1. Xử lý vi phạm về lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật một số nước trên thế giới
Để bảo vệ bí mật thông tin và bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân, cùng với việc quy định các chủ thể có quyền cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp và lập lý lịch tư pháp, cấp phiếu lý lịch tư pháp, pháp luật nhiều nước trên thế giới cũng quy định việc xử lý vi phạm về lý lịch tư pháp với những chế tài cụ thể trong các văn bản pháp luật khác nhau.
1.1. Tại Vương quốc Bỉ
Pháp luật quy định[1] những người mà trong khi thi hành nhiệm vụ, thực hiện các công việc như thu thập, xử lý hoặc chuyển giao các thông tin theo quy định tại Điều 590[2] Bộ luật Điều tra hình sự có nghĩa vụ phải giữ bí mật nghề nghiệp. Quy định của pháp luật hình sự (Điều 458) có thể được áp dụng đối với họ khi họ vi phạm nghĩa vụ này.
Bên cạnh đó, những người có trách nhiệm trong việc thu thập, xử lý thông tin về lý lịch tư pháp còn phải áp dụng mọi biện pháp hữu ích nhằm đảm bảo tính an toàn, bảo mật của các thông tin được lưu trữ và phòng chống lại việc hủy hoại, xâm phạm hoặc tiết lộ thông tin cho người không có quyền được cung cấp. Họ có nghĩa vụ áp dụng mọi biện pháp phù hợp để cài đặt các chương trình phục vụ việc xử lý bằng điện tử các thông tin cũng như là tính hợp lệ của việc áp dụng các chương trình này. Họ giám sát tính hợp lệ của việc chuyển giao các thông tin. Việc xác định nhân thân của bất kỳ người nào thực hiện việc truy cập vào hệ thống lý lịch tư pháp đều được lưu trữ trong một hệ thống kiểm soát. Các thông tin này được lưu trữ trong thời hạn 06 tháng.
1.2. Tại Vương quốc Thụy Điển
Hướng tới mục đích bảo vệ các cá nhân đối với việc xâm phạm quyền cá nhân khi khai thác dữ liệu cá nhân, Thụy Điển có Đạo luật về dữ liệu cá nhân ban hành ngày 29/4/1998. Đạo luật này quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc khai thác, sử dụng dữ liệu cá nhân và chế tài áp dụng trong trường hợp vi phạm. Theo đó, một người do cố tình hay vô ý mà[3]:
- Cung cấp những thông tin không đúng sự thật cho đối tượng dữ liệu cá nhân theo quy định tại Đạo luật này hoặc trong thông báo cho cơ quan giám sát theo quy định tại Mục 36 (Trách nhiệm thông báo)[4] hoặc tại Mục 43 (Quyền lực của cơ quan giám sát)[5] khi cơ quan giám sát yêu cầu cung cấp thông tin.
- Khai thác dữ liệu cá nhân vi phạm các quy định tại Mục 13 đến Mục 21[6].
- Chuyển giao dữ liệu cá nhân cho bên thứ ba vi phạm các quy định tại Mục 33 đến Mục 35[7].
- Bỏ sót việc nộp thông báo theo quy định tại Mục 368 đoạn thứ nhất, hoặc theo những quy định được ban hành theo Mục 41[9], sẽ bị phạt tiền hoặc phạt tù nhiều nhất là 06 tháng, hoặc nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ bị phạt tù nhiều nhất là 02 năm. Hình phạt sẽ không áp dụng cho những trường hợp có lỗi nhẹ.
Người vi phạm trong trường hợp không thực hiện theo quy định tại Mục 44 hoặc Mục 45[10] đoạn thứ nhất, sẽ không bị phạt với nội dung trách nhiệm tuân thủ theo Đạo luật này.
1.3. Tại Cộng hòa Pháp
Pháp luật cũng quy định về việc phạt tiền[11]:
- Người nào dùng tên giả hoặc một tư cách giả để được cấp bản trích lý lịch tư pháp của một người thứ ba thì bị phạt tiền (Luật số 92-1336 ngày 16/12/1992) 7.500 Euro.
- Người nào cung cấp những tài liệu không có thật, làm cho hoặc có thể làm cho việc ghi lý lịch tư pháp bị sai lệch thì cũng bị phạt tương tự.
- Hình phạt tương tự cũng được áp dụng đối với người nào không phải đương sự nhưng lại xin cấp toàn bộ hoặc một phần trích yếu lý lịch tư pháp của người khác quy định tại Điều 777-2 Bộ luật này[12].
2. Xử lý vi phạm về lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam
Một trong những nguyên tắc quản lý lý lịch tư pháp được ghi nhận trong Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 là “bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân”[13], “thông tin lý lịch tư pháp phải được cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật này. Cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trong phiếu lý lịch tư pháp”[14]. Luật Lý lịch tư pháp cũng quy định việc xử lý vi phạm về lý lịch tư pháp[15]:
“1. Người có thẩm quyền trong quản lý lý lịch tư pháp vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Việc xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền trong quản lý lý lịch tư pháp và các chủ thể khác có hành vi vi phạm được quy định như sau: Đối với người có thẩm quyền, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Hiện nay, việc xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật Viên chức năm 2010, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Việc xử lý hình sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Bên cạnh quy định về xử lý vi phạm người có thẩm quyền trong quản lý lý lịch tư pháp, thì bất kỳ người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật Lý lịch tư pháp thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, trong lĩnh vực lý lịch tư pháp, theo quy định của pháp luật, các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; sử dụng phiếu lý lịch tư pháp sẽ bị xử phạt, cụ thể[16]:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (đối với cá nhân)[17] và từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (đối với tổ chức) đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (đối với cá nhân) và từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (đối với tổ chức) thực hiện một trong các hành vi sau: (i) Khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch, hủy hoại hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử; (ii) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung phiếu lý lịch tư pháp; (iii) Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp giả.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (đối với cá nhân) và từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (đối với tổ chức) thực hiện một trong các hành vi sau: (i) Làm giả phiếu lý lịch tư pháp; (ii) Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức phạt tiền, cá nhân, tổ chức còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, hành vi sử dụng phiếu lý lịch tư pháp giả và làm giả phiếu lý lịch tư pháp.
3. Một số đề xuất, kiến nghị
Có thể thấy, pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước đều có quy định việc xử lý vi phạm về lý lịch tư pháp với các loại hành vi, hình thức xử phạt, mức phạt khác nhau, nhưng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, qua rà soát các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc xử lý vi phạm về lý lịch tư pháp như đã nêu ở trên, tác giả thấy rằng:
Thứ nhất, một số hành vi quy định về xử phạt vi phạm hành chính về lý lịch tư pháp chưa cụ thể, rõ ràng, như hành vi “sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác”. Theo quy định thì hành vi này[18] sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (đối với cá nhân) và từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (đối với tổ chức). Trong khi đó, theo quy định của Luật Lý lịch pháp, thì không phải hành vi nào “sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác” cũng bị xử phạt. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử[19] và khi đó, cơ quan tiến hành tố tụng được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2[20], là loại phiếu ghi đầy đủ các thông tin của cá nhân, bao gồm các thông tin về án tích (đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xóa, thời điểm được xóa án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Tòa án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án) và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã[21]. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã[22] và khi đó, các cơ quan, tổ chức này được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1[23], là loại phiếu chỉ ghi những án tích chưa được xóa (những án tích đã được xóa không ghi vào phiếu lý lịch tư pháp số 1. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cũng không ghi thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức[24] không có yêu cầu). Do vậy, hành vi “sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác” chỉ bị xử phạt khi “sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác trái pháp luật, xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân”[25].
Thứ hai, một số hành vi quy định về xử phạt vi phạm hành chính về lý lịch tư pháp có sự trùng lặp với hành vi quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), như: Hành vi “sử dụng giấy tờ giả để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp”[26]; hành vi “sử dụng phiếu lý lịch tư pháp giả”[27]; hành vi “làm giả phiếu lý lịch tư pháp”[28] có sự trùng lặp với hành vi phạm tội “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015[29].
Để có thể xác định và xử lý hiệu quả được trong thực tiễn các hành vi vi phạm về lý lịch tư pháp, trong thời gian tới, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền:
Một là, tiếp tục có sự tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về lý lịch tư pháp, qua đó, tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý, hoàn thiện các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về lý lịch tư pháp, bảo đảm các yêu cầu khi quy định hành vi vi phạm hành chính[30]: (i) Có vi phạm các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm, điều cấm của pháp luật về trật tự quản lý hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; (ii) Đáp ứng yêu cầu bảo đảm trật tự quản lý hành chính nhà nước; (iii) Hành vi vi phạm hành chính phải được mô tả rõ ràng, cụ thể để có thể xác định và xử phạt được trong thực tiễn.
Hai là, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật xử lý vi phạm về lý lịch tư pháp theo hướng làm rõ các dấu hiệu cấu thành hành vi vi phạm hành chính để xác định rõ ranh giới giữa hành vi vi phạm hành chính và hành vi phạm tội nhằm bảo đảm phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tạo thuận lợi cho cơ quan, người có thẩm quyền có cơ sở để xử phạt.
Để bảo vệ bí mật thông tin và bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân, cùng với việc quy định các chủ thể có quyền cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp và lập lý lịch tư pháp, cấp phiếu lý lịch tư pháp, pháp luật nhiều nước trên thế giới cũng quy định việc xử lý vi phạm về lý lịch tư pháp với những chế tài cụ thể trong các văn bản pháp luật khác nhau.
1.1. Tại Vương quốc Bỉ
Pháp luật quy định[1] những người mà trong khi thi hành nhiệm vụ, thực hiện các công việc như thu thập, xử lý hoặc chuyển giao các thông tin theo quy định tại Điều 590[2] Bộ luật Điều tra hình sự có nghĩa vụ phải giữ bí mật nghề nghiệp. Quy định của pháp luật hình sự (Điều 458) có thể được áp dụng đối với họ khi họ vi phạm nghĩa vụ này.
Bên cạnh đó, những người có trách nhiệm trong việc thu thập, xử lý thông tin về lý lịch tư pháp còn phải áp dụng mọi biện pháp hữu ích nhằm đảm bảo tính an toàn, bảo mật của các thông tin được lưu trữ và phòng chống lại việc hủy hoại, xâm phạm hoặc tiết lộ thông tin cho người không có quyền được cung cấp. Họ có nghĩa vụ áp dụng mọi biện pháp phù hợp để cài đặt các chương trình phục vụ việc xử lý bằng điện tử các thông tin cũng như là tính hợp lệ của việc áp dụng các chương trình này. Họ giám sát tính hợp lệ của việc chuyển giao các thông tin. Việc xác định nhân thân của bất kỳ người nào thực hiện việc truy cập vào hệ thống lý lịch tư pháp đều được lưu trữ trong một hệ thống kiểm soát. Các thông tin này được lưu trữ trong thời hạn 06 tháng.
1.2. Tại Vương quốc Thụy Điển
Hướng tới mục đích bảo vệ các cá nhân đối với việc xâm phạm quyền cá nhân khi khai thác dữ liệu cá nhân, Thụy Điển có Đạo luật về dữ liệu cá nhân ban hành ngày 29/4/1998. Đạo luật này quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc khai thác, sử dụng dữ liệu cá nhân và chế tài áp dụng trong trường hợp vi phạm. Theo đó, một người do cố tình hay vô ý mà[3]:
- Cung cấp những thông tin không đúng sự thật cho đối tượng dữ liệu cá nhân theo quy định tại Đạo luật này hoặc trong thông báo cho cơ quan giám sát theo quy định tại Mục 36 (Trách nhiệm thông báo)[4] hoặc tại Mục 43 (Quyền lực của cơ quan giám sát)[5] khi cơ quan giám sát yêu cầu cung cấp thông tin.
- Khai thác dữ liệu cá nhân vi phạm các quy định tại Mục 13 đến Mục 21[6].
- Chuyển giao dữ liệu cá nhân cho bên thứ ba vi phạm các quy định tại Mục 33 đến Mục 35[7].
- Bỏ sót việc nộp thông báo theo quy định tại Mục 368 đoạn thứ nhất, hoặc theo những quy định được ban hành theo Mục 41[9], sẽ bị phạt tiền hoặc phạt tù nhiều nhất là 06 tháng, hoặc nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ bị phạt tù nhiều nhất là 02 năm. Hình phạt sẽ không áp dụng cho những trường hợp có lỗi nhẹ.
Người vi phạm trong trường hợp không thực hiện theo quy định tại Mục 44 hoặc Mục 45[10] đoạn thứ nhất, sẽ không bị phạt với nội dung trách nhiệm tuân thủ theo Đạo luật này.
1.3. Tại Cộng hòa Pháp
Pháp luật cũng quy định về việc phạt tiền[11]:
- Người nào dùng tên giả hoặc một tư cách giả để được cấp bản trích lý lịch tư pháp của một người thứ ba thì bị phạt tiền (Luật số 92-1336 ngày 16/12/1992) 7.500 Euro.
- Người nào cung cấp những tài liệu không có thật, làm cho hoặc có thể làm cho việc ghi lý lịch tư pháp bị sai lệch thì cũng bị phạt tương tự.
- Hình phạt tương tự cũng được áp dụng đối với người nào không phải đương sự nhưng lại xin cấp toàn bộ hoặc một phần trích yếu lý lịch tư pháp của người khác quy định tại Điều 777-2 Bộ luật này[12].
2. Xử lý vi phạm về lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam
Một trong những nguyên tắc quản lý lý lịch tư pháp được ghi nhận trong Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 là “bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân”[13], “thông tin lý lịch tư pháp phải được cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật này. Cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trong phiếu lý lịch tư pháp”[14]. Luật Lý lịch tư pháp cũng quy định việc xử lý vi phạm về lý lịch tư pháp[15]:
“1. Người có thẩm quyền trong quản lý lý lịch tư pháp vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Việc xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền trong quản lý lý lịch tư pháp và các chủ thể khác có hành vi vi phạm được quy định như sau: Đối với người có thẩm quyền, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Hiện nay, việc xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật Viên chức năm 2010, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Việc xử lý hình sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Bên cạnh quy định về xử lý vi phạm người có thẩm quyền trong quản lý lý lịch tư pháp, thì bất kỳ người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật Lý lịch tư pháp thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, trong lĩnh vực lý lịch tư pháp, theo quy định của pháp luật, các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; sử dụng phiếu lý lịch tư pháp sẽ bị xử phạt, cụ thể[16]:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (đối với cá nhân)[17] và từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (đối với tổ chức) đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (đối với cá nhân) và từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (đối với tổ chức) thực hiện một trong các hành vi sau: (i) Khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch, hủy hoại hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử; (ii) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung phiếu lý lịch tư pháp; (iii) Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp giả.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (đối với cá nhân) và từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (đối với tổ chức) thực hiện một trong các hành vi sau: (i) Làm giả phiếu lý lịch tư pháp; (ii) Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức phạt tiền, cá nhân, tổ chức còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, hành vi sử dụng phiếu lý lịch tư pháp giả và làm giả phiếu lý lịch tư pháp.
3. Một số đề xuất, kiến nghị
Có thể thấy, pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước đều có quy định việc xử lý vi phạm về lý lịch tư pháp với các loại hành vi, hình thức xử phạt, mức phạt khác nhau, nhưng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, qua rà soát các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc xử lý vi phạm về lý lịch tư pháp như đã nêu ở trên, tác giả thấy rằng:
Thứ nhất, một số hành vi quy định về xử phạt vi phạm hành chính về lý lịch tư pháp chưa cụ thể, rõ ràng, như hành vi “sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác”. Theo quy định thì hành vi này[18] sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (đối với cá nhân) và từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (đối với tổ chức). Trong khi đó, theo quy định của Luật Lý lịch pháp, thì không phải hành vi nào “sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác” cũng bị xử phạt. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử[19] và khi đó, cơ quan tiến hành tố tụng được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2[20], là loại phiếu ghi đầy đủ các thông tin của cá nhân, bao gồm các thông tin về án tích (đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xóa, thời điểm được xóa án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Tòa án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án) và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã[21]. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã[22] và khi đó, các cơ quan, tổ chức này được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1[23], là loại phiếu chỉ ghi những án tích chưa được xóa (những án tích đã được xóa không ghi vào phiếu lý lịch tư pháp số 1. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cũng không ghi thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức[24] không có yêu cầu). Do vậy, hành vi “sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác” chỉ bị xử phạt khi “sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác trái pháp luật, xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân”[25].
Thứ hai, một số hành vi quy định về xử phạt vi phạm hành chính về lý lịch tư pháp có sự trùng lặp với hành vi quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), như: Hành vi “sử dụng giấy tờ giả để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp”[26]; hành vi “sử dụng phiếu lý lịch tư pháp giả”[27]; hành vi “làm giả phiếu lý lịch tư pháp”[28] có sự trùng lặp với hành vi phạm tội “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015[29].
Để có thể xác định và xử lý hiệu quả được trong thực tiễn các hành vi vi phạm về lý lịch tư pháp, trong thời gian tới, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền:
Một là, tiếp tục có sự tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về lý lịch tư pháp, qua đó, tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý, hoàn thiện các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về lý lịch tư pháp, bảo đảm các yêu cầu khi quy định hành vi vi phạm hành chính[30]: (i) Có vi phạm các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm, điều cấm của pháp luật về trật tự quản lý hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; (ii) Đáp ứng yêu cầu bảo đảm trật tự quản lý hành chính nhà nước; (iii) Hành vi vi phạm hành chính phải được mô tả rõ ràng, cụ thể để có thể xác định và xử phạt được trong thực tiễn.
Hai là, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật xử lý vi phạm về lý lịch tư pháp theo hướng làm rõ các dấu hiệu cấu thành hành vi vi phạm hành chính để xác định rõ ranh giới giữa hành vi vi phạm hành chính và hành vi phạm tội nhằm bảo đảm phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tạo thuận lợi cho cơ quan, người có thẩm quyền có cơ sở để xử phạt.
ThS. Nguyễn Thị Minh Phương
Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp
[1]. Điều 601 Bộ luật Điều tra hình sự.
[2]. Quy định lý lịch tư pháp lưu trữ các thông tin của cá nhân.
[3]. Mục 49 Đạo luật dữ liệu cá nhân.
[4]. Việc khai thác dữ liệu cá nhân tự động toàn bộ hoặc một phần là thuộc phạm vi của trách nhiệm thông báo. Người kiểm soát dữ liệu cá nhân sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ quan giám sát trước khi việc khai thác hoặc tổ hợp khai thác với mục đích tương tự được thực hiện.
Việc người kiểm soát dữ liệu cá nhân chỉ định người đại diện dữ liệu cá nhân sẽ được thông báo cho cơ quan giám sát. Việc miễn nhiệm người đại diện dữ liệu cá nhân cũng sẽ được thông báo cho cơ quan giám sát.
Chính phủ hoặc cơ quan được Chính phủ chỉ định có thể ban hành những quy định pháp lý liên quan tới những ngoại lệ đối với trách nhiệm thông báo quy định tại đoạn thứ nhất cho những trường hợp khai thác dữ liệu không tạo ra sự xâm phạm trái phép tính toàn vẹn cá nhân.
[5]. Cơ quan giám sát được trao quyền giám sát những nội dung sau:
(i) Tiếp cận dữ liệu cá nhân được khai thác;
(ii) Thông tin và tài liệu chứng minh về việc khai thác dữ liệu và tính an toàn của việc khai thác đó;
(iii) Tiếp cận những tiền đề liên quan tới việc khai thác dữ liệu cá nhân.
[6]. Từ Mục 13 đến Mục 21 quy định về: (i) Cấm khai thác các dữ liệu cá nhân nhạy cảm; (ii) Những trường hợp loại trừ việc cấm khai thác dữ liệu nhạy cảm; (iii) Sự cho phép hoặc công bố dữ liệu; (iv) Sự cần thiết của việc khai thác dữ liệu; (v) Những tổ chức phi lợi nhuận; (vi) Chăm sóc sức khoẻ và y tế; (vii) Nghiên cứu và thống kê; (viii) Việc cấp phép đối với những trường hợp ngoại lệ khác; (ix) Thông tin liên quan đến những hành vi phạm tội.
[7]. Mục 33 đến Mục 35 quy định về: (i) Ngăn cấm chuyển giao dữ liệu cá nhân cho bên thứ ba; (ii) Những ngoại lệ đối với việc ngăn cấm chuyển giao dữ liệu cá nhân cho bên thứ ba.
[8]. Mục 36 quy định về trách nhiệm thông báo.
[9]. Mục 41 quy định về thông báo bắt buộc đối với việc khai thác dữ liệu cá nhân trong những trường hợp đặc biệt nhạy cảm liên quan tới tính toàn vẹn của dữ liệu.
[10]. Mục 44 và Mục 45 quy định về quyền lực của cơ quan giám sát.
[11]. Điều 781 Bộ luật Tố tụng hình sự Pháp (được sửa đổi bởi Pháp lệnh số 2000-916 ngày 19/9/2000, Điều 3 (V) Công báo ngày 22/9/2000, có hiệu lực từ ngày 01/01/2002) .
[12]. Điều 777-2 Bộ luật Tố tụng hình sự Pháp quy định về việc yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân và pháp nhân như sau:
“(Luật số 80-2 ngày 04/01/1980) Mọi người cần chứng thực căn cước của mình có thể làm đơn gửi đến Biện lý Tòa án tỉnh nơi ở của mình để được thông báo cho biết toàn bộ những điều ghi trong phiếu lý lịch tư pháp của người đó.
(Luật số 92-1336 ngày 16/12/1992) Nếu là pháp nhân muốn chứng thực tư cách của pháp nhân thì người đại diện hợp pháp của pháp nhân phải gửi đơn đến Biện lý Tòa án tỉnh nơi có trụ sở của pháp nhân.
Nếu người hoặc pháp nhân ở hoặc có trụ sở ở nước ngoài thì thông báo được chuyển qua trung gian nhân viên ngoại giao hoặc Lãnh sự có thẩm quyền.
Việc thông báo không có giá trị của tống đạt những quyết định chưa trở thành nhất định và không dùng để tính thời hạn kháng tố.
Bản sao của bản ghi chép toàn bộ đó không được cấp cho ai cả.
Những quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với sổ cái của cảnh sát kỹ thuật”.
[13]. Xem khoản 2 Điều 4 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
[14]. Xem khoản 3 Điều 4 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
[15]. Xem Điều 51 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
[16]. Xem Điều 38 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (Nghị định số 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015).
[17]. Xem thêm Điều 4 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013.
[18]. Xem điểm b khoản 3 Điều 38 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013.
[19]. Xem khoản 2 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
[20]. Xem điểm b khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
[21]. Xem Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
[22]. Xem khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
[23]. Xem điểm a khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
[24]. Xem điểm b khoản 3 Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
[25]. Xem khoản 6 Điều 8 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
[26]. Xem khoản 1 Điều 38 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013.
[27]. Xem điểm c khoản 2 Điều 38 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013.
[28]. Xem khoản 3 Điều 38 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013.
[29]. Xem Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
[30]. Xem khoản 1 Điều 2 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013.
[2]. Quy định lý lịch tư pháp lưu trữ các thông tin của cá nhân.
[3]. Mục 49 Đạo luật dữ liệu cá nhân.
[4]. Việc khai thác dữ liệu cá nhân tự động toàn bộ hoặc một phần là thuộc phạm vi của trách nhiệm thông báo. Người kiểm soát dữ liệu cá nhân sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ quan giám sát trước khi việc khai thác hoặc tổ hợp khai thác với mục đích tương tự được thực hiện.
Việc người kiểm soát dữ liệu cá nhân chỉ định người đại diện dữ liệu cá nhân sẽ được thông báo cho cơ quan giám sát. Việc miễn nhiệm người đại diện dữ liệu cá nhân cũng sẽ được thông báo cho cơ quan giám sát.
Chính phủ hoặc cơ quan được Chính phủ chỉ định có thể ban hành những quy định pháp lý liên quan tới những ngoại lệ đối với trách nhiệm thông báo quy định tại đoạn thứ nhất cho những trường hợp khai thác dữ liệu không tạo ra sự xâm phạm trái phép tính toàn vẹn cá nhân.
[5]. Cơ quan giám sát được trao quyền giám sát những nội dung sau:
(i) Tiếp cận dữ liệu cá nhân được khai thác;
(ii) Thông tin và tài liệu chứng minh về việc khai thác dữ liệu và tính an toàn của việc khai thác đó;
(iii) Tiếp cận những tiền đề liên quan tới việc khai thác dữ liệu cá nhân.
[6]. Từ Mục 13 đến Mục 21 quy định về: (i) Cấm khai thác các dữ liệu cá nhân nhạy cảm; (ii) Những trường hợp loại trừ việc cấm khai thác dữ liệu nhạy cảm; (iii) Sự cho phép hoặc công bố dữ liệu; (iv) Sự cần thiết của việc khai thác dữ liệu; (v) Những tổ chức phi lợi nhuận; (vi) Chăm sóc sức khoẻ và y tế; (vii) Nghiên cứu và thống kê; (viii) Việc cấp phép đối với những trường hợp ngoại lệ khác; (ix) Thông tin liên quan đến những hành vi phạm tội.
[7]. Mục 33 đến Mục 35 quy định về: (i) Ngăn cấm chuyển giao dữ liệu cá nhân cho bên thứ ba; (ii) Những ngoại lệ đối với việc ngăn cấm chuyển giao dữ liệu cá nhân cho bên thứ ba.
[8]. Mục 36 quy định về trách nhiệm thông báo.
[9]. Mục 41 quy định về thông báo bắt buộc đối với việc khai thác dữ liệu cá nhân trong những trường hợp đặc biệt nhạy cảm liên quan tới tính toàn vẹn của dữ liệu.
[10]. Mục 44 và Mục 45 quy định về quyền lực của cơ quan giám sát.
[11]. Điều 781 Bộ luật Tố tụng hình sự Pháp (được sửa đổi bởi Pháp lệnh số 2000-916 ngày 19/9/2000, Điều 3 (V) Công báo ngày 22/9/2000, có hiệu lực từ ngày 01/01/2002) .
[12]. Điều 777-2 Bộ luật Tố tụng hình sự Pháp quy định về việc yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân và pháp nhân như sau:
“(Luật số 80-2 ngày 04/01/1980) Mọi người cần chứng thực căn cước của mình có thể làm đơn gửi đến Biện lý Tòa án tỉnh nơi ở của mình để được thông báo cho biết toàn bộ những điều ghi trong phiếu lý lịch tư pháp của người đó.
(Luật số 92-1336 ngày 16/12/1992) Nếu là pháp nhân muốn chứng thực tư cách của pháp nhân thì người đại diện hợp pháp của pháp nhân phải gửi đơn đến Biện lý Tòa án tỉnh nơi có trụ sở của pháp nhân.
Nếu người hoặc pháp nhân ở hoặc có trụ sở ở nước ngoài thì thông báo được chuyển qua trung gian nhân viên ngoại giao hoặc Lãnh sự có thẩm quyền.
Việc thông báo không có giá trị của tống đạt những quyết định chưa trở thành nhất định và không dùng để tính thời hạn kháng tố.
Bản sao của bản ghi chép toàn bộ đó không được cấp cho ai cả.
Những quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với sổ cái của cảnh sát kỹ thuật”.
[13]. Xem khoản 2 Điều 4 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
[14]. Xem khoản 3 Điều 4 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
[15]. Xem Điều 51 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
[16]. Xem Điều 38 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (Nghị định số 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015).
[17]. Xem thêm Điều 4 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013.
[18]. Xem điểm b khoản 3 Điều 38 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013.
[19]. Xem khoản 2 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
[20]. Xem điểm b khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
[21]. Xem Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
[22]. Xem khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
[23]. Xem điểm a khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
[24]. Xem điểm b khoản 3 Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
[25]. Xem khoản 6 Điều 8 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
[26]. Xem khoản 1 Điều 38 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013.
[27]. Xem điểm c khoản 2 Điều 38 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013.
[28]. Xem khoản 3 Điều 38 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013.
[29]. Xem Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
[30]. Xem khoản 1 Điều 2 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013.