Xử lý chuyển hướng là thuật ngữ chỉ quá trình xử lý thay thế nằm ngoài hệ thống tư pháp chính thống đối với người vi phạm pháp luật. Một trong những chương trình xử lý chuyển hướng là hòa giải giữa người vi phạm pháp luật và người bị hại - đây là một hướng tiếp cận của hoạt động tư pháp phục hồi, trong đó, người vi phạm và bị hại gặp gỡ trực tiếp với nhau thông qua sự tổ chức, điều hành của hòa giải viên nhằm bảo đảm người vi phạm nhận thức được thiệt hại gây ra mà nạn nhân phải chịu, nhận trách nhiệm về hành vi của mình cũng như về những thiệt hại đã gây ra, còn người bị hại có cơ hội cho người phạm tội thấy được hành vi vi phạm của họ đã tác động đến mình như thế nào và giúp đi đến quyết định được cả hai bên chấp nhận. Do tính chất ưu việt của các chương trình xử lý chuyển hướng nói chung, hòa giải nói riêng, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng rộng rãi các chương trình này trong quá trình xử lý người vi phạm pháp luật, nhất là đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm về xử lý chuyển hướng đối với người vi phạm pháp luật, tuy nhiên, đã có những quy định trong cả hệ thống xử lý hành chính và hình sự cho phép chuyển những người vi phạm pháp luật hành chính hoặc hình sự sang xử lý bằng các biện pháp không chính thức (trong đó có biện pháp hòa giải ở cơ sở), thay vì áp dụng chế tài hành chính hay hình sự. Mặc dù số lượng các vi phạm hình sự, vi phạm hành chính được xử lý chuyển hướng áp dụng biện pháp hòa giải được đánh giá là chiếm tỷ lệ thấp, nhưng sự thay đổi về chính sách pháp luật trong thời gian vừa qua, cùng với những chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động hòa giải ở cơ sở có thể tạo ra bước phát triển mới trong việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng trong thời gian tới.
Liên quan đến vấn đề này, tác giả Lê Thị Hòa đã có bài viết “Vấn đề xử lý chuyển hướng về hòa giải ở cơ sở trong pháp luật hình sự và đề xuất hướng hoàn thiện”, đăng trên ấn phẩm 200 trang “Tổng kết 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở” xuất bản năm 2019. Theo đó, biện pháp xử lý chuyển hướng thông qua hòa giải trong phạm vi bài viết này là hòa giải trong tư pháp hình sự. Nội dung chính được đề cập trong bài viết bao gồm: (i) Pháp luật hiện hành về biện pháp xử lý chuyển hướng hòa giải tại cộng đồng đối với người phạm tội; (ii) Thực tiễn áp dụng biện pháp hòa giải đối với người phạm tội; (iii) Dự báo xu hướng áp dụng biện pháp hòa giải trong xử lý hình sự, một số khó khăn và đề xuất, kiến nghị.
Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!
Liên quan đến vấn đề này, tác giả Lê Thị Hòa đã có bài viết “Vấn đề xử lý chuyển hướng về hòa giải ở cơ sở trong pháp luật hình sự và đề xuất hướng hoàn thiện”, đăng trên ấn phẩm 200 trang “Tổng kết 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở” xuất bản năm 2019. Theo đó, biện pháp xử lý chuyển hướng thông qua hòa giải trong phạm vi bài viết này là hòa giải trong tư pháp hình sự. Nội dung chính được đề cập trong bài viết bao gồm: (i) Pháp luật hiện hành về biện pháp xử lý chuyển hướng hòa giải tại cộng đồng đối với người phạm tội; (ii) Thực tiễn áp dụng biện pháp hòa giải đối với người phạm tội; (iii) Dự báo xu hướng áp dụng biện pháp hòa giải trong xử lý hình sự, một số khó khăn và đề xuất, kiến nghị.
Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!