với công tác thi hành án, tổ chức giao ban khối các cơ quan nội chính thường xuyên để kịp thời giải quyết các vụ việc về thi hành án dân sự. Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Ban Chỉ đạo Thi hành án đã chủ động nắm bắt và thường xuyên quan tâm, chỉ đạo về công tác thi hành án dân sự của đơn vị đối với một số vụ việc có tính chất phức tạp và kéo dài trong thời gian qua. Đặc biệt, cấp ủy rất thận trọng trong công tác cưỡng chế thi hành án. Trong trường hợp thi hành án cấp huyện muốn tổ chức một buổi cưỡng chế, trước đó, cần có công văn phối hợp gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh để có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện sự phối hợp của các cơ quan hữu quan, tránh tình trạng gây mất trật tự an ninh, gây bức xúc cho bà con nhân dân trên địa bàn. Điển hình trong năm 2016, Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Thái Bình đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo Thi hành án tổ chức 04 cuộc họp thường kỳ và 08 cuộc họp đột xuất để bàn, thống nhất chỉ đạo cưỡng chế thành công 09 vụ việc thi hành án phức tạp. Có thể nói, Thái Bình là một tỉnh khá đặc thù trong công tác cưỡng chế thi hành án dân sự, có nhiều vụ việc cưỡng chế, khi đã có quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành án dân sự cùng với các cơ quan hữu quan khác đã sẵn sàng mọi công tác cho việc thực hiện cưỡng chế thì lúc đó người phải thi hành án lại tự nguyên thi hành án mà không phải cưỡng chế.
Thứ năm, một số công tác khác
Thái Bình được xem là một trong các tỉnh đi đầu trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác phòng, chống tham nhũng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh rất quan tâm đến các vấn đề có liên quan đến khiếu nại, tố cáo, nhằm tránh tình trạng gây bức xúc trong nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trên địa bàn. Cục Thi hành án dân sự cũng đã chú trọng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, quy chế dân chủ ở cơ quan, thực hiện đầy đủ kê khai tài sản đối với cán bộ, công chức theo đúng quy định. Tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, các quy định về chuẩn mực đạo đức do ngành đề ra. Ban hành kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tổ chức thực hiện đảm bảo yêu cầu đề ra; quan tâm chỉ đạo đến các Chi cục trong việc thực hiện các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự, đặc biệt là Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) và các văn bản hướng dẫn thi hành. Do vậy, đã nâng cao nhận thức pháp luật của cán bộ và nhân dân, góp phần thực hiện tốt công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh.
Đối với các mặt công tác khác như công tác Đảng, công tác của các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể, công tác chăm lo đời sống của cán bộ, công chức, người lao động: Duy trì tốt hoạt động của tổ chức Đảng và các đoàn thể trong đơn vị. Trong sinh hoạt Đảng luôn chú trọng đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; nội dung sinh hoạt gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Cục đã chăm lo và tạo điều kiện để các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, nữ công… của cơ quan hoạt động có hiệu quả; khuyến khích, động viên cán bộ, công chức tích cực tham gia các phong trào do ngành, địa phương phát động.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác thi hành án dân sự ở Thái Bình vẫn còn gặp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành án như sau:
Thứ nhất, số lượng việc và tiền năm cũ chuyển sang hầu hết là những việc khó thi hành. Lượng án mới thụ lý tăng nhanh, nhiều vụ việc tiềm ẩn sự phức tạp, số vụ liên quan đến đất đai vẫn còn nhiều; án phải thi hành có giá trị lớn ngày một tăng, đặc biệt là án kinh doanh, thương mại liên quan đến một số tổ chức tín dụng, ngân hàng, đối tượng phải thi hành án đi làm ăn xa, không rõ địa chỉ, nghiện ma túy, không có tài sản hoặc có nhưng chỉ là nhà đất để ở nên việc tổ chức thi hành án gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ hai, đối với loại án thi hành về tiền thì chủ yếu án liên quan đến tín dụng, ngân hàng của doanh nghiệp kinh doanh, thương mại, bởi vậy thường đó là số tiền rất lớn mà khả năng thi hành của doanh nghiệp gần như là không có nhưng vẫn được phân loại án có điều kiện thi hành[3], bởi những doanh nghiệp đó gần như đã ngừng hoạt động hoặc có hoạt động cũng chỉ mang tính chất cầm chừng, tài sản của doanh nghiệp đã cũ từ nhiều năm, giá trị tài sản khó định giá nhưng vẫn là loại án có tài sản, có điều kiện thi hành. Một số huyện ven biển phát triển nghề đánh bắt cá, bà con vay vốn tín dụng ngân hàng để đóng những tàu đó nên lúc án được thi hành thì ngoài những con tàu đó họ gần như không có tài sản khác.
Thứ ba, khó khăn liên quan đến chi phí cưỡng chế thi hành án. Thực tế, có nhiều trường hợp đã ra quyết định cưỡng chế nhưng sau đó bên phải thi hành án lại tự nguyện, khi đó khoản kinh phí hỗ trợ cưỡng chế lại không được hỗ trợ theo quy định của pháp luật và để bảo đảm cho “sự tự nguyện” của đương sự thì chấp hành viên thường tự nguyện thực hiện việc hỗ trợ này.
Thứ tư, vướng mắc về thể chế thi hành án dân sự chưa thực sự được tháo gỡ sau khi Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 như: Các văn bản quy định xác minh điều kiện thi hành án còn tập trung nhiều ở việc quy định trình tự, thủ tục mà chưa có nhiều quy định cụ thể về nội dung xác minh. Biện pháp cưỡng chế buộc chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ là một trong những biện pháp không phức tạp nhưng lại rất khó khăn khi áp dụng điều luật này vào thực tiễn (đó là vấn đề thu hồi giấy tờ có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản của đối tượng phải thi hành án sau khi cưỡng chế thi hành án mà không thu hồi được)…
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trong thời gian tới, các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ tại các cơ quan thi hành án; thực hiện tốt công tác kiểm tra, kịp thời hướng dẫn giải quyết khó khăn cho các cơ quan thi hành án, khắc phục những sai sót; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền các văn bản liên quan đến công tác thi hành án dân sự; tham mưu cho cấp ủy, Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự các cấp chỉ đạo sự phối hợp của các ngành với công tác thi hành án dân sự; rà soát, phân loại án, trên cơ sở đó tập trung giải quyết những vụ việc thi hành án có điều kiện thi hành; xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan để giải quyết có hiệu quả các vụ việc phức tạp, khiếu nại kéo dài, các vụ án lớn liên quan đến tín dụng, ngân hàng; từng bước khắc phục khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động của các cơ quan thi hành án...
Chu Lữ Hải Yến
Tài liệu tham khảo:
[1]. Báo cáo ngày 11/10/2016 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình phục vụ Đoàn khảo sát của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tr. 2.
[2]. Báo cáo ngày 11/10/2016 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình phục vụ Đoàn khảo sát của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tr. 2, 3.
[3]. Năm 2016, các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình thụ lý 747.445.035.000 đồng. Tuy nhiên, chỉ với 40 vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng đã có số tiền 614.317.642.000 đồng, chiếm 80% về tiền so với tổng số phải thi hành. Một số vụ việc có số tiền phải thi hành lớn, nhưng bên phải thi hành án là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, số tài sản đảm bảo thi hành án có giá trị nhỏ so với số tiền phải thi hành nhưng để xử lý được những tài sản này là rất khó khăn, cần có thời gian hoặc có những vụ việc có giá trị lớn nhưng Tòa án đang tạm đình chỉ để xem xét kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm.
[2]. Báo cáo ngày 11/10/2016 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình phục vụ Đoàn khảo sát của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tr. 2, 3.
[3]. Năm 2016, các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình thụ lý 747.445.035.000 đồng. Tuy nhiên, chỉ với 40 vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng đã có số tiền 614.317.642.000 đồng, chiếm 80% về tiền so với tổng số phải thi hành. Một số vụ việc có số tiền phải thi hành lớn, nhưng bên phải thi hành án là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, số tài sản đảm bảo thi hành án có giá trị nhỏ so với số tiền phải thi hành nhưng để xử lý được những tài sản này là rất khó khăn, cần có thời gian hoặc có những vụ việc có giá trị lớn nhưng Tòa án đang tạm đình chỉ để xem xét kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm.