Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là tập hợp các thông tin về án tích, tình trạng thi hành án; về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản được cập nhật và xử lý theo quy định của Luật này. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp được xây dựng và quản lý tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và tại Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đây là cơ sở quan trọng có giá trị làm căn cứ để xác định một người có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là một nhiệm vụ trọng yếu của quản lý lý lịch tư pháp. Sau 10 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp, công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đã cơ bản đáp ứng yêu cầu với những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, bất cập.
Để từng bước nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các Sở Tư pháp thì việc đánh giá hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là vấn đề có ý nghĩa thiết thực, làm rõ những kết quả, hạn chế của hoạt động này, từ đó đề ra những giải pháp nhằm triển khai các quy định của Luật Lý lịch tư pháp một cách hiệu quả hơn nữa. Đây chính là mục đích của bài viết “Xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp” trong ấn phẩm 200 trang “Mười năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp” xuất bản năm 2021 của Tạp chí Dân chủ và pháp luật. Theo tác giả, nhiệm vụ cấp bách hiện nay của Ngành Tư pháp là nỗ lực, cố gắng, phối hợp với các cấp, các ngành, các cơ quan liên quan tập trung chủ yếu vào khâu tổ chức thực hiện. Khi tổ chức thực hiện, cần phải tính toán khách quan, toàn diện, ứng dụng linh hoạt các giải pháp nhằm phát huy những thành quả đã đạt được, đồng thời, nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp để Luật Lý lịch tư pháp ngày càng thực sự đi vào cuộc sống, bảo đảm phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập quốc tế.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin khác
Phát huy vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật[1]
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích...
Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Bài viết đề cập đến vấn đề xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp trong sạch, vững mạnh, liêm chính, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay cần quan tâm ở Hậu Giang
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được xem là khâu đầu tiên của quá trình...
Mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân
Luật Đất đai năm 2024 ra đời đã thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương tại các nghị quyết, kết luận của Đảng về quản lý và sử dụng đất. Trong đó có nội dung về nâng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân và phân cấp thẩm quyền quy định cho địa phương.
Nâng cao hiệu quả công tác xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân ở các cơ sở giam giữ
Thi đua chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ là một trong những yêu cầu phạm nhân...