Xóa án tích nói chung và đương nhiên được xóa án tích nói riêng là một trong những chế định thể hiện rõ nét tính nhân văn của pháp luật hình sự Việt Nam. Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, người được xóa án tích coi như chưa bị kết án. Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 cũng có quy định liên quan đến vấn đề xóa án tích. Theo Điều 33 Luật Lý lịch tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp người bị kết án được xóa án tích. Tuy nhiên trên thực tiễn, việc thực hiện nhiệm vụ này gặp rất nhiều khó khăn. Trong bài viết này, tác giả phân tích những quy định của pháp luật hình sự, pháp luật lý lịch tư pháp liên quan đến vấn đề xóa án tích; thực tiễn công tác xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích và những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện.
Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (Bộ luật Hình sự năm 2015) có nhiều quy định mới về vấn đề xóa án tích, không quy định Tòa án cấp giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích cho người bị kết án mà giao cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (LLTP) có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu LLTP xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này. Tuy nhiên, trong thực tiễn công tác xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích để cấp phiếu LLTP đang gặp phải những vướng mắc, bất cập...
1. Quy định của pháp luật hình sự về vấn đề xóa án tích
Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, người được xóa án tích coi như chưa bị kết án. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định có 02 loại xóa án tích: Đương nhiên được xóa án tích và xóa án tích theo quyết định của Tòa án, cụ thể:
(i) Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự (các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh). Điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 là quy định thời điểm để tính thời hạn xóa án tích sớm hơn so với Bộ luật Hình sự năm 1999 theo hướng kể từ khi người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án[1]; đồng thời, rút ngắn thời hạn để được xóa án tích theo hướng còn 02 năm (đối với trường hợp bị phạt tù đến 05 năm); 03 năm (đối với trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm) và 05 năm (đối với trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án) (khoản 2, 3 Điều 70).
Đặc biệt, Bộ luật Hình sự năm 2015 không quy định Tòa án cấp giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích cho người bị kết án, mà giao trách nhiệm cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu LLTP xác nhận không có án tích nếu có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự[2]. Khoản 4 Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu LLTP xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này”. Đồng thời, khoản 1 Điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP cấp phiếu LLTP là họ không có án tích.
(ii) Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự. Khác với trường hợp đương nhiên được xóa án tích, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc xóa án tích đối với những người đã bị kết án về các tội nêu trên (Điều 71 Bộ luật Hình sự năm 2015). Người bị kết án phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu xét thấy đủ điều kiện, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích (khoản 2 Điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015).
Ngoài ra, Bộ luật Hình sự năm 2015 (Điều 72) cũng quy định về việc xóa án tích trong trường hợp đặc biệt, theo đó, trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp liên quan đến vấn đề xóa án tích
Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 cũng có quy định liên quan đến vấn đề xóa án tích. Theo Điều 33 Luật Lý lịch tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ cập nhật, xử lý thông tin LLTP trong trường hợp người bị kết án được xóa án tích, cụ thể: (i) Khi nhận được giấy chứng nhận xóa án tích hoặc quyết định xóa án tích của Tòa án thì ghi “đã được xóa án tích” vào LLTP của người đó và (ii) Khi xác định một người có đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự thì ghi “đã được xóa án tích” vào LLTP của người đó.
Như vậy, theo quy định của Luật Lý lịch Tư pháp, trong quá trình cập nhật thông tin của người bị kết án, khi xác định được người bị kết án đã có đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ cập nhật thông tin, ghi rõ việc “đã được xóa án tích” vào LLTP của người bị kết án; trường hợp người đó có yêu cầu thì cấp phiếu LLTP với nội dung xác nhận là “không có án tích”.
Để hướng dẫn nội dung này, Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp (Điều 17) đã xác định rõ trách nhiệm của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp trong việc xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người bị kết án. Theo đó, việc xác minh được tiến hành trong trường hợp người bị kết án đã có đủ thời gian để đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự, nhưng Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp chưa nhận được giấy chứng nhận đương nhiên xóa án tích đối với người đó do Tòa án gửi đến.
Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ xác minh về việc người đó có bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời hạn đang có án tích hay không. Việc xác minh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú, làm việc sau khi chấp hành xong bản án. Cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân thực hiện phối hợp xác minh. Trong quá trình xác minh tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, nếu thấy cần thiết thì xác minh tại cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan. Trình tự, thủ tục xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích cũng được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP (Điều 25).
Ngoài việc xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích để cập nhật vào cơ sở dữ liệu LLTP như đã nêu ở trên, Luật Lý lịch tư pháp (khoản 3 Điều 44) cũng có quy định việc xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích để cấp phiếu LLTP, đó là “trong trường hợp cần thiết, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp phiếu LLTP”. Vì vậy, trong trường hợp thông tin về điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người bị kết án chưa được cập nhật vào cơ sở dữ liệu LLTP, chủ yếu là đối với thông tin có trước ngày 01/7/2010 (ngày Luật Lý lịch tư pháp có hiệu lực pháp luật), Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích để cấp phiếu LLTP. Quy trình xác minh cũng tương tự như đối với trường hợp xác minh thông tin để cập nhật vào cơ sở dữ liệu LLTP.
3. Thực tiễn công tác xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích
- Trước khi Bộ luật Hình sự năm 2015 được ban hành và có hiệu lực pháp luật, đối với những trường hợp người dân đã có án tích đến xin cấp phiếu LLTP, để bảo đảm thời hạn cấp phiếu LLTP, Sở Tư pháp thường hướng dẫn người dân đến Tòa án xin cấp giấy chứng nhận xóa án tích. Trên cơ sở giấy chứng nhận của Tòa án, Sở Tư pháp cấp phiếu LLTP cho người dân. Chỉ có một số ít trường hợp Sở Tư pháp trực tiếp xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp phiếu LLTP. Mặc dù xác minh với số lượng rất ít, nhưng các Sở Tư pháp đã gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất của các Sở Tư pháp khi thực hiện xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích, đó là không có đủ thông tin về bản án hình sự hoặc không có đủ thông tin về quá trình thi hành các quyết định của Tòa án trong bản án (như người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, án phí, trách nhiệm dân sự cũng như thông tin về người bị kết án có phạm tội mới trong thời gian có án tích?), đặc biệt là đối với thông tin có trước ngày 01/7/2010[3].
- Đối với trường hợp kết quả tra cứu của cơ quan Công an xác nhận là có án tích, nếu người bị kết án đã đủ thời gian để đương nhiên được xóa án tích, Sở Tư pháp phải đề nghị Tòa án đã xét xử cung cấp bản án và các cơ quan có liên quan cung cấp thông tin về quá trình thi hành án, chủ yếu là đối với các bản án có trước ngày 01/7/2010. Nhiều trường hợp, bản án đã được Tòa án tuyên trước đây nhiều năm nên người bị kết án cũng như Tòa án và các cơ quan có liên quan không còn lưu giữ được hồ sơ bản án và các giấy tờ, tài liệu liên quan đến quá trình thi hành bản án... Cơ quan cấp phiếu LLTP còn gặp khó khăn đối với những trường hợp kết quả xác minh của cơ quan Công an cho thấy đương sự đã từng có hành vi vi phạm pháp luật (bị bắt, bị lập danh chỉ bản...) nhưng không có thông tin về kết quả xử lý cuối cùng nên phải tiến hành xác minh tiếp tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an, nơi trước đây đã thụ lý, giải quyết vụ việc để có kết quả rõ ràng về tình trạng án tích của đương sự. Đặc biệt, cơ quan cấp phiếu gặp rất nhiều khó khăn đối với những trường hợp người được cấp phiếu có nhiều án tích hoặc cư trú ở nhiều địa phương khác nhau. Có những trường hợp, Sở Tư pháp đã phải xác minh đến 07 - 08 cơ quan, trong khoảng 04 - 05 tháng nhưng vẫn chưa đủ căn cứ xác định rõ tình trạng án tích của công dân để cấp phiếu LLTP.
- Kể từ ngày Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành thì toàn bộ việc xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp phiếu LLTP sẽ do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP (Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các Sở Tư pháp) thực hiện. Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định một trong những điều kiện đương nhiên được xóa án tích là người bị kết án không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn Bộ luật này quy định (khoản 2 Điều 70). Một người được xác định là thực hiện hành vi phạm tội khi người đó bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Trong khi đó, cơ sở dữ liệu LLTP hiện nay chỉ lưu trữ, quản lý thông tin từ giai đoạn có bản án có hiệu lực pháp luật (bị kết án), không quản lý và lưu trữ các thông tin từ giai đoạn khởi tố. Chính vì vậy, thủ tục xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thường mất rất nhiều thời gian do phải đi xác minh tại nhiều nơi, nhiều cơ quan khác nhau và hầu hết các trường hợp đã có án tích đến yêu cầu cấp phiếu LLTP đều bị chậm thời gian, ảnh hưởng đến quyền của người được cấp phiếu LLTP.
- Hơn nữa, công tác xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan cũng như đòi hỏi cán bộ làm công tác này phải có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu về pháp luật hình sự và pháp luật về LLTP. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ làm công tác LLTP tại các Sở Tư pháp còn thiếu về số lượng, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác của Sở Tư pháp.
- Có quan điểm cho rằng, trường hợp kết quả tra cứu của cơ quan Công an xác nhận là “có án tích” và người bị kết án đã có đủ điều kiện về thời gian để đương nhiên được xóa án tích thì Sở Tư pháp vẫn thực hiện cấp phiếu LLTP với nội dung xác nhận là “có án tích”. Còn việc Sở Tư pháp thực hiện các thủ tục thu thập bản án, thông tin về quá trình thi hành bản án và điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người được cấp phiếu LLTP không nằm trong quy trình cấp phiếu LLTP, mà đây là một quy trình riêng trong xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP của Sở Tư pháp. Sở Tư pháp chỉ cấp phiếu với nội dung “không có án tích” khi thông tin về việc đương nhiên được xóa án tích đã được cập nhật vào cơ sở dữ liệu LLTP.
Về vấn đề này, tác giả cho rằng, theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, phiếu LLTP là giấy tờ xác nhận cá nhân có hay không có án tích. Cũng theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP có trách nhiệm cập nhật thông tin về án tích và tình trạng thi hành án vào LLTP của người bị kết án, bao gồm cả thông tin về việc đương nhiên được xóa án tích (Điều 33 Luật Lý lịch tư pháp). Tuy nhiên, Luật Lý lịch tư pháp cũng quy định, trường hợp cần thiết, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp phiếu LLTP (khoản 3 Điều 44). Như vậy, trường hợp người bị kết án đã đủ điều kiện được đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự nhưng thông tin này chưa được cập nhật vào cơ sở dữ liệu LLTP thì Sở Tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia có trách nhiệm xác minh về điều kiện được đương nhiên được xóa án tích khi cấp phiếu LLTP. Quy trình xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 111/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT/BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP.
4. Một số đề xuất, kiến nghị
Để bảo đảm thi hành những quy định mới liên quan đến vấn đề xóa án tích của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, đồng thời khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn công tác xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích trong thời gian qua, tác giả có một số đề xuất, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã giao hoàn toàn trách nhiệm cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP trong việc theo dõi vấn đề xóa án tích đương nhiên của người bị kết án. Do đó, để phục vụ việc xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích, bảo đảm thời hạn cấp phiếu LLTP cho cá nhân theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như đã nêu trên, cần thiết bổ sung quy định cụ thể về cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP và các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự... về điều kiện đương nhiên xóa án tích của người bị kết án, đặc biệt là thông tin về hành vi phạm tội mới trong thời gian có án tích của người bị kết án. Cũng cần nghiên cứu, bổ sung quy định trường hợp những bản án được tuyên trước đây nhưng các cơ quan có thẩm quyền không còn lưu trữ được hồ sơ bản án, quá trình thi hành án nên không cung cấp được thông tin về án tích của người đã bị kết án thì cơ quan cấp phiếu LLTP được xác nhận là người đó “không có án tích” trong phiếu LLTP.
Thứ hai, một số Sở Tư pháp đề nghị quy định vấn đề xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích là một thủ tục hành chính riêng biệt, tách riêng với thủ tục cấp phiếu LLTP, có mức phí riêng và thời hạn giải quyết riêng. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, khoản 4 Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định: “Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu LLTP xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này” và trên cơ sở quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, khoản 1 Điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật Hình sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP cấp phiếu LLTP là họ không có án tích”, Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chỉ quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP trong cập nhật thông tin về tình hình án tích và cấp phiếu LLTP cho cá nhân khi có yêu cầu mà không quy định thủ tục riêng về xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích. Hiện nay, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP có nhiệm vụ theo dõi, cập nhật thông tin về án tích của người bị kết án, trong đó có thông tin về điều kiện đương nhiên được xóa án tích (trừ thông tin về hành vi phạm tội mới). Chính vì vậy, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP cần tăng cường công tác cung cấp, tiếp nhận thông tin LLTP để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP, chủ động định kỳ tiến hành rà soát, xác minh, cập nhật thông tin về điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người đã bị kết án vào cơ sở dữ liệu LLTP nhằm bảo đảm vai trò chủ động của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp trong xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP và cấp phiếu LLTP.
Thứ ba, tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, trong đó chú trọng bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ xử lý, cập nhật thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP và cấp phiếu LLTP, những nội dung mới có liên quan đến lĩnh vực LLTP của Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, đặc biệt là nghiệp vụ xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích.
Thứ tư, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác LLTP, áp dụng các phương thức cấp phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, cấp phiếu LLTP trực tuyến, đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn thời hạn cấp phiếu LLTP, tạo thuận lợi nhất cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu cấp phiếu LLTP.
Xóa án tích nói chung và đương nhiên được xóa án tích nói riêng là một trong những chế định thể hiện rõ nét tính nhân văn của pháp luật hình sự Việt Nam. Tính nhân văn đó càng được thể hiện đậm nét hơn khi những người đã được xóa án tích nhận được phiếu LLTP có nội dung xác nhận là “không có án tích”. Với xác nhận này của phiếu LLTP, người được xóa án tích mới “thực sự” coi như chưa bị kết án để tham gia vào các quan hệ xã hội như xin việc làm, xin cấp giấy phép làm một số ngành nghề, du học, xuất khẩu lao động... và tái hòa nhập cộng đồng một cách dễ dàng hơn.
[1]. Trước đây, theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), thời điểm để tính thời hạn xóa án tích là kể từ khi người bị kết án chấp hành xong bản án (chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác trong bản án (nghĩa vụ dân sự, án phí…) hoặc kể từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.
[2]. Khoản 2 và 3 Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015.
[3]. Theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, cơ sở dữ liệu LLTP được xây dựng từ ngày 01/7/2010 (ngày Luật Lý lịch tư pháp có hiệu lực pháp luật). Đối với thông tin có trước ngày 01/7/2010, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát và các cơ quan có liên quan xác minh, thu thập thông tin để cấp phiếu LLTP.
Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (Bộ luật Hình sự năm 2015) có nhiều quy định mới về vấn đề xóa án tích, không quy định Tòa án cấp giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích cho người bị kết án mà giao cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (LLTP) có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu LLTP xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này. Tuy nhiên, trong thực tiễn công tác xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích để cấp phiếu LLTP đang gặp phải những vướng mắc, bất cập...
1. Quy định của pháp luật hình sự về vấn đề xóa án tích
Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, người được xóa án tích coi như chưa bị kết án. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định có 02 loại xóa án tích: Đương nhiên được xóa án tích và xóa án tích theo quyết định của Tòa án, cụ thể:
(i) Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự (các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh). Điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 là quy định thời điểm để tính thời hạn xóa án tích sớm hơn so với Bộ luật Hình sự năm 1999 theo hướng kể từ khi người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án[1]; đồng thời, rút ngắn thời hạn để được xóa án tích theo hướng còn 02 năm (đối với trường hợp bị phạt tù đến 05 năm); 03 năm (đối với trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm) và 05 năm (đối với trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án) (khoản 2, 3 Điều 70).
Đặc biệt, Bộ luật Hình sự năm 2015 không quy định Tòa án cấp giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích cho người bị kết án, mà giao trách nhiệm cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu LLTP xác nhận không có án tích nếu có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự[2]. Khoản 4 Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu LLTP xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này”. Đồng thời, khoản 1 Điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP cấp phiếu LLTP là họ không có án tích.
(ii) Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự. Khác với trường hợp đương nhiên được xóa án tích, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc xóa án tích đối với những người đã bị kết án về các tội nêu trên (Điều 71 Bộ luật Hình sự năm 2015). Người bị kết án phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu xét thấy đủ điều kiện, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích (khoản 2 Điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015).
Ngoài ra, Bộ luật Hình sự năm 2015 (Điều 72) cũng quy định về việc xóa án tích trong trường hợp đặc biệt, theo đó, trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp liên quan đến vấn đề xóa án tích
Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 cũng có quy định liên quan đến vấn đề xóa án tích. Theo Điều 33 Luật Lý lịch tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ cập nhật, xử lý thông tin LLTP trong trường hợp người bị kết án được xóa án tích, cụ thể: (i) Khi nhận được giấy chứng nhận xóa án tích hoặc quyết định xóa án tích của Tòa án thì ghi “đã được xóa án tích” vào LLTP của người đó và (ii) Khi xác định một người có đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự thì ghi “đã được xóa án tích” vào LLTP của người đó.
Như vậy, theo quy định của Luật Lý lịch Tư pháp, trong quá trình cập nhật thông tin của người bị kết án, khi xác định được người bị kết án đã có đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ cập nhật thông tin, ghi rõ việc “đã được xóa án tích” vào LLTP của người bị kết án; trường hợp người đó có yêu cầu thì cấp phiếu LLTP với nội dung xác nhận là “không có án tích”.
Để hướng dẫn nội dung này, Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp (Điều 17) đã xác định rõ trách nhiệm của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp trong việc xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người bị kết án. Theo đó, việc xác minh được tiến hành trong trường hợp người bị kết án đã có đủ thời gian để đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự, nhưng Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp chưa nhận được giấy chứng nhận đương nhiên xóa án tích đối với người đó do Tòa án gửi đến.
Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ xác minh về việc người đó có bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời hạn đang có án tích hay không. Việc xác minh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú, làm việc sau khi chấp hành xong bản án. Cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân thực hiện phối hợp xác minh. Trong quá trình xác minh tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, nếu thấy cần thiết thì xác minh tại cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan. Trình tự, thủ tục xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích cũng được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP (Điều 25).
Ngoài việc xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích để cập nhật vào cơ sở dữ liệu LLTP như đã nêu ở trên, Luật Lý lịch tư pháp (khoản 3 Điều 44) cũng có quy định việc xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích để cấp phiếu LLTP, đó là “trong trường hợp cần thiết, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp phiếu LLTP”. Vì vậy, trong trường hợp thông tin về điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người bị kết án chưa được cập nhật vào cơ sở dữ liệu LLTP, chủ yếu là đối với thông tin có trước ngày 01/7/2010 (ngày Luật Lý lịch tư pháp có hiệu lực pháp luật), Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích để cấp phiếu LLTP. Quy trình xác minh cũng tương tự như đối với trường hợp xác minh thông tin để cập nhật vào cơ sở dữ liệu LLTP.
3. Thực tiễn công tác xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích
- Trước khi Bộ luật Hình sự năm 2015 được ban hành và có hiệu lực pháp luật, đối với những trường hợp người dân đã có án tích đến xin cấp phiếu LLTP, để bảo đảm thời hạn cấp phiếu LLTP, Sở Tư pháp thường hướng dẫn người dân đến Tòa án xin cấp giấy chứng nhận xóa án tích. Trên cơ sở giấy chứng nhận của Tòa án, Sở Tư pháp cấp phiếu LLTP cho người dân. Chỉ có một số ít trường hợp Sở Tư pháp trực tiếp xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp phiếu LLTP. Mặc dù xác minh với số lượng rất ít, nhưng các Sở Tư pháp đã gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất của các Sở Tư pháp khi thực hiện xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích, đó là không có đủ thông tin về bản án hình sự hoặc không có đủ thông tin về quá trình thi hành các quyết định của Tòa án trong bản án (như người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, án phí, trách nhiệm dân sự cũng như thông tin về người bị kết án có phạm tội mới trong thời gian có án tích?), đặc biệt là đối với thông tin có trước ngày 01/7/2010[3].
- Đối với trường hợp kết quả tra cứu của cơ quan Công an xác nhận là có án tích, nếu người bị kết án đã đủ thời gian để đương nhiên được xóa án tích, Sở Tư pháp phải đề nghị Tòa án đã xét xử cung cấp bản án và các cơ quan có liên quan cung cấp thông tin về quá trình thi hành án, chủ yếu là đối với các bản án có trước ngày 01/7/2010. Nhiều trường hợp, bản án đã được Tòa án tuyên trước đây nhiều năm nên người bị kết án cũng như Tòa án và các cơ quan có liên quan không còn lưu giữ được hồ sơ bản án và các giấy tờ, tài liệu liên quan đến quá trình thi hành bản án... Cơ quan cấp phiếu LLTP còn gặp khó khăn đối với những trường hợp kết quả xác minh của cơ quan Công an cho thấy đương sự đã từng có hành vi vi phạm pháp luật (bị bắt, bị lập danh chỉ bản...) nhưng không có thông tin về kết quả xử lý cuối cùng nên phải tiến hành xác minh tiếp tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an, nơi trước đây đã thụ lý, giải quyết vụ việc để có kết quả rõ ràng về tình trạng án tích của đương sự. Đặc biệt, cơ quan cấp phiếu gặp rất nhiều khó khăn đối với những trường hợp người được cấp phiếu có nhiều án tích hoặc cư trú ở nhiều địa phương khác nhau. Có những trường hợp, Sở Tư pháp đã phải xác minh đến 07 - 08 cơ quan, trong khoảng 04 - 05 tháng nhưng vẫn chưa đủ căn cứ xác định rõ tình trạng án tích của công dân để cấp phiếu LLTP.
- Kể từ ngày Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành thì toàn bộ việc xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp phiếu LLTP sẽ do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP (Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các Sở Tư pháp) thực hiện. Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định một trong những điều kiện đương nhiên được xóa án tích là người bị kết án không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn Bộ luật này quy định (khoản 2 Điều 70). Một người được xác định là thực hiện hành vi phạm tội khi người đó bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Trong khi đó, cơ sở dữ liệu LLTP hiện nay chỉ lưu trữ, quản lý thông tin từ giai đoạn có bản án có hiệu lực pháp luật (bị kết án), không quản lý và lưu trữ các thông tin từ giai đoạn khởi tố. Chính vì vậy, thủ tục xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thường mất rất nhiều thời gian do phải đi xác minh tại nhiều nơi, nhiều cơ quan khác nhau và hầu hết các trường hợp đã có án tích đến yêu cầu cấp phiếu LLTP đều bị chậm thời gian, ảnh hưởng đến quyền của người được cấp phiếu LLTP.
- Hơn nữa, công tác xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan cũng như đòi hỏi cán bộ làm công tác này phải có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu về pháp luật hình sự và pháp luật về LLTP. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ làm công tác LLTP tại các Sở Tư pháp còn thiếu về số lượng, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác của Sở Tư pháp.
- Có quan điểm cho rằng, trường hợp kết quả tra cứu của cơ quan Công an xác nhận là “có án tích” và người bị kết án đã có đủ điều kiện về thời gian để đương nhiên được xóa án tích thì Sở Tư pháp vẫn thực hiện cấp phiếu LLTP với nội dung xác nhận là “có án tích”. Còn việc Sở Tư pháp thực hiện các thủ tục thu thập bản án, thông tin về quá trình thi hành bản án và điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người được cấp phiếu LLTP không nằm trong quy trình cấp phiếu LLTP, mà đây là một quy trình riêng trong xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP của Sở Tư pháp. Sở Tư pháp chỉ cấp phiếu với nội dung “không có án tích” khi thông tin về việc đương nhiên được xóa án tích đã được cập nhật vào cơ sở dữ liệu LLTP.
Về vấn đề này, tác giả cho rằng, theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, phiếu LLTP là giấy tờ xác nhận cá nhân có hay không có án tích. Cũng theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP có trách nhiệm cập nhật thông tin về án tích và tình trạng thi hành án vào LLTP của người bị kết án, bao gồm cả thông tin về việc đương nhiên được xóa án tích (Điều 33 Luật Lý lịch tư pháp). Tuy nhiên, Luật Lý lịch tư pháp cũng quy định, trường hợp cần thiết, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp phiếu LLTP (khoản 3 Điều 44). Như vậy, trường hợp người bị kết án đã đủ điều kiện được đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự nhưng thông tin này chưa được cập nhật vào cơ sở dữ liệu LLTP thì Sở Tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia có trách nhiệm xác minh về điều kiện được đương nhiên được xóa án tích khi cấp phiếu LLTP. Quy trình xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 111/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT/BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP.
4. Một số đề xuất, kiến nghị
Để bảo đảm thi hành những quy định mới liên quan đến vấn đề xóa án tích của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, đồng thời khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn công tác xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích trong thời gian qua, tác giả có một số đề xuất, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã giao hoàn toàn trách nhiệm cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP trong việc theo dõi vấn đề xóa án tích đương nhiên của người bị kết án. Do đó, để phục vụ việc xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích, bảo đảm thời hạn cấp phiếu LLTP cho cá nhân theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như đã nêu trên, cần thiết bổ sung quy định cụ thể về cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP và các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự... về điều kiện đương nhiên xóa án tích của người bị kết án, đặc biệt là thông tin về hành vi phạm tội mới trong thời gian có án tích của người bị kết án. Cũng cần nghiên cứu, bổ sung quy định trường hợp những bản án được tuyên trước đây nhưng các cơ quan có thẩm quyền không còn lưu trữ được hồ sơ bản án, quá trình thi hành án nên không cung cấp được thông tin về án tích của người đã bị kết án thì cơ quan cấp phiếu LLTP được xác nhận là người đó “không có án tích” trong phiếu LLTP.
Thứ hai, một số Sở Tư pháp đề nghị quy định vấn đề xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích là một thủ tục hành chính riêng biệt, tách riêng với thủ tục cấp phiếu LLTP, có mức phí riêng và thời hạn giải quyết riêng. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, khoản 4 Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định: “Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu LLTP xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này” và trên cơ sở quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, khoản 1 Điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật Hình sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP cấp phiếu LLTP là họ không có án tích”, Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chỉ quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP trong cập nhật thông tin về tình hình án tích và cấp phiếu LLTP cho cá nhân khi có yêu cầu mà không quy định thủ tục riêng về xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích. Hiện nay, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP có nhiệm vụ theo dõi, cập nhật thông tin về án tích của người bị kết án, trong đó có thông tin về điều kiện đương nhiên được xóa án tích (trừ thông tin về hành vi phạm tội mới). Chính vì vậy, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP cần tăng cường công tác cung cấp, tiếp nhận thông tin LLTP để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP, chủ động định kỳ tiến hành rà soát, xác minh, cập nhật thông tin về điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người đã bị kết án vào cơ sở dữ liệu LLTP nhằm bảo đảm vai trò chủ động của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp trong xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP và cấp phiếu LLTP.
Thứ ba, tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, trong đó chú trọng bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ xử lý, cập nhật thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP và cấp phiếu LLTP, những nội dung mới có liên quan đến lĩnh vực LLTP của Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, đặc biệt là nghiệp vụ xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích.
Thứ tư, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác LLTP, áp dụng các phương thức cấp phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, cấp phiếu LLTP trực tuyến, đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn thời hạn cấp phiếu LLTP, tạo thuận lợi nhất cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu cấp phiếu LLTP.
Xóa án tích nói chung và đương nhiên được xóa án tích nói riêng là một trong những chế định thể hiện rõ nét tính nhân văn của pháp luật hình sự Việt Nam. Tính nhân văn đó càng được thể hiện đậm nét hơn khi những người đã được xóa án tích nhận được phiếu LLTP có nội dung xác nhận là “không có án tích”. Với xác nhận này của phiếu LLTP, người được xóa án tích mới “thực sự” coi như chưa bị kết án để tham gia vào các quan hệ xã hội như xin việc làm, xin cấp giấy phép làm một số ngành nghề, du học, xuất khẩu lao động... và tái hòa nhập cộng đồng một cách dễ dàng hơn.
ThS. Đỗ Thúy Lan
Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia
Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia
[1]. Trước đây, theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), thời điểm để tính thời hạn xóa án tích là kể từ khi người bị kết án chấp hành xong bản án (chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác trong bản án (nghĩa vụ dân sự, án phí…) hoặc kể từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.
[2]. Khoản 2 và 3 Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015.
[3]. Theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, cơ sở dữ liệu LLTP được xây dựng từ ngày 01/7/2010 (ngày Luật Lý lịch tư pháp có hiệu lực pháp luật). Đối với thông tin có trước ngày 01/7/2010, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát và các cơ quan có liên quan xác minh, thu thập thông tin để cấp phiếu LLTP.