Mặc dù chưa có thống kê chính thức, theo ước tính trong thời gian vừa qua Việt Nam tham gia khoảng hơn 500 hiệp định thương mại, đầu tư với các nước (trong đó khoảng 63 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương.
Mặc dù chưa có thống kê chính thức, theo ước tính trong thời gian vừa qua Việt Nam tham gia khoảng hơn 500 hiệp định thương mại, đầu tư với các nước (trong đó khoảng 63 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, khi hội nhập quốc tế càng sâu, việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại, đầu tư cũng dẫn đến khả năng phát sinh tranh chấp ngày càng nhiều, trong đó đặc biệt là tranh chấp giữa Chính phủ (Nhà nước) Việt Nam với chính phủ nước ngoài; tranh chấp giữa Chính phủ (Nhà nước), cơ quan nhà nước Việt Nam với doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài và tranh chấp giữa các doanh nghiệp với nhau, đặc biệt là giữa các tổng công ty/tập đoàn nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Thực tế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho thấy, việc phối hợp trong giải quyết các tranh chấp này chỉ hiệu quả khi xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của cơ quan chủ trì xử lý vụ việc, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và cơ quan khác đóng vai trò phối hợp giải quyết vụ việc tranh chấp. Trong quy trình phối hợp giải quyết tranh chấp này, thì Bộ Tư pháp giữa vai trò, vị trí quan trọng xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình. Để tìm hiểu kỹ hơn vai trò cụ thể của Bộ Tư pháp trong việc tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, thông qua thực tiễn tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của Bộ Tư pháp trong thời gian vừa qua, các quy định pháp luật của Nhà nước ta về vấn đề này, xin giới thiệu bài viết của Thạc sỹ Trần Tuấn Anh, Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp, đăng trên số 2/2014 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Quốc Phương