Thứ hai 16/06/2025 20:16
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Một số quy định được kế thừa trong Luật Thủ đô năm 2024

Ngày 28/6/2024, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã thông qua Luật Thủ đô năm 2024 tại kỳ họp thứ 7 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Luật Thủ đô năm 2024 được xây dựng dựa trên quan điểm kế thừa, phát triển các quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm tốt của Luật Thủ đô năm 2012.

Sau 10 năm thi hành Luật Thủ đô năm 2012 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế trong các lĩnh vực như: Xây dựng, hoàn thiện thể chế và quản lý thực hiện quy hoạch chung, quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành, nhất là trong quy hoạch quản lý không gian, không gian ngầm, công trình kiến trúc cổ, bảo tồn và phát triển văn hóa, quy hoạch xây dựng nhà ở, khu đô thị; quản lý, sử dụng đất; cơ chế tài chính, chính sách liên kết vùng… Nguyên nhân được cho là do pháp luật về Thủ đô chưa đầy đủ, chưa phát huy được hiệu lực, hiệu quả của các cơ chế, chính sách; một số quy định còn mang tính nguyên tắc, định hướng chung, thiếu quy định về các cơ chế đặc thù cụ thể. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức thi hành, một số đạo luật mới ra đời có quy định khác với Luật Thủ đô năm 2012 trong việc cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về cùng một vấn đề hoặc bãi bỏ quy định của Luật Thủ đô (như Luật Cư trú bãi bỏ khoản 3, 4 Điều 19 Luật Thủ đô năm 2012). Mặt khác, Luật Thủ đô năm 2012 cũng chưa có quy định cụ thể về áp dụng Luật đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong việc thi hành.

Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính trị và các chủ trương của Đảng tại các nghị quyết có liên quan; khắc phục những tồn tại, hạn chế; tạo cơ sở pháp lý thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, với mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm với thủ đô các nước phát triển trong khu vực, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật Thủ đô năm 2012, Bộ Tư pháp đã chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng Luật Thủ đô năm 2024.

Một trong những quan điểm chỉ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng Luật Thủ đô là kế thừa, phát triển các quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm tốt của Luật Thủ đô năm 2012. Theo đó, Luật Thủ đô năm 2024 được kế thừa một số nội dung, cụ thể:

- Có 03 điều được kế thừa toàn bộ tại Điều 5, 6, 7 Luật Thủ đô năm 2012 gồm:

+ Trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô: Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp, liên tục của các cấp chính quyền và người dân thành phố Hà Nội; là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; Nhà nước ưu tiên đầu tư, thu hút các nguồn lực nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô để xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

+ Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

+ Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô được tặng cho người nước ngoài có đóng góp đặc biệt trong xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô hoặc trong việc thiết lập, mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô; Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định điều kiện, thủ tục tặng, thu hồi danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô.

- Một số quy định còn lại cơ bản kế thừa Luật Thủ đô năm 2012 nhưng có sửa đổi, bổ sung, trong đó nổi bật nhất là phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho thành phố Hà Nội một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm xây dựng, phát triển Thủ đô gồm:

+ Quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô; biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch; phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường, phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển giao thông, phát triển nhà ở, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cơ chế chính sách về tài chính…

+ Tổ chức chính quyền đô thị, cải tạo, chỉnh trang đô thị, phát triển khu công nghệ cao, thử nghiệm có kiểm soát, phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính sách xã hội, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, phát triển nông nghiệp và nông thôn, đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách nhà nước, thẩm quyền đầu tư, ưu đãi đầu tư, thu hút nhà đầu tư chiến lược, quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác công trình hạ tầng, liên kết, phát triển vùng./.

Nguyễn Bích Thủy

Sở Tư pháp thành phố Hà Nội

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Sáng ngày 14/6/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới). Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Những điểm mới cơ bản trong dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)

Những điểm mới cơ bản trong dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)

Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch soạn thảo, đã gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trong đó có nhiều quy định mới, quan trọng, trực tiếp điều chỉnh đến hoạt động của các cơ quan báo chí và công tác quản lý nhà nước về báo chí.
Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho sản phẩm báo chí trên không gian mạng

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho sản phẩm báo chí trên không gian mạng

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp Hội đồng thẩm định hồ sơ dự án Luật Báo chí (sửa đổi) ngày 09/6/2025. Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình đồng chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu hình thành chế định luật sư công trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị

Nghiên cứu hình thành chế định luật sư công trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị

Ngày 09/6/2025, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo về Đề án “Nghiên cứu xây dựng chế định luật sư công trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi chủ trì Hội thảo. Đồng chí Lê Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội thảo.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: Chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện đúng "ý Đảng lòng dân"

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: Chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện đúng "ý Đảng lòng dân"

Ngày 05/6/2025, Chính phủ đã có báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gửi Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ tổng hợp kết quả lấy ý kiến, về những điểm nổi bật trong đợt lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này.
Tập trung thiết kế Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách pháp luật với mô hình tổ chức phù hợp

Tập trung thiết kế Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách pháp luật với mô hình tổ chức phù hợp

Đây là một trong những chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú tại buổi làm việc với các đơn vị về báo cáo triển khai Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật ngày 29/5/2025.
Phát triển đội ngũ luật sư bảo vệ lợi ích công tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế

Phát triển đội ngũ luật sư bảo vệ lợi ích công tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế

Ngày 15/5/2025, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp Ban Soạn thảo, Tổ giúp việc Đề án nghiên cứu xây dựng chế định luật sư công trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Trưởng Ban Soạn thảo và đồng chí Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Trưởng Ban Soạn thảo đồng chủ trì cuộc họp.
Nhiều chính sách bảo đảm thu hút, đãi ngộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật

Nhiều chính sách bảo đảm thu hút, đãi ngộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật

Chính sách bảo đảm thu hút, đãi ngộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật là một trong những nội dung quan trọng tại Nghị quyết số 197/2025/QH15 vừa được Quốc hội thông qua ngày 17/5/2025 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197/2025/QH15).
Đầu tư cho công tác xây dựng chính sách, pháp luật là đầu tư cho phát triển

Đầu tư cho công tác xây dựng chính sách, pháp luật là đầu tư cho phát triển

Đây là quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới (Nghị quyết số 66-NQ/TW). Thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nghị quyết số 197/2025/QH15 vừa được Quốc hội thông qua ngày 17/5/2025 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197/2025/QH15) đã có nhiều quy định nhằm đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, trong đó quy định cơ chế tài chính đặc biệt cho công tác xây dựng pháp luật.

Tiếp tục rà soát các quy định trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng về chính quyền địa phương 02 cấp

Đây là chỉ đạo của đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp tại phiên họp thẩm định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc phòng; Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Phòng không nhân dân; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Dân quân tự vệ; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh (dự thảo Luật) tổ chức ngày 13/5/2025.
Tăng cường và nâng cao chất lượng truyền thông dự thảo chính sách trên Báo Pháp luật Việt Nam

Tăng cường và nâng cao chất lượng truyền thông dự thảo chính sách trên Báo Pháp luật Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Tăng cường và nâng cao chất lượng truyền thông dự thảo chính sách trên Báo Pháp luật Việt Nam” trong ấn phẩm 200 trang “Công tác truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”, xuất bản quý IV năm 2024.
Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thông hiệu quả dự thảo chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tại Đồng Nai

Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thông hiệu quả dự thảo chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tại Đồng Nai

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thông hiệu quả dự thảo chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tại Đồng Nai” trong ấn phẩm 200 trang “Công tác truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”, xuất bản quý IV năm 2024.
Giải pháp tăng cường tiếp cận thông tin dự thảo chính sách, pháp luật cho các doanh nghiệp Việt Nam

Giải pháp tăng cường tiếp cận thông tin dự thảo chính sách, pháp luật cho các doanh nghiệp Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Giải pháp tăng cường tiếp cận thông tin dự thảo chính sách, pháp luật cho các doanh nghiệp Việt Nam” trong ấn phẩm 200 trang “Công tác truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”, xuất bản quý IV năm 2024.
Hoạt động truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong giai đoạn xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, thể thao và du lịch

Hoạt động truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong giai đoạn xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, thể thao và du lịch

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Hoạt động truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong giai đoạn xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, thể thao và du lịch” trong ấn phẩm 200 trang “Công tác truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”, xuất bản quý IV năm 2024.
Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm truyền thông, báo chí hiệu quả trong truyền thông dự thảo chính sách của Thông tấn xã Việt Nam

Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm truyền thông, báo chí hiệu quả trong truyền thông dự thảo chính sách của Thông tấn xã Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm truyền thông, báo chí hiệu quả trong truyền thông dự thảo chính sách của Thông tấn xã Việt Nam” trong ấn phẩm 200 trang “Công tác truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”, xuất bản quý IV năm 2024.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm