Theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Lý lịch tư pháp, công dân Việt Nam nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp nơi cư trú.
Căn cứ quy định nêu trên, đối với trường hợp của ông Nguyễn Văn A, nếu ông A yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong khoảng thời gian cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh đi nước ngoài (năm 1995), thì thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho ông A trong trường hợp này thuộc Sở Tư pháp tỉnh N. Nếu ông A yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong thời gian hiện đang tạm trú tại tỉnh H thì thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho ông A trong trường hợp này là Sở Tư pháp tỉnh H. Trường hợp ông A yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong thời gian ở Việt Nam (bao gồm cả thời gian cư trú ở Việt Nam trước khi xuất cảnh và thời gian hiện đang tạm trú tại tỉnh H với quốc tịch Úc), để tạo thuận lợi cho ông A trong việc yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, thì Sở Tư pháp tỉnh H thực hiện tiếp nhận và giải quyết hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho ông Nguyễn Văn A theo quy định.
2. Ông Q, nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại tỉnh B - nơi ông đăng ký hộ khẩu thường trú, sau khi kiểm tra hồ sơ của ông, cán bộ thụ lý hồ sơ đã từ chối nhận hồ sơ với lý do Giấy chứng minh nhân dân của ông Q được cấp đã quá 15 năm. Trường hợp này Sở Tư pháp tỉnh B từ chối nhận hồ sơ của ông Q có đúng hay không?
Theo quy định tại mục 4, phần I của Thông tư số 04/1999/TT-BCA ngày 29/4/1999 của Bộ Công an hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân có quy định: Chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm. Căn cứ vào các quy định pháp luật nêu trên, trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp sử dụng chứng minh nhân dân được cấp đã quá 15 năm là không hợp pháp.
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật Lý lịch tư pháp thì việc Sở Tư pháp tỉnh B từ chối nhận hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của ông Q là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, trong trường hợp này để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, cán bộ thụ lý hồ sơ có thể hướng dẫn ông Q đến cơ quan có thẩm quyền xin cấp đổi chứng minh thư nhân dân.
3. Sở Tư pháp tỉnh H hỏi, việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho đương sự được giải quyết như thế nào trong trường hợp kết quả tra cứu, xác minh thông tin lý lịch tư pháp cho thấy đương sự có hành vi vi phạm pháp luật và đang có lệnh truy nã (chưa bị Tòa tuyên án)?
Theo quy định tại Điều 9 Bộ Luật Tố tụng hình sự thì “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”, quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật Lý lịch tư pháp “lý lịch tư pháp chỉ được lập trên cơ sở bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật…” và quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật Lý lịch tư pháp “Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích…”.
Căn cứ quy định pháp luật nêu trên, đối với những trường hợp qua kết quả tra cứu, xác minh cho thấy đương sự có hành vi vi phạm pháp luật và đang có lệnh truy nã (chưa bị Tòa tuyên án), được hiểu là đương sự chưa bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Do vậy, đối với những trường hợp này, thì Sở Tư pháp tỉnh H thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho đương sự với nội dung xác nhận đương sự không có án tích.
Tuy nhiên, đây là trường hợp đương sự đang có lệnh truy nã, vì vậy, trước khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho đương sự, Sở Tư pháp tỉnh H nên thông báo cho cơ quan công an biết để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an trong trường hợp cần thiết.
4. Bà Nguyễn Thanh H hỏi, theo quy định của pháp luật, người nghèo và người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn được miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Vậy để được miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, những đối tượng này có cần phải có giấy tờ gì để chứng minh hay không?
Theo quy định của pháp luật, người nghèo và người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn được miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Để được miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp, người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải xuất trình được giấy tờ để chứng minh mình thuộc đối tượng người nghèo và người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn.
Để thống nhất việc thực hiện quy định miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp quy định tại các Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp đã có Công văn số 736/BTP-TTLLTPQG ngày 08/02/2012 về việc triển khai thực hiện Thông tư số 174/2011/TT-BTC ngày 02/12/2011 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Theo đó, người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật để được miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp, cơ quan thu lệ phí yêu cầu các đối tượng này xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực đang còn giá trị sử dụng của một trong các giấy tờ sau: Xuất trình Sổ hộ nghèo, Giấy xác nhận thuộc hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp cư trú cấp. Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn phải xuất trình giấy tờ chứng minh mình đang sống ở khu vực đặc biệt khó khăn như Sổ hộ khẩu, Giấy xác nhận tạm trú