Ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 (Quyết định số 800/QĐ-TTg) với mục tiêu chung là “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nếu như Quyết định số 800/QĐ-TTg nêu rõ 19 tiêu chí, 39 chỉ tiêu thành phần và 07 nhóm giải pháp, trong đó, phần lớn các tiêu chí, chỉ tiêu là về hạ tầng, cơ sở vật chất, số ít các tiêu chí, chỉ tiêu về văn hóa, không có tiêu chí, chỉ tiêu nào về tiếp cận pháp luật, thì bước sang giai đoạn 2016 - 2020, trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng và đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo Hiến pháp năm 2013, vấn đề cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất và thực thi công khai đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần quan tâm, nhận thức đúng đắn việc xây dựng nông thôn mới không phải là một dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đơn thuần mà là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, pháp luật và an ninh quốc phòng. Người dân ở địa bàn nông thôn là trung tâm, là đối tượng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nhận định rõ việc xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 1600/QĐ-TTg) và Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có tiêu chí thành phần 18.5 về “Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định” và Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Ngành Tư pháp được giao chủ trì, hướng dẫn thực hiện “đánh giá, công nhận, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân”. Như vậy, lần đầu tiên, chuẩn tiếp cận pháp luật được xác định và trở thành một trong những nội dung của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Đặt trong tổng thể với xây dựng nông thôn mới, việc thực hiện nhiệm vụ này có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Luôn bám sát, quán triệt, phổ biến và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới nói chung và các văn bản về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói riêng, Sở Tư pháp, Ngành Tư pháp tỉnh Quảng Bình, một mặt tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” trên cơ sở hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; mặt khác, tiếp tục kế thừa, phát huy các kết quả đã đạt được và rút kinh nghiệm từ thực tiễn trong thời gian qua là một trong 05 địa phương được chọn làm thử (cùng với tỉnh Thái Bình, tỉnh Điện Biên, tỉnh Cà Mau và thành phố Hồ Chí Minh) triển khai thực hiện xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Đồng thời, để thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg và Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng chính phủ ban hành quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Quyết định số 619/QĐ-TTg), trong đó, triển khai đánh giá, công nhận, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong cả nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn triển khai đồng bộ, nghiêm túc, đặc biệt chú trọng việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật đối với các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới và giao Sở Tư pháp trực tiếp tham mưu thực hiện nhiệm vụ này; bổ sung đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp, Ngành Tư pháp làm thành viên Ban Chỉ đạo; bằng nhiều hình thức khác nhau đã chỉ đạo Sở Tư pháp, Ngành Tư pháp chủ trì, phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, tập huấn, biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về nhiệm vụ này; bố trí nguồn lực, tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, phát huy dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong tiếp cận thông tin, nhất là ở cơ sở; xiết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng phục vụ và cung cấp dịch vụ công, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật. Trên cơ sở đó, Sở Tư pháp, Ngành Tư pháp tỉnh Quảng Bình đã ban hành kế hoạch chi tiết và nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện như: Công văn hướng dẫn việc triển khai xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, công văn hướng dẫn việc thực hiện tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở đối với các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018 và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn về thời điểm đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, việc sử dụng kết quả xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để đánh giá xã đạt nông thôn mới. Sở Tư pháp, Ngành Tư pháp tỉnh Quảng Bình đã đề ra mục tiêu và biện pháp tổ chức triển khai thực hiện các lĩnh vực công tác tư pháp liên quan mật thiết đến việc thực hiện 05 tiêu chí tiếp cận pháp luật và thực hiện đánh giá kết quả đạt được thông qua việc chấm điểm, gồm: (i) Tiêu chí “Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật” với 03 chỉ tiêu (15 điểm); (ii) Tiêu chí “Thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã” với 05 chỉ tiêu (30 điểm); (iii) Tiêu chí “Phổ biến, giáo dục pháp luật” với 09 chỉ tiêu (25 điểm); (iv) Tiêu chí “Hòa giải ở cơ sở” với 03 chỉ tiêu (10 điểm); (v) Tiêu chí “Thực hiện dân chủ ở cơ sở” với 05 chỉ tiêu (20 điểm).
