Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là một loại giấy tờ hộ tịch, do cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền cấp theo yêu cầu của công dân nhằm chứng minh tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc thực hiện các giao dịch dân sự, thực hiện các thủ tục hành chính khác. Thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (giấy XNTTHN) theo quy định của Luật Hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch đã có sự đổi mới cơ bản về “chất”, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Tuy nhiên, cũng còn có ý kiến cho rằng, cá nhân vẫn gặp nhiều khó khăn, vẫn chưa được tạo điều kiện khi làm thủ tục đề nghị cấp giấy XNTTHN.
Thông qua phân tích, đánh giá một số tình huống thực tế, bài viết này chỉ rõ những ưu điểm của quy định pháp luật hộ tịch hiện hành về việc cấp giấy XNTTHN, đồng thời, cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cả về thể chế và thực tiễn liên quan đến thủ tục này.
1. Những điểm mới thuận lợi cho người dân của pháp luật hiện hành về cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Thứ nhất, thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được quy định tập trung[1], phân định rõ thẩm quyền của cơ quan đăng ký hộ tịch trong và ngoài nước
Theo quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành, thẩm quyền cấp giấy XNTTHN cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi công dân thường trú; trong trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú thì thẩm quyền cấp giấy XNTTHN thuộc UBND cấp xã nơi người đó đăng ký tạm trú. Đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có yêu cầu cấp giấy XNTTHN thì thẩm quyền thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài. Như vậy, công dân Việt Nam cư trú ở trong nước/nước ngoài, ra nước ngoài cư trú/đã cư trú ở nước ngoài về Việt Nam đều có quyền yêu cầu XNTTHN. Việc cấp giấy XNTTHN tùy thuộc theo nơi cư trú và thời gian cư trú thực tế của công dân.
Thứ hai, phạm vi cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được mở rộng hơn
Nếu như trước đây, theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì chỉ trong trường hợp người có yêu cầu cấp chưa bao giờ kết hôn hoặc có kết hôn nhưng đã ly hôn/góa vợ/góa chồng, tức là tại thời đề nghị cấp giấy XNTTHN phải là người không có vợ/không có chồng thì mới được cấp giấy XNTTHN - thực chất chỉ là giấy xác nhận độc thân, dẫn đến nhiều trường hợp yêu cầu được xác nhận tình trạng hôn nhân trước khi kết hôn hoặc XNTTHN nhân theo từng giai đoạn để chứng minh quyền sở hữu tài sản, hoàn tất thủ tục mua bán nhà, đất... đều không có cơ sở để giải quyết.
Giấy XNTTHN theo quy định của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP được cấp đúng với tình trạng hôn nhân thực tế của người yêu cầu, theo bất kỳ khoảng thời gian nào mà người yêu cầu đưa ra, không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân hiện tại, không phụ thuộc vào việc người đó đã kết hôn hay chưa. Quy định này cũng bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc cấp giấy XNTTHN cho người đã qua nhiều nơi thường trú khác nhau (với điều kiện người có yêu cầu phải có giấy tờ chứng minh về nơi cư trú). Do đó, việc cấp giấy XNTTHN sẽ phù hợp theo đúng tên gọi của giấy tờ, xác nhận cho tất cả các trường hợp: Chưa đăng ký kết hôn; đang có vợ/chồng; có đăng ký kết hôn nhưng đã ly hôn; có đăng ký kết hôn nhưng vợ/chồng đã chết…
Thứ ba, chặt chẽ trong trình tự giải quyết, nhưng vẫn bảo đảm cải cách thủ tục, không gây phiền hà cho người dân
Đối với trường hợp người yêu cầu cấp giấy XNTTHN đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, trước hết, người đó phải có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình; trường hợp người có yêu cầu không tự chứng minh được thì UBND cấp xã không được buộc người dân phải trở về nơi thường trú trước đây để làm thủ tục cấp giấy XNTTHN, mà có trách nhiệm chủ động gửi văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú phối hợp kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian cư trú trước đây. Trường hợp quá thời hạn mà không nhận được văn bản trả lời kết quả xác minh thì người có yêu cầu cấp giấy XNTTHN phải lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình.
Bên cạnh đó, trước đây, theo quy định của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, trình tự, thủ tục cấp giấy XNTTHN để sử dụng ở trong nước và kết hôn ở nước ngoài là khác nhau[2,] dễ dẫn đến nhầm lẫn, thậm chí bị lợi dụng để trục lợi. Do đó, để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tránh gây phiền hà, nhầm lẫn, thiếu thống nhất, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục cấp giấy XNTTHN áp dụng chung cho mọi trường hợp, UBND cấp xã quyết định việc cấp giấy XNTTHN mà không phải xin ý kiến cơ quan quản lý cấp trên như trước đây.
2. Vướng mắc, khó khăn khi thực hiện thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Tuy quy định về việc cấp giấy XNTTHN đã có nhiều thuận lợi, nhưng thực tế vẫn có những trường hợp gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục này, cụ thể:
Một là, khó khăn trong việc chứng minh tình trạng hôn nhân của công dân trong thời gian cư trú ở nước ngoài nay đã về Việt Nam thường trú
Hầu hết, các trường hợp này không có giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân thời gian cư trú ở nước ngoài (giấy XNTTHN do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp) vì công dân đã về Việt Nam cư trú, không thể trực tiếp tới các cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài để làm thủ tục cấp giấy XNTTHN, việc ủy quyền cho người quen, người thân thích ở nước ngoài thực hiện thay cũng khó khả thi.
Hai là, trường hợp bị mất giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sẽ gặp khó khăn khi muốn được cấp lại, do chưa có quy định hướng dẫn cụ thể
Khoản 6 Điều 22 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định: Giấy XNTTHN hết thời hạn sử dụng hoặc công dân có yêu cầu cấp lại giấy XNTTHN để sử dụng vào mục đích khác thì cơ quan đăng ký hộ tịch cấp lại giấy XNTTHN cho công dân, nhưng công dân phải nộp lại giấy XNTTHN đã được cấp trước đó.
Thực tế, nhiều trường hợp đã được cấp giấy XNTTHN để đăng ký kết hôn (đặc biệt là kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài) nhưng họ làm mất giấy XNTTHN nay có yêu cầu cấp lại giấy XNTTHN, cơ quan đăng ký hộ tịch lúng túng không có cơ sở để giải quyết, do Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, Thông tư số 15/2015/TT-BTP chưa có quy định hướng dẫn giải quyết đối với trường hợp này.
Ba là, quy định về thời hạn sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chưa thực sự khả thi
Về thời hạn sử dụng giấy XNTTHN, khoản 1 Điều 23 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định: Giấy XNTTHN có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp. Quy định này cũng đã bộc lộ một số bất cập trên thực tế, vì “tình trạng hôn nhân” là dữ liệu biến động, có thể thay đổi ngay sau khi công dân được cấp giấy XNTTHN (từ chưa có vợ/chồng thành đã có vợ/chồng, từ đang có vợ/chồng thành đã ly hôn/vợ/chồng đã chết…), do đó, công dân vẫn sử dụng giấy XNTTHN đã được cấp để thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính thì không bảo đảm tính xác thực về tình trạng hôn nhân. Bên cạnh đó, đối với trường hợp công dân xin XNTTHN ở nơi đã từng đăng ký thường trú trước đây (XNTTHN trong một khoảng thời gian nhất định), về nguyên tắc, tình trạng hôn nhân trong thời gian này là ổn định, không có sự thay đổi, nên nhiều ý kiến cho rằng không cần thiết phải quy định thời hạn sử dụng trong giấy XNTTHN đối với trường hợp này. Mặc dù nhận diện được vấn đề bất cập này, nhưng với cơ chế quản lý có tính chất “thủ công, cắt khúc” như hiện nay, khó có thể có giải pháp khắc phục. Bất cập này chỉ có thể được giải quyết nếu thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thống nhất trên toàn quốc, các thông tin hộ tịch của cá nhân được cập nhật vào hệ thống ngay tại thời điểm đăng ký, cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch có thể khai thác không phụ thuộc vào không gian và thời gian thì mới bảo đảm thông tin về tình trạng hôn nhân là xác thực, đúng thực tế; thậm chí, phần lớn trường hợp sẽ không cần phải cấp giấy XNTTHN.
Bốn là, xác nhận tình trạng hôn nhân cho những trường hợp “hôn nhân thực tế” còn nhiều bất cập
Hiện nay, việc xác định các trường hợp hôn nhân thực tế vẫn được áp dụng theo quy định của Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/9/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP và Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Theo đó, vẫn công nhận quan hệ hôn nhân thực tế đối với trường hợp xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 nếu thỏa mãn một trong các điều kiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP[3] và coi là người đang có vợ/có chồng đối với các trường hợp thỏa mãn điều kiện hôn nhân thực tế và chưa có sự kiện chết/ly hôn, dẫn đến có tình trạng chỉ có quan hệ chung sống với nhau thời gian không dài (02 - 03 năm) nhưng vẫn được coi là hôn nhân thực tế, nhưng sau khi hai người đã chấm dứt chung sống, thậm chí chung sống với người khác/một trong hai bên bỏ đi biệt tích, nay người còn lại có yêu cầu cấp xác nhận tình trạng hôn nhân mà xác định đó là người đang có vợ/có chồng thì hết sức bất cập và cực kỳ khó khăn cho người dân.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 131 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”. Như vậy, đối với những trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 sẽ áp dụng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 để giải quyết. Do đó, nếu áp dụng quy định tại Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 và Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP là 02 văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để xác định những trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 là không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 131 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Đồng thời, khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chỉ quy định trường hợp “nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng”, đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 không có quy định cụ thể tại Điều này. Do vậy, để có cơ sở giải quyết các yêu cầu đăng ký hộ tịch đối với những trường hợp này trên thực tế, cần nghiên cứu bổ sung quy định hướng dẫn xác định các trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987.
Năm là, việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân vẫn chịu tác động do các quy định pháp luật khác có liên quan như pháp luật cư trú, pháp luật công chứng
Như đã nêu tại mục 1, thẩm quyền cấp giấy XNTTHN cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước được quy định tập trung về một mối thuộc UBND cấp xã. Đối với trường hợp cán bộ, chiến sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân, theo quy định của Luật Cư trú thì nơi cư trú của người đang làm nghĩa vụ quân sự hoặc đang phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân; đồng thời, theo quy định của ngành này, công dân phải sinh hoạt tập trung (hộ khẩu tập thể) và cơ quan, đơn vị quản lý về quân số, tình trạng hôn nhân và thẩm tra về lý lịch khi công dân kết hôn.
Tuy nhiên, quy định về hộ khẩu tập thể như thế nào, giấy tờ để chứng minh, hộ khẩu tập thể có thể hiện cụ thể thời gian thường trú của cán bộ, chiến sỹ, có bắt buộc xóa đăng ký thường trú để sinh hoạt tập thể tại các đơn vị lực lượng vũ trang hay không vẫn chưa đầy đủ, gây khó khăn cho cơ quan đăng ký hộ tịch khi xác định thẩm quyền cấp giấy XNTTHN, đăng ký kết hôn…
Hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức yêu cầu cả người chết phải nộp giấy XNTTHN. Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành không quy định về việc cấp giấy XNTTHN cho người chết. Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 15/2015/TT-BTP thì người có yêu cầu cấp giấy XNTTHN trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Do đó, yêu cầu cấp giấy XNTTHN cho người chết không có cơ sở để thực hiện; đồng thời, liên quan đến trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch của người dân, nếu cần thiết thì các tổ chức hành nghề công chứng phải tiến hành xác minh, không nên yêu cầu thêm các giấy tờ, thủ tục không có theo quy định, gây phiền hà cho người dân, tăng áp lực công việc hộ tịch cho UBND cấp xã[4].
Từ những vướng mắc, bất cập đã nêu ở trên liên quan đến thủ tục cấp giấy XNTTHN, có thể thấy, cần sớm hoàn thiện để đưa CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc vào vận hành thống nhất trên toàn quốc, kết nối chia sẻ thông tin, dữ liệu với CSDL quốc gia về dân cư và các CSDL điện tử của các ngành khác có liên quan, kịp thời đáp ứng xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời, khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự có yêu cầu chứng minh về tình trạng hôn nhân, người dân sẽ không phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy XNTTHN. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển tiếp, các cơ quan có thẩm quyền vẫn cần nghiên cứu bổ sung các quy định pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật nói chung, pháp luật hộ tịch nói riêng, trong đó có quy định về cấp giấy XNTTHN, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, giúp cơ quan đăng ký hộ tịch không còn lúng túng khi thực hiện thủ tục cấp giấy XNTTHN cho người dân.
[1]. Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì: Đối với cán bộ, chiến sỹ đang công tác trong lực lượng vũ trang thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.
[2]. Trường hợp cấp giấy XNTTHN để đăng ký kết hôn trong nước hoặc sử dụng vào mục đích khác: UBND cấp xã thụ lý, giải quyết và cấp xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu.
Trường hợp cấp giấy XNTTHN cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài: UBND cấp xã thụ lý, gửi hồ sơ xin ý kiến Sở Tư pháp, Sở Tư pháp phỏng vấn, xác minh và có công văn trả lời UBND cấp xã; trên cơ sở văn bản trả lời của Sở Tư pháp, UBND cấp xã quyết định việc cấp hay không cấp giấy XNTTHN cho người có yêu cầu.
[3]. Theo hướng dẫn tại điểm c Mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì: “Được coi là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;
- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
- Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.
Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình”.
[4]. Hiện nay, vẫn còn có những cơ quan, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính (phần lớn là tổ chức hành nghề công chứng) yêu cầu người dân phải nộp giấy XNTTHN của người liên quan đến hợp đồng, giao dịch, kể cả đối với người đã chết. Xem bài: Xác nhận tình trạng hôn nhân cho… người chết, https://plo.vn/phap-luat/xac-nhan-tinh-trang-hon-nhan-cho-nguoi-chet-696103.html.
Thông qua phân tích, đánh giá một số tình huống thực tế, bài viết này chỉ rõ những ưu điểm của quy định pháp luật hộ tịch hiện hành về việc cấp giấy XNTTHN, đồng thời, cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cả về thể chế và thực tiễn liên quan đến thủ tục này.
1. Những điểm mới thuận lợi cho người dân của pháp luật hiện hành về cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Thứ nhất, thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được quy định tập trung[1], phân định rõ thẩm quyền của cơ quan đăng ký hộ tịch trong và ngoài nước
Theo quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành, thẩm quyền cấp giấy XNTTHN cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi công dân thường trú; trong trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú thì thẩm quyền cấp giấy XNTTHN thuộc UBND cấp xã nơi người đó đăng ký tạm trú. Đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có yêu cầu cấp giấy XNTTHN thì thẩm quyền thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài. Như vậy, công dân Việt Nam cư trú ở trong nước/nước ngoài, ra nước ngoài cư trú/đã cư trú ở nước ngoài về Việt Nam đều có quyền yêu cầu XNTTHN. Việc cấp giấy XNTTHN tùy thuộc theo nơi cư trú và thời gian cư trú thực tế của công dân.
Thứ hai, phạm vi cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được mở rộng hơn
Nếu như trước đây, theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì chỉ trong trường hợp người có yêu cầu cấp chưa bao giờ kết hôn hoặc có kết hôn nhưng đã ly hôn/góa vợ/góa chồng, tức là tại thời đề nghị cấp giấy XNTTHN phải là người không có vợ/không có chồng thì mới được cấp giấy XNTTHN - thực chất chỉ là giấy xác nhận độc thân, dẫn đến nhiều trường hợp yêu cầu được xác nhận tình trạng hôn nhân trước khi kết hôn hoặc XNTTHN nhân theo từng giai đoạn để chứng minh quyền sở hữu tài sản, hoàn tất thủ tục mua bán nhà, đất... đều không có cơ sở để giải quyết.
Giấy XNTTHN theo quy định của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP được cấp đúng với tình trạng hôn nhân thực tế của người yêu cầu, theo bất kỳ khoảng thời gian nào mà người yêu cầu đưa ra, không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân hiện tại, không phụ thuộc vào việc người đó đã kết hôn hay chưa. Quy định này cũng bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc cấp giấy XNTTHN cho người đã qua nhiều nơi thường trú khác nhau (với điều kiện người có yêu cầu phải có giấy tờ chứng minh về nơi cư trú). Do đó, việc cấp giấy XNTTHN sẽ phù hợp theo đúng tên gọi của giấy tờ, xác nhận cho tất cả các trường hợp: Chưa đăng ký kết hôn; đang có vợ/chồng; có đăng ký kết hôn nhưng đã ly hôn; có đăng ký kết hôn nhưng vợ/chồng đã chết…
Thứ ba, chặt chẽ trong trình tự giải quyết, nhưng vẫn bảo đảm cải cách thủ tục, không gây phiền hà cho người dân
Đối với trường hợp người yêu cầu cấp giấy XNTTHN đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, trước hết, người đó phải có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình; trường hợp người có yêu cầu không tự chứng minh được thì UBND cấp xã không được buộc người dân phải trở về nơi thường trú trước đây để làm thủ tục cấp giấy XNTTHN, mà có trách nhiệm chủ động gửi văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú phối hợp kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian cư trú trước đây. Trường hợp quá thời hạn mà không nhận được văn bản trả lời kết quả xác minh thì người có yêu cầu cấp giấy XNTTHN phải lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình.
Bên cạnh đó, trước đây, theo quy định của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, trình tự, thủ tục cấp giấy XNTTHN để sử dụng ở trong nước và kết hôn ở nước ngoài là khác nhau[2,] dễ dẫn đến nhầm lẫn, thậm chí bị lợi dụng để trục lợi. Do đó, để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tránh gây phiền hà, nhầm lẫn, thiếu thống nhất, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục cấp giấy XNTTHN áp dụng chung cho mọi trường hợp, UBND cấp xã quyết định việc cấp giấy XNTTHN mà không phải xin ý kiến cơ quan quản lý cấp trên như trước đây.
2. Vướng mắc, khó khăn khi thực hiện thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Tuy quy định về việc cấp giấy XNTTHN đã có nhiều thuận lợi, nhưng thực tế vẫn có những trường hợp gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục này, cụ thể:
Một là, khó khăn trong việc chứng minh tình trạng hôn nhân của công dân trong thời gian cư trú ở nước ngoài nay đã về Việt Nam thường trú
Hầu hết, các trường hợp này không có giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân thời gian cư trú ở nước ngoài (giấy XNTTHN do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp) vì công dân đã về Việt Nam cư trú, không thể trực tiếp tới các cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài để làm thủ tục cấp giấy XNTTHN, việc ủy quyền cho người quen, người thân thích ở nước ngoài thực hiện thay cũng khó khả thi.
Hai là, trường hợp bị mất giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sẽ gặp khó khăn khi muốn được cấp lại, do chưa có quy định hướng dẫn cụ thể
Khoản 6 Điều 22 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định: Giấy XNTTHN hết thời hạn sử dụng hoặc công dân có yêu cầu cấp lại giấy XNTTHN để sử dụng vào mục đích khác thì cơ quan đăng ký hộ tịch cấp lại giấy XNTTHN cho công dân, nhưng công dân phải nộp lại giấy XNTTHN đã được cấp trước đó.
Thực tế, nhiều trường hợp đã được cấp giấy XNTTHN để đăng ký kết hôn (đặc biệt là kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài) nhưng họ làm mất giấy XNTTHN nay có yêu cầu cấp lại giấy XNTTHN, cơ quan đăng ký hộ tịch lúng túng không có cơ sở để giải quyết, do Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, Thông tư số 15/2015/TT-BTP chưa có quy định hướng dẫn giải quyết đối với trường hợp này.
Ba là, quy định về thời hạn sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chưa thực sự khả thi
Về thời hạn sử dụng giấy XNTTHN, khoản 1 Điều 23 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định: Giấy XNTTHN có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp. Quy định này cũng đã bộc lộ một số bất cập trên thực tế, vì “tình trạng hôn nhân” là dữ liệu biến động, có thể thay đổi ngay sau khi công dân được cấp giấy XNTTHN (từ chưa có vợ/chồng thành đã có vợ/chồng, từ đang có vợ/chồng thành đã ly hôn/vợ/chồng đã chết…), do đó, công dân vẫn sử dụng giấy XNTTHN đã được cấp để thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính thì không bảo đảm tính xác thực về tình trạng hôn nhân. Bên cạnh đó, đối với trường hợp công dân xin XNTTHN ở nơi đã từng đăng ký thường trú trước đây (XNTTHN trong một khoảng thời gian nhất định), về nguyên tắc, tình trạng hôn nhân trong thời gian này là ổn định, không có sự thay đổi, nên nhiều ý kiến cho rằng không cần thiết phải quy định thời hạn sử dụng trong giấy XNTTHN đối với trường hợp này. Mặc dù nhận diện được vấn đề bất cập này, nhưng với cơ chế quản lý có tính chất “thủ công, cắt khúc” như hiện nay, khó có thể có giải pháp khắc phục. Bất cập này chỉ có thể được giải quyết nếu thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thống nhất trên toàn quốc, các thông tin hộ tịch của cá nhân được cập nhật vào hệ thống ngay tại thời điểm đăng ký, cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch có thể khai thác không phụ thuộc vào không gian và thời gian thì mới bảo đảm thông tin về tình trạng hôn nhân là xác thực, đúng thực tế; thậm chí, phần lớn trường hợp sẽ không cần phải cấp giấy XNTTHN.
Bốn là, xác nhận tình trạng hôn nhân cho những trường hợp “hôn nhân thực tế” còn nhiều bất cập
Hiện nay, việc xác định các trường hợp hôn nhân thực tế vẫn được áp dụng theo quy định của Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/9/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP và Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Theo đó, vẫn công nhận quan hệ hôn nhân thực tế đối với trường hợp xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 nếu thỏa mãn một trong các điều kiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP[3] và coi là người đang có vợ/có chồng đối với các trường hợp thỏa mãn điều kiện hôn nhân thực tế và chưa có sự kiện chết/ly hôn, dẫn đến có tình trạng chỉ có quan hệ chung sống với nhau thời gian không dài (02 - 03 năm) nhưng vẫn được coi là hôn nhân thực tế, nhưng sau khi hai người đã chấm dứt chung sống, thậm chí chung sống với người khác/một trong hai bên bỏ đi biệt tích, nay người còn lại có yêu cầu cấp xác nhận tình trạng hôn nhân mà xác định đó là người đang có vợ/có chồng thì hết sức bất cập và cực kỳ khó khăn cho người dân.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 131 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”. Như vậy, đối với những trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 sẽ áp dụng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 để giải quyết. Do đó, nếu áp dụng quy định tại Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 và Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP là 02 văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để xác định những trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 là không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 131 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Đồng thời, khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chỉ quy định trường hợp “nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng”, đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 không có quy định cụ thể tại Điều này. Do vậy, để có cơ sở giải quyết các yêu cầu đăng ký hộ tịch đối với những trường hợp này trên thực tế, cần nghiên cứu bổ sung quy định hướng dẫn xác định các trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987.
Năm là, việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân vẫn chịu tác động do các quy định pháp luật khác có liên quan như pháp luật cư trú, pháp luật công chứng
Như đã nêu tại mục 1, thẩm quyền cấp giấy XNTTHN cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước được quy định tập trung về một mối thuộc UBND cấp xã. Đối với trường hợp cán bộ, chiến sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân, theo quy định của Luật Cư trú thì nơi cư trú của người đang làm nghĩa vụ quân sự hoặc đang phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân; đồng thời, theo quy định của ngành này, công dân phải sinh hoạt tập trung (hộ khẩu tập thể) và cơ quan, đơn vị quản lý về quân số, tình trạng hôn nhân và thẩm tra về lý lịch khi công dân kết hôn.
Tuy nhiên, quy định về hộ khẩu tập thể như thế nào, giấy tờ để chứng minh, hộ khẩu tập thể có thể hiện cụ thể thời gian thường trú của cán bộ, chiến sỹ, có bắt buộc xóa đăng ký thường trú để sinh hoạt tập thể tại các đơn vị lực lượng vũ trang hay không vẫn chưa đầy đủ, gây khó khăn cho cơ quan đăng ký hộ tịch khi xác định thẩm quyền cấp giấy XNTTHN, đăng ký kết hôn…
Hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức yêu cầu cả người chết phải nộp giấy XNTTHN. Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành không quy định về việc cấp giấy XNTTHN cho người chết. Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 15/2015/TT-BTP thì người có yêu cầu cấp giấy XNTTHN trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Do đó, yêu cầu cấp giấy XNTTHN cho người chết không có cơ sở để thực hiện; đồng thời, liên quan đến trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch của người dân, nếu cần thiết thì các tổ chức hành nghề công chứng phải tiến hành xác minh, không nên yêu cầu thêm các giấy tờ, thủ tục không có theo quy định, gây phiền hà cho người dân, tăng áp lực công việc hộ tịch cho UBND cấp xã[4].
Từ những vướng mắc, bất cập đã nêu ở trên liên quan đến thủ tục cấp giấy XNTTHN, có thể thấy, cần sớm hoàn thiện để đưa CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc vào vận hành thống nhất trên toàn quốc, kết nối chia sẻ thông tin, dữ liệu với CSDL quốc gia về dân cư và các CSDL điện tử của các ngành khác có liên quan, kịp thời đáp ứng xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời, khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự có yêu cầu chứng minh về tình trạng hôn nhân, người dân sẽ không phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy XNTTHN. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển tiếp, các cơ quan có thẩm quyền vẫn cần nghiên cứu bổ sung các quy định pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật nói chung, pháp luật hộ tịch nói riêng, trong đó có quy định về cấp giấy XNTTHN, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, giúp cơ quan đăng ký hộ tịch không còn lúng túng khi thực hiện thủ tục cấp giấy XNTTHN cho người dân.
ThS. Nguyễn Phương Dung
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp
ThS. Trịnh Quang Hưng
Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp
ThS. Trịnh Quang Hưng
Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang
[1]. Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì: Đối với cán bộ, chiến sỹ đang công tác trong lực lượng vũ trang thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.
[2]. Trường hợp cấp giấy XNTTHN để đăng ký kết hôn trong nước hoặc sử dụng vào mục đích khác: UBND cấp xã thụ lý, giải quyết và cấp xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu.
Trường hợp cấp giấy XNTTHN cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài: UBND cấp xã thụ lý, gửi hồ sơ xin ý kiến Sở Tư pháp, Sở Tư pháp phỏng vấn, xác minh và có công văn trả lời UBND cấp xã; trên cơ sở văn bản trả lời của Sở Tư pháp, UBND cấp xã quyết định việc cấp hay không cấp giấy XNTTHN cho người có yêu cầu.
[3]. Theo hướng dẫn tại điểm c Mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì: “Được coi là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;
- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
- Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.
Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình”.
[4]. Hiện nay, vẫn còn có những cơ quan, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính (phần lớn là tổ chức hành nghề công chứng) yêu cầu người dân phải nộp giấy XNTTHN của người liên quan đến hợp đồng, giao dịch, kể cả đối với người đã chết. Xem bài: Xác nhận tình trạng hôn nhân cho… người chết, https://plo.vn/phap-luat/xac-nhan-tinh-trang-hon-nhan-cho-nguoi-chet-696103.html.