1. Sự cần thiết phải vận dụng luật tục dân tộc Kơho trong quản lý cộng đồng người Kơho tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay
Vận dụng luật tục dân tộc Kơho chính là việc đưa những giá trị của luật tục dân tộc Kơho vào thực hiện trong thực tiễn hoạt động quản lý cộng đồng người Kơho bằng những phương thức phù hợp, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của luật tục, dần loại bỏ những hủ tục lạc hậu, hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống kinh tế, xã hội trong cộng đồng người Kơho. Việc vận dụng đó xuất phát từ những nhu cầu khách quan sau:
Thứ nhất, xuất phát từ sự phát triển của các quan hệ xã hội đòi hỏi phải có nhiều nguồn luật để điều chỉnh
Cho dù cộng đồng người Kơho ở Lâm Đồng sinh sống trong một phạm vi không gian nhỏ hẹp nhưng các quan hệ xã hội phát sinh trong phạm vi đó không phải là hạn chế mà nó luôn luôn vận động không ngừng và ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, Nhà nước không thể mỗi ngày ban hành thêm một quy phạm để điều chỉnh quan hệ đó mà cần có thời gian lâu dài và các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành ra cũng không thể bao quát hết phạm vi điều chỉnh hoặc ngay cả trong trường hợp có quy phạm điều chỉnh nhưng không thỏa đáng thì việc vận dụng luật tục để điều chỉnh các quan hệ xã hội đó là một nhu cầu cần thiết.
Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Luật tục dân tộc Kơho chính là thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Kơho và vận dụng luật tục dân tộc Kơho trong quản lý cộng đồng người Kơho chính là việc duy trì sức sống của nền văn hóa Kơho, việc làm đó là hết sức cần thiết. Việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Phong trào vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã dấy lên khắp cả nước không chỉ góp phần xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà còn là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Các buôn làng của người Kơho cũng không nằm ngoài phong trào chung đó. Trong đó, luật tục dân tộc Kơho đang giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tính cố kết cộng động, điều hòa các quan hệ xã hội, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống, ngăn chặn các văn hóa độc hại tràn vào xã hội của người Kơho cổ truyền, bảo vệ thuần phong mỹ tục trong cộng đồng người Kơho. Chính vai trò đó góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc Kơho. Như thế, văn hóa dân tộc Kơho và luật tục dân tộc Kơho có mối quan hệ khăng khít với nhau. Bảo tồn và phát huy luật tục dân tộc Kơho cũng chính là bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc Kơho.
Thứ ba, xuất phát từ những giá trị của luật tục dân tộc Kơho trong việc quản lý cộng đồng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Các giá trị đó của luật tục đã và đang phát huy vai trò trong đời sống cộng đồng buôn làng. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chủ trương về việc xây dựng và hoàn thiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư. Đó chính là những cơ sở cho việc thực hiện chế độ tự quản của các vùng nông thôn. Điều đó cho thấy, Nhà nước ta cũng đã nhận thấy cho dù pháp luật do Nhà nước ban hành ra dù có phát triển, dù có chi tiết đến đâu cũng không đủ sức can thiệp và giải quyết hết mọi vấn đề trong cuộc sống. Do đó, việc phát huy vai trò tự quản của các thôn làng là điều cần thiết. Trong thực tế, ở các vùng dân tộc Kơho sinh sống còn tồn tại song song hoạt động quản lý chính quyền Nhà nước và hoạt động tự quản của cộng đồng các buôn làng, luật tục dân tộc Kơho vẫn điều chỉnh tốt các quan hệ trong cộng đồng như: Các quan hệ ứng xử giữa các thành viên, các quan hệ về tài sản, các quan hệ về hôn nhân - gia đình, vẫn có tác động đến việc bảo vệ an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng người Kơho. Tức là luật tục dân tộc Kơho vẫn có ưu thế trong nhiều trường hợp điều chỉnh các quan hệ xã hội nảy sinh trong cộng đồng để hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật trong việc duy trì trật tự, bảo đảm an toàn xã hội trong cộng đồng người Kơho. Bên cạnh vai trò tự quản to lớn đó, luật tục dân tộc Kơho còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Nhà nước mặc dù đã đặt ra các quy định nghiêm ngặt trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên rừng, tuy nhiên thực tế cho thấy, các hành vi khai thác lâm sản trái phép, xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vẫn diễn ra hàng ngày. Nhưng, trong cộng đồng các buôn làng của người Kơho, đa số thành viên vẫn tự giác thực hiện theo luật tục của mình, từ việc xả rác sinh hoạt theo đúng nơi quy định cho đến việc khai phá, canh tác nương rẫy phải đảm bảo không tàn phá rừng, không để rừng bị cháy. Như vậy, luật tục dân tộc Kơho đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật trong việc tác động vào ý thức của người Kơho để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường một cách tự giác. Do đó, việc vận dụng luật tục dân tộc Kơho trong quản lý cộng đồng người Kơho là thực sự cần thiết.
Thứ tư, xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền trong vùng đồng bào dân tộc Kơho sinh sống
Hiện nay, trên địa bàn người Kơho sinh sống, một mặt chịu quản lý trực tiếp của chính quyền cơ sở, một mặt chịu sự quản lý của các thiết chế tự quản buôn, làng. Trong đó, công cụ quản lý của chính quyền cơ sở chính là pháp luật của Nhà nước và công cụ quản lý của tổ chức tự quản cộng đồng chính là luật tục. Trong điều kiện mới, tính cố kết của cộng đồng các buôn làng người Kơho đã bị phá vỡ. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, việc giao lưu về văn hóa và sự tác động của Nhà nước vào đời sống cộng đồng dân tộc Kơho ở Lâm Đồng làm cuộc sống của đồng bào được nâng lên theo hướng dân chủ, văn minh hơn nhưng cũng kéo theo đó sự du nhập của những hiện tượng tiêu cực từ bên ngoài xâm nhập vào mà chính quyền nhà nước ở cấp cơ sở không thể quản lý bao quát hết được. Trong điều kiện đó, luật tục dân tộc Kơho với những ưu thế nổi bật đã phát huy vai trò trong hoạt động tự quản của cộng đồng, bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Kơho, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của chính quyền nhà nước ở cấp cơ sở.
Bên cạnh đó, giữa hoạt động quản lý của chính quyền cơ sở và hoạt động tự quản của cộng đồng ở buôn làng của người Kơho có mối quan hệ khăng khít. Hoạt động quản lý của chính quyền cơ sở dựa trên pháp luật của Nhà nước sẽ tạo điều kiện và hướng cho hoạt động tự quản trong buôn, làng phù hợp với pháp luật và sự phát triển của xã hội thông qua các buổi sinh hoạt với già làng, trưởng thôn và tổ hòa giải. Và ngược lại, hoạt động tự quản trong buôn sẽ hỗ trợ, bổ sung cho hoạt động quản lý của Nhà nước hiệu quả cao hơn. Thực tế có rất nhiều tranh chấp, vi phạm xảy ra trong buôn đã giải quyết tại buôn thông qua tổ hòa giải có đại diện của thôn, có già làng và có cả đại diện của chính quyền cấp xã trên cơ sở các quy định của luật tục mà không phải đưa ra giải quyết ở chính quyền.
Ngoài ra, thông qua việc vận dụng luật tục dân tộc Kơho trong quản lý cộng đồng người Kơho, chính quyền cơ sở có thể lồng ghép một cách linh hoạt mềm dẻo các quy định của pháp luật thông qua các buổi hòa giải tại cơ sở để đưa pháp luật đến gần người dân hơn. Đồng thời, nếu vận dụng tốt, có thể từng bước thực hiện pháp luật hóa luật tục, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước tại các vùng dân tộc Kơho sinh sống.
Từ những cơ sở cơ bản trên cho thấy, việc vận dụng luật tục dân tộc Kơho trong quản lý cộng đồng người Kơho là thực sự cần thiết, nó đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu của Nhà nước trong quản lý và gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam.
2. Mục tiêu vận dụng luật tục dân tộc Kơho trong quản lý cộng đồng người Kơho tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay
Việc vận dụng luật tục dân tộc Kơho trong quản lý cộng đồng người Kơho tại tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay là một nhu cầu cần thiết bởi vì nhu cầu vận dụng đó là nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản sau đây:
Một là, nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của luật tục dân tộc Kơho
Luật tục dân tộc Kơho đã đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, gắn kết các thành viên trong buôn làng và trong cộng đồng, tạo cơ sở cho việc xây dựng cuộc sống chung hài hòa, nhân ái, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Giá trị giáo dục của luật tục đã tạo nên cho nhân cách con người những đức tính cộng đồng, chân thực, siêng năng, cần cù và thủy chung. Những yếu tố đó rất cần thiết cho sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay. Do đó, việc vận dụng những giá trị của luật tục vào trong công tác xây dựng, tổ chức đời sống xã hội, phát huy vào việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một mục tiêu quan trọng cần phải thực hiện trong quá trình vận dụng luật tục dân tộc Kơho và chắc chắn sẽ đạt được nhiều kết quả.
Hai là, nhằm hạn chế, gạt bỏ hoặc sửa đổi những nội dung của luật tục đã lạc hậu không phù hợp thực tế
Bên cạnh những giá trị tích cực, luật tục dân tộc Kơho vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Luật tục đã ràng buộc cá nhân con người trong nhiều mối quan hệ cộng đồng phi lý, bảo vệ những tập tục lạc hậu và tạo nên tâm lý bảo thủ cục bộ địa phương, như: Tập tục ma chay, tục thách cưới, tục nối dây... Những mặt hạn chế này của luật tục dân tộc Kơho sẽ bị loại bỏ theo quy luật phát triển của lịch sử xã hội, nhưng nếu có sự điều tiết của ý thức con người và các chế định xã hội thì những mặt hạn chế đó không những ít gây tác động tiêu cực mà còn tạo môi trường để phát huy những mặt tích cực của luật tục. Do đó, khi vận dụng luật tục dân tộc Kơho trong quản lý cộng đồng người Kơho ở Lâm Đồng, chúng ta phải hạn chế, loại bỏ, sửa đổi những nội dung của luật tục lạc hậu. Đó là mục tiêu quan trọng để tạo nên sự dung hòa giữa “lệ làng và phép nước”.
Ba là, nhằm khai thác được những giá trị, khả năng thay thế, hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật của luật tục
Pháp luật với tính cách là quy phạm chung của toàn xã hội, không phải là công cụ vạn năng giải quyết được mọi vấn đề và không phải lúc nào và bất cứ phạm vi, lĩnh vực gì cũng phản ánh đúng thực tại khách quan của sự phát triển xã hội. Chính vì thế, việc vận dụng luật tục dân tộc Kơho trong quản lý cộng đồng người Kơho phải đạt được mục tiêu khai thác được những giá trị thay thế, hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật của luật tục. Theo đó, chỉ vận dụng luật tục để điều chỉnh các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh hay pháp luật điều chỉnh chưa có hiệu quả nhằm khai thác những khả năng thay thế, hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật của luật tục, phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Bốn là, nhằm mục tiêu xây dựng thôn văn hóa
Hiện nay, ở Lâm Đồng, khái niệm “buôn”, “plơi” được gọi là “thôn”. Khi bàn về thôn văn hóa, tác giả Trương Thìn cho rằng: Làng (thôn, bản, ấp...) văn hóa là một danh hiệu để công nhận một cộng đồng dân cư ở nông thôn trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với nguyên tắc kế thừa, phát huy các yếu tố văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từng bước hình thành nếp sống văn hóa và phong tục tập quán tiến bộ, phù hợp. Tổ chức được đời sống kinh tế phát triển và các hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao theo phương châm xã hội hóa, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của người dân1.
Trong khi đó, luật tục dân tộc Kơho chính là bản sắc văn hóa của dân tộc Kơho. Điều đó cho thấy, giữa luật tục và việc xây dựng thôn văn hóa có mối quan hệ khăng khít với nhau. Việc người dân tự nguyện chấp hành luật tục chính là việc duy trì trật tự an ninh xã hội thôn, buôn, bảo vệ môi trường sống, phòng, chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, khuyến khích học hành, xóa đói giảm nghèo... góp phần xây dựng thôn, buôn ngày càng giàu mạnh, tiến bộ. Những yếu tố đó sẽ làm nên một “thôn văn hóa”. Do đó việc vận dụng luật tục dân tộc Kơho trong quản lý cộng đồng người Kơho chính là nhằm đạt được mục tiêu xây dựng thôn văn hóa trong cộng đồng người Kơho.
[1]. Hà Công Tuấn, “Sử dụng Luật tục, hương ước - Một chiến lược quản lý rừng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 71 năm 2006, tr. 51-55.
Vận dụng luật tục dân tộc Kơho chính là việc đưa những giá trị của luật tục dân tộc Kơho vào thực hiện trong thực tiễn hoạt động quản lý cộng đồng người Kơho bằng những phương thức phù hợp, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của luật tục, dần loại bỏ những hủ tục lạc hậu, hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống kinh tế, xã hội trong cộng đồng người Kơho. Việc vận dụng đó xuất phát từ những nhu cầu khách quan sau:
Thứ nhất, xuất phát từ sự phát triển của các quan hệ xã hội đòi hỏi phải có nhiều nguồn luật để điều chỉnh
Cho dù cộng đồng người Kơho ở Lâm Đồng sinh sống trong một phạm vi không gian nhỏ hẹp nhưng các quan hệ xã hội phát sinh trong phạm vi đó không phải là hạn chế mà nó luôn luôn vận động không ngừng và ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, Nhà nước không thể mỗi ngày ban hành thêm một quy phạm để điều chỉnh quan hệ đó mà cần có thời gian lâu dài và các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành ra cũng không thể bao quát hết phạm vi điều chỉnh hoặc ngay cả trong trường hợp có quy phạm điều chỉnh nhưng không thỏa đáng thì việc vận dụng luật tục để điều chỉnh các quan hệ xã hội đó là một nhu cầu cần thiết.
Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Luật tục dân tộc Kơho chính là thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Kơho và vận dụng luật tục dân tộc Kơho trong quản lý cộng đồng người Kơho chính là việc duy trì sức sống của nền văn hóa Kơho, việc làm đó là hết sức cần thiết. Việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Phong trào vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã dấy lên khắp cả nước không chỉ góp phần xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà còn là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Các buôn làng của người Kơho cũng không nằm ngoài phong trào chung đó. Trong đó, luật tục dân tộc Kơho đang giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tính cố kết cộng động, điều hòa các quan hệ xã hội, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống, ngăn chặn các văn hóa độc hại tràn vào xã hội của người Kơho cổ truyền, bảo vệ thuần phong mỹ tục trong cộng đồng người Kơho. Chính vai trò đó góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc Kơho. Như thế, văn hóa dân tộc Kơho và luật tục dân tộc Kơho có mối quan hệ khăng khít với nhau. Bảo tồn và phát huy luật tục dân tộc Kơho cũng chính là bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc Kơho.
Thứ ba, xuất phát từ những giá trị của luật tục dân tộc Kơho trong việc quản lý cộng đồng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Các giá trị đó của luật tục đã và đang phát huy vai trò trong đời sống cộng đồng buôn làng. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chủ trương về việc xây dựng và hoàn thiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư. Đó chính là những cơ sở cho việc thực hiện chế độ tự quản của các vùng nông thôn. Điều đó cho thấy, Nhà nước ta cũng đã nhận thấy cho dù pháp luật do Nhà nước ban hành ra dù có phát triển, dù có chi tiết đến đâu cũng không đủ sức can thiệp và giải quyết hết mọi vấn đề trong cuộc sống. Do đó, việc phát huy vai trò tự quản của các thôn làng là điều cần thiết. Trong thực tế, ở các vùng dân tộc Kơho sinh sống còn tồn tại song song hoạt động quản lý chính quyền Nhà nước và hoạt động tự quản của cộng đồng các buôn làng, luật tục dân tộc Kơho vẫn điều chỉnh tốt các quan hệ trong cộng đồng như: Các quan hệ ứng xử giữa các thành viên, các quan hệ về tài sản, các quan hệ về hôn nhân - gia đình, vẫn có tác động đến việc bảo vệ an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng người Kơho. Tức là luật tục dân tộc Kơho vẫn có ưu thế trong nhiều trường hợp điều chỉnh các quan hệ xã hội nảy sinh trong cộng đồng để hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật trong việc duy trì trật tự, bảo đảm an toàn xã hội trong cộng đồng người Kơho. Bên cạnh vai trò tự quản to lớn đó, luật tục dân tộc Kơho còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Nhà nước mặc dù đã đặt ra các quy định nghiêm ngặt trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên rừng, tuy nhiên thực tế cho thấy, các hành vi khai thác lâm sản trái phép, xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vẫn diễn ra hàng ngày. Nhưng, trong cộng đồng các buôn làng của người Kơho, đa số thành viên vẫn tự giác thực hiện theo luật tục của mình, từ việc xả rác sinh hoạt theo đúng nơi quy định cho đến việc khai phá, canh tác nương rẫy phải đảm bảo không tàn phá rừng, không để rừng bị cháy. Như vậy, luật tục dân tộc Kơho đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật trong việc tác động vào ý thức của người Kơho để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường một cách tự giác. Do đó, việc vận dụng luật tục dân tộc Kơho trong quản lý cộng đồng người Kơho là thực sự cần thiết.
Thứ tư, xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền trong vùng đồng bào dân tộc Kơho sinh sống
Hiện nay, trên địa bàn người Kơho sinh sống, một mặt chịu quản lý trực tiếp của chính quyền cơ sở, một mặt chịu sự quản lý của các thiết chế tự quản buôn, làng. Trong đó, công cụ quản lý của chính quyền cơ sở chính là pháp luật của Nhà nước và công cụ quản lý của tổ chức tự quản cộng đồng chính là luật tục. Trong điều kiện mới, tính cố kết của cộng đồng các buôn làng người Kơho đã bị phá vỡ. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, việc giao lưu về văn hóa và sự tác động của Nhà nước vào đời sống cộng đồng dân tộc Kơho ở Lâm Đồng làm cuộc sống của đồng bào được nâng lên theo hướng dân chủ, văn minh hơn nhưng cũng kéo theo đó sự du nhập của những hiện tượng tiêu cực từ bên ngoài xâm nhập vào mà chính quyền nhà nước ở cấp cơ sở không thể quản lý bao quát hết được. Trong điều kiện đó, luật tục dân tộc Kơho với những ưu thế nổi bật đã phát huy vai trò trong hoạt động tự quản của cộng đồng, bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Kơho, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của chính quyền nhà nước ở cấp cơ sở.
Bên cạnh đó, giữa hoạt động quản lý của chính quyền cơ sở và hoạt động tự quản của cộng đồng ở buôn làng của người Kơho có mối quan hệ khăng khít. Hoạt động quản lý của chính quyền cơ sở dựa trên pháp luật của Nhà nước sẽ tạo điều kiện và hướng cho hoạt động tự quản trong buôn, làng phù hợp với pháp luật và sự phát triển của xã hội thông qua các buổi sinh hoạt với già làng, trưởng thôn và tổ hòa giải. Và ngược lại, hoạt động tự quản trong buôn sẽ hỗ trợ, bổ sung cho hoạt động quản lý của Nhà nước hiệu quả cao hơn. Thực tế có rất nhiều tranh chấp, vi phạm xảy ra trong buôn đã giải quyết tại buôn thông qua tổ hòa giải có đại diện của thôn, có già làng và có cả đại diện của chính quyền cấp xã trên cơ sở các quy định của luật tục mà không phải đưa ra giải quyết ở chính quyền.
Ngoài ra, thông qua việc vận dụng luật tục dân tộc Kơho trong quản lý cộng đồng người Kơho, chính quyền cơ sở có thể lồng ghép một cách linh hoạt mềm dẻo các quy định của pháp luật thông qua các buổi hòa giải tại cơ sở để đưa pháp luật đến gần người dân hơn. Đồng thời, nếu vận dụng tốt, có thể từng bước thực hiện pháp luật hóa luật tục, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước tại các vùng dân tộc Kơho sinh sống.
Từ những cơ sở cơ bản trên cho thấy, việc vận dụng luật tục dân tộc Kơho trong quản lý cộng đồng người Kơho là thực sự cần thiết, nó đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu của Nhà nước trong quản lý và gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam.
2. Mục tiêu vận dụng luật tục dân tộc Kơho trong quản lý cộng đồng người Kơho tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay
Việc vận dụng luật tục dân tộc Kơho trong quản lý cộng đồng người Kơho tại tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay là một nhu cầu cần thiết bởi vì nhu cầu vận dụng đó là nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản sau đây:
Một là, nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của luật tục dân tộc Kơho
Luật tục dân tộc Kơho đã đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, gắn kết các thành viên trong buôn làng và trong cộng đồng, tạo cơ sở cho việc xây dựng cuộc sống chung hài hòa, nhân ái, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Giá trị giáo dục của luật tục đã tạo nên cho nhân cách con người những đức tính cộng đồng, chân thực, siêng năng, cần cù và thủy chung. Những yếu tố đó rất cần thiết cho sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay. Do đó, việc vận dụng những giá trị của luật tục vào trong công tác xây dựng, tổ chức đời sống xã hội, phát huy vào việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một mục tiêu quan trọng cần phải thực hiện trong quá trình vận dụng luật tục dân tộc Kơho và chắc chắn sẽ đạt được nhiều kết quả.
Hai là, nhằm hạn chế, gạt bỏ hoặc sửa đổi những nội dung của luật tục đã lạc hậu không phù hợp thực tế
Bên cạnh những giá trị tích cực, luật tục dân tộc Kơho vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Luật tục đã ràng buộc cá nhân con người trong nhiều mối quan hệ cộng đồng phi lý, bảo vệ những tập tục lạc hậu và tạo nên tâm lý bảo thủ cục bộ địa phương, như: Tập tục ma chay, tục thách cưới, tục nối dây... Những mặt hạn chế này của luật tục dân tộc Kơho sẽ bị loại bỏ theo quy luật phát triển của lịch sử xã hội, nhưng nếu có sự điều tiết của ý thức con người và các chế định xã hội thì những mặt hạn chế đó không những ít gây tác động tiêu cực mà còn tạo môi trường để phát huy những mặt tích cực của luật tục. Do đó, khi vận dụng luật tục dân tộc Kơho trong quản lý cộng đồng người Kơho ở Lâm Đồng, chúng ta phải hạn chế, loại bỏ, sửa đổi những nội dung của luật tục lạc hậu. Đó là mục tiêu quan trọng để tạo nên sự dung hòa giữa “lệ làng và phép nước”.
Ba là, nhằm khai thác được những giá trị, khả năng thay thế, hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật của luật tục
Pháp luật với tính cách là quy phạm chung của toàn xã hội, không phải là công cụ vạn năng giải quyết được mọi vấn đề và không phải lúc nào và bất cứ phạm vi, lĩnh vực gì cũng phản ánh đúng thực tại khách quan của sự phát triển xã hội. Chính vì thế, việc vận dụng luật tục dân tộc Kơho trong quản lý cộng đồng người Kơho phải đạt được mục tiêu khai thác được những giá trị thay thế, hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật của luật tục. Theo đó, chỉ vận dụng luật tục để điều chỉnh các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh hay pháp luật điều chỉnh chưa có hiệu quả nhằm khai thác những khả năng thay thế, hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật của luật tục, phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Bốn là, nhằm mục tiêu xây dựng thôn văn hóa
Hiện nay, ở Lâm Đồng, khái niệm “buôn”, “plơi” được gọi là “thôn”. Khi bàn về thôn văn hóa, tác giả Trương Thìn cho rằng: Làng (thôn, bản, ấp...) văn hóa là một danh hiệu để công nhận một cộng đồng dân cư ở nông thôn trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với nguyên tắc kế thừa, phát huy các yếu tố văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từng bước hình thành nếp sống văn hóa và phong tục tập quán tiến bộ, phù hợp. Tổ chức được đời sống kinh tế phát triển và các hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao theo phương châm xã hội hóa, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của người dân1.
Trong khi đó, luật tục dân tộc Kơho chính là bản sắc văn hóa của dân tộc Kơho. Điều đó cho thấy, giữa luật tục và việc xây dựng thôn văn hóa có mối quan hệ khăng khít với nhau. Việc người dân tự nguyện chấp hành luật tục chính là việc duy trì trật tự an ninh xã hội thôn, buôn, bảo vệ môi trường sống, phòng, chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, khuyến khích học hành, xóa đói giảm nghèo... góp phần xây dựng thôn, buôn ngày càng giàu mạnh, tiến bộ. Những yếu tố đó sẽ làm nên một “thôn văn hóa”. Do đó việc vận dụng luật tục dân tộc Kơho trong quản lý cộng đồng người Kơho chính là nhằm đạt được mục tiêu xây dựng thôn văn hóa trong cộng đồng người Kơho.
ThS. Nguyễn Thị Oanh
&ThS. Nguyễn Thị Thu Hoài
Tài liệu tham khảo:[1]. Hà Công Tuấn, “Sử dụng Luật tục, hương ước - Một chiến lược quản lý rừng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 71 năm 2006, tr. 51-55.