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tư pháp, các địa phương đã thành lập Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật và tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung đánh giá xã chuẩn tiếp cận pháp luật trong tổng thể đánh giá xã đạt nông thôn mới. Đến nay, có 123/159 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới hàng năm đều đạt tiêu chí về chuẩn tiếp cận pháp luật ở mức cao (từ 90 điểm trở lên và khảo sát đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng và thái độ khi thực hiện thủ tục hành chính đạt từ 90% trở lên). Có 36/159 xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Các xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chủ yếu do có cán bộ bị kỷ luật và số ít là do không đạt điểm, trong đó có 11 xã phấn đấu đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong năm 2018 và đây cũng là 11 xã phấn đấu đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới năm 2018.
Qua thực tiễn thi hành, nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn có những khó khăn, tồn tại như: Tiêu chí về xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở là tiêu chí mới được bổ sung trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, nhiều chỉ tiêu mang tính định tính, nên ít được quan tâm để đầu tư như các tiêu chí về hạ tầng, cơ sở vật chất. Nội dung của các chỉ tiêu mang tính bao trùm, xuyên suốt, kết quả đạt được tùy thuộc vào hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành, mức độ dân chủ, quyết tâm cải cách thủ tục hành chính của bộ máy chính quyền, nhất là cấp cơ sở và mức độ, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Tuy nhiên, việc chỉ đạo thực hiện công tác này ở một số địa phương còn chậm, việc thực hiện các tiêu chí về chuẩn tiếp cận pháp luật còn phiến diện; chưa chú trọng đến xây dựng các tiêu chí tiếp cận pháp luật mà chỉ chú trọng việc đánh giá các tiêu chí tiếp cận pháp luật. Về công tác chấm điểm, kết quả đánh giá tiếp cận pháp luật ở một số huyện còn chưa thực sự phản ánh sát đúng với tình hình thực tiễn của địa phương. Đây là tiêu chí khó đạt được (nếu đánh giá một cách khách quan, chính xác) nhưng rất khó giữ, tuy nhiên, một số địa phương còn chủ quan, chưa có giải pháp hữu hiệu để duy trì, phát huy một cách bền vững. Việc tổ chức triển khai các thiết chế pháp luật chưa cao, còn mang tính hình thức, chưa bám sát yêu cầu của người dân; chưa có sự phối hợp, gắn kết giữa các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là ở cấp xã, để có sự đánh giá, giải quyết một cách toàn diện, tổng thể đối với công tác xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, nhiều địa phương còn coi đây chỉ là nhiệm vụ của cơ quan tư pháp; một số công chức cấp xã chưa nắm rõ được những nội dung cơ bản của các tiêu chí đánh giá tiếp cận pháp luật để tham mưu xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, do vậy, kết quả đánh giá chưa có độ chính xác cao...
Có thể nói rằng, việc triển khai nhiệm vụ đánh giá, công nhận, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới là minh chứng rõ nét, thể hiện vai trò của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Ngành Tư pháp trong việc triển khai các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, góp phần đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, Chính phủ và các quyết định, văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước, nhất là tại cơ sở trong bối cảnh xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Để thực hiện nhiệm vụ này một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả trong tổng thể xây dựng nông thôn mới, tác giả xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về vị trí, vai trò, mục tiêu, ý nghĩa của nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, qua đó, thống nhất về nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và nhân dân; xác định đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Sự thống nhất, đồng thuận, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và của nhân dân là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ này đạt hiệu quả. Phát huy vai trò tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn của Ngành Tư pháp, đồng thời, cần phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể.
Hai là, bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật thông qua việc chỉ đạo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch triển khai nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp luật đúng yêu cầu, tiến độ; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Ba là, thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã đúng quy định của pháp luật thông qua việc công khai đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính; giải quyết các thủ tục hành chính đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định; bảo đảm sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính.
