Trên thực tế, thuật ngữ “rào cản” được sử dụng rất rộng rãi, tuy nhiên, rất ít khi người ta định nghĩa về khái niệm này, mà định nghĩa thông qua các lĩnh vực cụ thể. Trong nhiều tài liệu, “rào cản” được định nghĩa là tất cả những gì gây trở ngại, khó khăn cho hoạt động tiếp cận một đối tượng nào đó. Trong thương mại quốc tế, khái niệm “rào cản” được hiểu là bất kì biện pháp hay hành động nào có tác động gây cản trở đối với các hoạt động thương mại quốc tế. Rào cản pháp lý đối với hoạt động khởi nghiệp có thể hiểu là những “thách thức” pháp luật gây trở ngại, khó khăn cho hoạt động khởi nghiệp. Các “thách thức” pháp luật ở đây không chỉ gồm các quy định của pháp luật mà còn gồm các thủ tục, các khó khăn đặt ra từ phía Nhà nước đối với hoạt động khởi nghiệp.
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các rào cản pháp lý đối với hoạt động khởi nghiệp. Tùy theo các cách tiếp cận khác nhau mà rào cản pháp lý được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau như vấn đề về thủ tục hành chính, vấn đề liên quan đến quan hệ thuế, vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ, vấn đề quản lý và sử dụng đất đai... Tác giả Ngô Thu Trang & Vũ Hoài Nam đã phân tích rõ những vấn đề lý luận về khung pháp lý liên quan đến hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam, bàn về khái niệm rào cản pháp lý đối với hoạt động khởi nghiệp, phân loại rào cản pháp lý đối với hoạt động khởi nghiệp, đánh giá tác động của các rào cản về pháp luật, chính sách hiện hành đối với hoạt động khởi nghiệp, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm tháo gỡ các rào cản pháp lý đối với hoạt động khởi nghiệp.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, quý bạn đọc có thể tìm đọc bài viết “Một số vấn đề lý luận về nhận diện rào cản pháp lý trong hoạt động khởi nghiệp” của ThS. Ngô Thu Trang & TS. Vũ Hoài Nam được đăng tải trên ấn phẩm 200 trang “Nhận diện rào cản pháp lý đối với hoạt động khởi nghiệp” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2019.
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các rào cản pháp lý đối với hoạt động khởi nghiệp. Tùy theo các cách tiếp cận khác nhau mà rào cản pháp lý được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau như vấn đề về thủ tục hành chính, vấn đề liên quan đến quan hệ thuế, vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ, vấn đề quản lý và sử dụng đất đai... Tác giả Ngô Thu Trang & Vũ Hoài Nam đã phân tích rõ những vấn đề lý luận về khung pháp lý liên quan đến hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam, bàn về khái niệm rào cản pháp lý đối với hoạt động khởi nghiệp, phân loại rào cản pháp lý đối với hoạt động khởi nghiệp, đánh giá tác động của các rào cản về pháp luật, chính sách hiện hành đối với hoạt động khởi nghiệp, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm tháo gỡ các rào cản pháp lý đối với hoạt động khởi nghiệp.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, quý bạn đọc có thể tìm đọc bài viết “Một số vấn đề lý luận về nhận diện rào cản pháp lý trong hoạt động khởi nghiệp” của ThS. Ngô Thu Trang & TS. Vũ Hoài Nam được đăng tải trên ấn phẩm 200 trang “Nhận diện rào cản pháp lý đối với hoạt động khởi nghiệp” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2019.