Văn hóa áp dụng thủ tục hành chính của cơ quan hành chính nhà nước vào việc giải quyết các công việc của doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp trong hoạt động khởi nghiệp. Việc áp dụng một cách chất lượng, hiệu quả, đúng đắn, công bằng, khách quan, minh bạch sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, thể hiện sự cởi mở, quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, qua đó nắm bắt được cơ hội, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngược lại, tác động có thể theo chiều hướng tiêu cực nếu các cán bộ, công chức nhũng nhiễu, không áp dụng hoặc áp dụng sai các quy định sẽ gây cản trở, khó khăn. Qua đó, môi trường kinh doanh ở Việt Nam sẽ không được đánh giá cao, doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ cảm thấy thiếu sự hỗ trợ, quan tâm từ phía Nhà nước mà lùi bước không khởi nghiệp. Như vậy, có thể thấy trong hoạt động áp dụng pháp luật, việc tuân thủ các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước giữ một vai trò quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của các cá nhân, tổ chức cũng như doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực trạng pháp luật thủ tục hành chính hiện nay còn nhiều bất cập dẫn đến sự phức tạp trong quá trình áp dụng.
Để tìm hiểu thêm những lý luận về văn hóa áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động khởi nghiệp; thực trạng và nguyên nhân; giải pháp nâng cao văn hóa áp dụng thủ tục hành chính đối với hoạt động khởi nghiệp kính mời quý bạn đọc tìm đọc bài viết: “Văn hóa áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước và tác động đối với hoạt động khởi nghiệp” của TS. Bùi Tiến Đạt & Phạm Như Hoa đăng tải trên ấn phẩm 200 trang “Nhận diện rào cản pháp lý đối với hoạt động khởi nghiệp” năm 2019 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.