Bốn là, thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã, người dân với nội dung và hình thức phù hợp với đối tượng, địa bàn; tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức đối thoại chính sách, pháp luật theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Năm là, lồng ghép tư vấn, phổ biến pháp luật cho người dân thông qua hòa giải, giải quyết kịp thời các tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải; thực hiện các hình thức phát huy dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Sáu là, nội dung thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều ngành, lĩnh vực, cơ quan như công an, quân sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm cơ quan thanh tra; thực hiện dân chủ ở cơ sở thuộc trách nhiệm cơ quan nội vụ, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên… nên cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan này với các cơ quan tư pháp trong hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Bảy là, phải đặt ra và chú trọng, quan tâm đến các chỉ tiêu, tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở như bất cứ chỉ tiêu, tiêu chí nào trong tổng thể triển khai chương trình, kế hoạch và trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. Phải gắn với việc thực hiện các phong trào thi đua và thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Tám là, cần phải thực chất, tránh hình thức, phong trào, phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Cần phải bảo đảm nguồn nhân lực, kinh phí, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ tham mưu thực hiện nhiệm vụ này. Kịp thời tổ chức sơ kết, tổng kết, động viên, khen thưởng đối với những tập thể được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; phát hiện các mô hình, cách làm hiệu quả trong thực tiễn để rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng.
Luôn bám sát, quán triệt, phổ biến và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới nói chung và các văn bản về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói riêng, Sở Tư pháp, Ngành Tư pháp tỉnh Quảng Bình, một mặt tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” trên cơ sở hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; mặt khác, tiếp tục kế thừa, phát huy các kết quả đã đạt được và rút kinh nghiệm từ thực tiễn trong thời gian qua là một trong 05 địa phương được chọn làm thử (cùng với tỉnh Thái Bình, tỉnh Điện Biên, tỉnh Cà Mau và thành phố Hồ Chí Minh) triển khai thực hiện xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Đồng thời, để thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg và Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng chính phủ ban hành quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Quyết định số 619/QĐ-TTg), trong đó, triển khai đánh giá, công nhận, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong cả nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn triển khai đồng bộ, nghiêm túc, đặc biệt chú trọng việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật đối với các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới và giao Sở Tư pháp trực tiếp tham mưu thực hiện nhiệm vụ này; bổ sung đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp, Ngành Tư pháp làm thành viên Ban Chỉ đạo; bằng nhiều hình thức khác nhau đã chỉ đạo Sở Tư pháp, Ngành Tư pháp chủ trì, phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, tập huấn, biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về nhiệm vụ này; bố trí nguồn lực, tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, phát huy dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong tiếp cận thông tin, nhất là ở cơ sở; xiết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng phục vụ và cung cấp dịch vụ công, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật. Trên cơ sở đó, Sở Tư pháp, Ngành Tư pháp tỉnh Quảng Bình đã ban hành kế hoạch chi tiết và nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện như: Công văn hướng dẫn việc triển khai xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, công văn hướng dẫn việc thực hiện tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở đối với các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018 và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn về thời điểm đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, việc sử dụng kết quả xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để đánh giá xã đạt nông thôn mới. Sở Tư pháp, Ngành Tư pháp tỉnh Quảng Bình đã đề ra mục tiêu và biện pháp tổ chức triển khai thực hiện các lĩnh vực công tác tư pháp liên quan mật thiết đến việc thực hiện 05 tiêu chí tiếp cận pháp luật và thực hiện đánh giá kết quả đạt được thông qua việc chấm điểm, gồm: (i) Tiêu chí “Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật” với 03 chỉ tiêu (15 điểm); (ii) Tiêu chí “Thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã” với 05 chỉ tiêu (30 điểm); (iii) Tiêu chí “Phổ biến, giáo dục pháp luật” với 09 chỉ tiêu (25 điểm); (iv) Tiêu chí “Hòa giải ở cơ sở” với 03 chỉ tiêu (10 điểm); (v) Tiêu chí “Thực hiện dân chủ ở cơ sở” với 05 chỉ tiêu (20 điểm).
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tư pháp, các địa phương đã thành lập Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật và tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung đánh giá xã chuẩn tiếp cận pháp luật trong tổng thể đánh giá xã đạt nông thôn mới. Đến nay, có 123/159 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới hàng năm đều đạt tiêu chí về chuẩn tiếp cận pháp luật ở mức cao (từ 90 điểm trở lên và khảo sát đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng và thái độ khi thực hiện thủ tục hành chính đạt từ 90% trở lên). Có 36/159 xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Các xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chủ yếu do có cán bộ bị kỷ luật và số ít là do không đạt điểm, trong đó có 11 xã phấn đấu đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong năm 2018 và đây cũng là 11 xã phấn đấu đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới năm 2018.
Qua thực tiễn thi hành, nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn có những khó khăn, tồn tại như: Tiêu chí về xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở là tiêu chí mới được bổ sung trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, nhiều chỉ tiêu mang tính định tính, nên ít được quan tâm để đầu tư như các tiêu chí về hạ tầng, cơ sở vật chất. Nội dung của các chỉ tiêu mang tính bao trùm, xuyên suốt, kết quả đạt được tùy thuộc vào hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành, mức độ dân chủ, quyết tâm cải cách thủ tục hành chính của bộ máy chính quyền, nhất là cấp cơ sở và mức độ, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Tuy nhiên, việc chỉ đạo thực hiện công tác này ở một số địa phương còn chậm, việc thực hiện các tiêu chí về chuẩn tiếp cận pháp luật còn phiến diện; chưa chú trọng đến xây dựng các tiêu chí tiếp cận pháp luật mà chỉ chú trọng việc đánh giá các tiêu chí tiếp cận pháp luật. Về công tác chấm điểm, kết quả đánh giá tiếp cận pháp luật ở một số huyện còn chưa thực sự phản ánh sát đúng với tình hình thực tiễn của địa phương. Đây là tiêu chí khó đạt được (nếu đánh giá một cách khách quan, chính xác) nhưng rất khó giữ, tuy nhiên, một số địa phương còn chủ quan, chưa có giải pháp hữu hiệu để duy trì, phát huy một cách bền vững. Việc tổ chức triển khai các thiết chế pháp luật chưa cao, còn mang tính hình thức, chưa bám sát yêu cầu của người dân; chưa có sự phối hợp, gắn kết giữa các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là ở cấp xã, để có sự đánh giá, giải quyết một cách toàn diện, tổng thể đối với công tác xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, nhiều địa phương còn coi đây chỉ là nhiệm vụ của cơ quan tư pháp; một số công chức cấp xã chưa nắm rõ được những nội dung cơ bản của các tiêu chí đánh giá tiếp cận pháp luật để tham mưu xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, do vậy, kết quả đánh giá chưa có độ chính xác cao...
Có thể nói rằng, việc triển khai nhiệm vụ đánh giá, công nhận, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới là minh chứng rõ nét, thể hiện vai trò của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Ngành Tư pháp trong việc triển khai các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, góp phần đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, Chính phủ và các quyết định, văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước, nhất là tại cơ sở trong bối cảnh xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Để thực hiện nhiệm vụ này một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả trong tổng thể xây dựng nông thôn mới, tác giả xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về vị trí, vai trò, mục tiêu, ý nghĩa của nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, qua đó, thống nhất về nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và nhân dân; xác định đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Sự thống nhất, đồng thuận, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và của nhân dân là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ này đạt hiệu quả. Phát huy vai trò tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn của Ngành Tư pháp, đồng thời, cần phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể.
Hai là, bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật thông qua việc chỉ đạo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch triển khai nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp luật đúng yêu cầu, tiến độ; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Ba là, thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã đúng quy định của pháp luật thông qua việc công khai đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính; giải quyết các thủ tục hành chính đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định; bảo đảm sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính.
Bốn là, thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã, người dân với nội dung và hình thức phù hợp với đối tượng, địa bàn; tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức đối thoại chính sách, pháp luật theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Năm là, lồng ghép tư vấn, phổ biến pháp luật cho người dân thông qua hòa giải, giải quyết kịp thời các tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải; thực hiện các hình thức phát huy dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Sáu là, nội dung thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều ngành, lĩnh vực, cơ quan như công an, quân sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm cơ quan thanh tra; thực hiện dân chủ ở cơ sở thuộc trách nhiệm cơ quan nội vụ, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên… nên cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan này với các cơ quan tư pháp trong hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Bảy là, phải đặt ra và chú trọng, quan tâm đến các chỉ tiêu, tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở như bất cứ chỉ tiêu, tiêu chí nào trong tổng thể triển khai chương trình, kế hoạch và trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. Phải gắn với việc thực hiện các phong trào thi đua và thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Tám là, cần phải thực chất, tránh hình thức, phong trào, phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Cần phải bảo đảm nguồn nhân lực, kinh phí, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ tham mưu thực hiện nhiệm vụ này. Kịp thời tổ chức sơ kết, tổng kết, động viên, khen thưởng đối với những tập thể được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; phát hiện các mô hình, cách làm hiệu quả trong thực tiễn để rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng.
Nguyễn Thị Lài
Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình
Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình