Tóm tắt: Bài viết phân tích các quy định pháp luật về Quy chế pháp lý thành viên Quỹ tín dụng nhân dân, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về vấn đề này.
Abstract: The paper analyzes legal provisions on legal status of member of people's credit fund, and from that point, makes solutions for completing legal provisions on this issue.
1. Thực trạng quy định về thành viên Quỹ tín dụng nhân dân
1.1. Các chủ thể có quyền tham gia Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách thành viên
Trước đây, theo Thông tư số 08/2005/TT-NHNN ngày 30/12/2005 của Ngân hàng Nhà nước về tổ chức và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân (Thông tư số 08/2005/TT-NHNN), thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân có thể là: Cá nhân; hộ gia đình; các tổ chức, cơ quan là pháp nhân (trừ quỹ xã hội, quỹ từ thiện); các tổ chức, cơ quan (trừ quỹ xã hội, quỹ từ thiện) không phải là pháp nhân; tổ hợp tác; công ty hợp danh. Tuy nhiên, đến Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/03/2015 của Ngân hàng Nhà nước về Quỹ tín dụng nhân dân (Thông tư số 04/2015/TT-NHNN) đã giới hạn thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân còn ba đối tượng là: Cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân.
Việc loại bỏ tổ hợp tác và tổ chức, cơ quan không phải là pháp nhân khỏi nhóm các chủ thể có thể tham gia Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên là phù hợp và bảo đảm sự thống nhất với Luật Hợp tác xã năm 2012 và Luật Doanh nghiệp năm 2014. Tuy nhiên, có hai vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện, đó là: (i) Thông tư số 04/2015/TT-NHNN không có quy định chuyển tiếp để giải quyết đối với trường hợp các tổ hợp tác và tổ chức, cơ quan không phải là pháp nhân đã tham gia Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành. Việc thiếu quy định chuyển tiếp dẫn đến tình trạng thiếu đồng bộ của pháp luật và gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc xử lý đối với trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân đã tiếp nhận thành viên là tổ hợp tác và tổ chức, cơ quan không phải là pháp nhân trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực; (ii) Theo Luật Hợp tác xã năm 2012 và Thông tư số 04/2015/TT-NHNN, hộ gia đình vẫn có thể tham gia vào hợp tác xã với tư cách là thành viên, tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách thành viên.
1.2. Điều kiện chủ thể là thành viên Quỹ tín dụng nhân dân
Các đối tượng cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân phải đáp ứng được các điều kiện nhất định để có thể trở thành thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân:
Đối với cá nhân, phải là “công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có hộ khẩu và thường trú trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân”[1]. Quy định này mang tính đặc thù, bởi Quỹ tín dụng nhân dân bị giới hạn phạm vi hoạt động theo đơn vị hành chính cấp xã, và vì thế để Quỹ tín dụng nhân dân tồn tại, hoạt động không xa rời mục tiêu “hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên” thì điều kiện tiên quyết là các thành viên phải “có hộ khẩu và thường trú trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân”.
1.3. Các đối tượng không được tham gia Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách thành viên
Một là, cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật[2]. Lý do của việc cấm cán bộ, công chức đang làm việc tại các lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên là để tránh tình trạng những cán bộ, công chức này sẽ lợi dụng chức vụ quyền hạn, lợi dụng việc nắm được thông tin bí mật, chủ trương chính sách của Nhà nước để làm lợi cho Quỹ tín dụng nhân dân và bản thân một cách bất hợp pháp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, thực tế không phải tất cả cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước đều có thể lợi dụng chức vụ quyền hạn, lợi dụng việc nắm được thông tin bí mật, chủ trương chính sách của Nhà nước để làm lợi cho Quỹ tín dụng nhân dân và bản thân.
Hai là, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân[3]. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp chỉ bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp mà không bị cấm góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp. Chính vì thế, vấn đề đặt ra là tại sao pháp luật cho phép cán bộ, công chức tham gia là thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân mà lại cấm sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp. Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập với mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước còn nhiều khó khăn, tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp còn thấp. Họ không phải là những người có thẩm quyền quản lý hay có thể nắm giữ được những bí mật liên quan đến hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân để có thể lợi dụng để trục lợi cho cá nhân hay Quỹ tín dụng nhân dân. Chính vì vậy, nên cho phép các đối tượng trên tham gia với tư cách là thành viên là điều nên quy định.
Ba là, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang phải chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; người đã bị kết án từ tội phạm nghiêm trọng trở lên mà chưa được xóa án tích[4]. So với Thông tư số 08/2005/TT-NHNN, Thông tư số 04/2015/TT-NHNN đã quy định ngắn gọn và dễ hiểu hơn, tuy nhiên, về các loại chủ thể bị cấm tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên vẫn chưa thực sự phù hợp, cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
Bên cạnh những quy định về các chủ thể, điều kiện chủ thể tham gia và những đối tượng không được tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên, Thông tư số 04/2015/TT-NHNN cũng cho phép các Quỹ tín dụng nhân dân có quyền tự đặt các quy định khác, chặt chẽ hơn điều kiện tham gia trong Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân. Quy định này được đánh giá là tiến bộ, trao thêm quyền tự chủ cho các Quỹ tín dụng nhân dân trong việc đặt ra các điều kiện khác, chặt chẽ hơn đối với thành viên của Quỹ.
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về thành viên Quỹ tín dụng nhân dân
Trong thực tiễn quá trình thực hiện, Thông tư số 04/2015/TT-NHNN đã xuất hiện những bất cập, hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện. Dưới đây, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về thành viên Quỹ tín dụng nhân dân như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện quy định về đối tượng có quyền tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên
Như đã phân tích, quy định của Thông tư số 04/2015/TT-NHNN là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới, bảo đảm sự thống nhất với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, Thông tư này lại không có quy định chuyển tiếp để xử lý các trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân đã kết nạp thành viên là tổ hợp tác và tổ chức không có tư cách pháp nhân là một hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần bổ sung quy định chuyển tiếp với lộ trình cụ thể vào Thông tư số 04/2015/TT-NHNN để đảm bảo các Quỹ tín dụng nhân dân đang có thành viên là tổ hợp tác và tổ chức không có tư cách pháp nhân không bị rơi vào tình trạng vi phạm pháp luật, đồng thời giúp các tổ chức này có đủ thời gian xử lý những trường hợp do quy định cũ để lại.
Đối với trường hợp hộ gia đình, theo Luật Hợp tác xã năm 2012 và Thông tư số 04/2015/TT-NHNN, thì hộ gia đình vẫn có thể trở thành thành viên hợp tác xã, thành viên Quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên, thực trạng áp dụng đã cho thấy, việc thừa nhận hộ gia đình là một chủ thể của pháp luật đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác thi hành pháp luật và không phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính vì vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định theo hướng dần loại bỏ tư cách chủ thể pháp luật của hộ gia đình. Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 là cơ sở quan trọng để sửa đổi quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 và Thông tư số 04/2015/TT-NHNN theo hướng không cho phép hộ gia đình trở thành thành viên hợp tác xã nói chung và thành viên Quỹ tín dụng nhân dân nói riêng.
Thứ hai, hoàn thiện quy định về các đối tượng không được tham gia Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách thành viên
Như đã phân tích, quy định của Thông tư số 04/2015/TT-NHNN về các đối tượng không được phép tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên đang tồn tại một số hạn chế, bất cập nhất định. Điều đó thể hiện ở quy định cấm những đối tượng không cần thiết phải cấm trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân nhưng lại không cấm những đối tượng cần phải cấm. Nội dung sau đây đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định về những đối tượng không được phép tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên:
(i) Bỏ quy định cấm cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên. Bổ sung quy định cấm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Ngân hàng nhà nước Việt Nam và bố, mẹ, vợ (chồng), con của những người đó; người đứng đầu cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và bố, mẹ, vợ (chồng), con của những người đó tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên.
(ii) Bỏ quy định cấm tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên đối với đối tượng là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
(iii) Bỏ quy định cấm tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên đối với đối tượng là người đã bị kết án từ tội phạm nghiêm trọng trở lên mà chưa được xóa án tích. Bổ sung quy định cấm đối với đối tượng là người đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm một công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án.
(iv) Bổ sung quy định cấm tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên đối với đối tượng là người đang trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
[1]. Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN.
[2]. Khoản 1 Điều 31, Thông tư số 04/2015/TT-NHNN.
[3]. Điểm c khoản 1 Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN.
[4]. Điểm c khoản 1 Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN.
Abstract: The paper analyzes legal provisions on legal status of member of people's credit fund, and from that point, makes solutions for completing legal provisions on this issue.
1. Thực trạng quy định về thành viên Quỹ tín dụng nhân dân
1.1. Các chủ thể có quyền tham gia Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách thành viên
Trước đây, theo Thông tư số 08/2005/TT-NHNN ngày 30/12/2005 của Ngân hàng Nhà nước về tổ chức và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân (Thông tư số 08/2005/TT-NHNN), thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân có thể là: Cá nhân; hộ gia đình; các tổ chức, cơ quan là pháp nhân (trừ quỹ xã hội, quỹ từ thiện); các tổ chức, cơ quan (trừ quỹ xã hội, quỹ từ thiện) không phải là pháp nhân; tổ hợp tác; công ty hợp danh. Tuy nhiên, đến Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/03/2015 của Ngân hàng Nhà nước về Quỹ tín dụng nhân dân (Thông tư số 04/2015/TT-NHNN) đã giới hạn thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân còn ba đối tượng là: Cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân.
Việc loại bỏ tổ hợp tác và tổ chức, cơ quan không phải là pháp nhân khỏi nhóm các chủ thể có thể tham gia Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên là phù hợp và bảo đảm sự thống nhất với Luật Hợp tác xã năm 2012 và Luật Doanh nghiệp năm 2014. Tuy nhiên, có hai vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện, đó là: (i) Thông tư số 04/2015/TT-NHNN không có quy định chuyển tiếp để giải quyết đối với trường hợp các tổ hợp tác và tổ chức, cơ quan không phải là pháp nhân đã tham gia Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành. Việc thiếu quy định chuyển tiếp dẫn đến tình trạng thiếu đồng bộ của pháp luật và gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc xử lý đối với trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân đã tiếp nhận thành viên là tổ hợp tác và tổ chức, cơ quan không phải là pháp nhân trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực; (ii) Theo Luật Hợp tác xã năm 2012 và Thông tư số 04/2015/TT-NHNN, hộ gia đình vẫn có thể tham gia vào hợp tác xã với tư cách là thành viên, tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách thành viên.
1.2. Điều kiện chủ thể là thành viên Quỹ tín dụng nhân dân
Các đối tượng cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân phải đáp ứng được các điều kiện nhất định để có thể trở thành thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân:
Đối với cá nhân, phải là “công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có hộ khẩu và thường trú trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân”[1]. Quy định này mang tính đặc thù, bởi Quỹ tín dụng nhân dân bị giới hạn phạm vi hoạt động theo đơn vị hành chính cấp xã, và vì thế để Quỹ tín dụng nhân dân tồn tại, hoạt động không xa rời mục tiêu “hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên” thì điều kiện tiên quyết là các thành viên phải “có hộ khẩu và thường trú trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân”.
1.3. Các đối tượng không được tham gia Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách thành viên
Một là, cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật[2]. Lý do của việc cấm cán bộ, công chức đang làm việc tại các lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên là để tránh tình trạng những cán bộ, công chức này sẽ lợi dụng chức vụ quyền hạn, lợi dụng việc nắm được thông tin bí mật, chủ trương chính sách của Nhà nước để làm lợi cho Quỹ tín dụng nhân dân và bản thân một cách bất hợp pháp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, thực tế không phải tất cả cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước đều có thể lợi dụng chức vụ quyền hạn, lợi dụng việc nắm được thông tin bí mật, chủ trương chính sách của Nhà nước để làm lợi cho Quỹ tín dụng nhân dân và bản thân.
Hai là, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân[3]. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp chỉ bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp mà không bị cấm góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp. Chính vì thế, vấn đề đặt ra là tại sao pháp luật cho phép cán bộ, công chức tham gia là thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân mà lại cấm sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp. Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập với mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước còn nhiều khó khăn, tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp còn thấp. Họ không phải là những người có thẩm quyền quản lý hay có thể nắm giữ được những bí mật liên quan đến hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân để có thể lợi dụng để trục lợi cho cá nhân hay Quỹ tín dụng nhân dân. Chính vì vậy, nên cho phép các đối tượng trên tham gia với tư cách là thành viên là điều nên quy định.
Ba là, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang phải chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; người đã bị kết án từ tội phạm nghiêm trọng trở lên mà chưa được xóa án tích[4]. So với Thông tư số 08/2005/TT-NHNN, Thông tư số 04/2015/TT-NHNN đã quy định ngắn gọn và dễ hiểu hơn, tuy nhiên, về các loại chủ thể bị cấm tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên vẫn chưa thực sự phù hợp, cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
Bên cạnh những quy định về các chủ thể, điều kiện chủ thể tham gia và những đối tượng không được tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên, Thông tư số 04/2015/TT-NHNN cũng cho phép các Quỹ tín dụng nhân dân có quyền tự đặt các quy định khác, chặt chẽ hơn điều kiện tham gia trong Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân. Quy định này được đánh giá là tiến bộ, trao thêm quyền tự chủ cho các Quỹ tín dụng nhân dân trong việc đặt ra các điều kiện khác, chặt chẽ hơn đối với thành viên của Quỹ.
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về thành viên Quỹ tín dụng nhân dân
Trong thực tiễn quá trình thực hiện, Thông tư số 04/2015/TT-NHNN đã xuất hiện những bất cập, hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện. Dưới đây, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về thành viên Quỹ tín dụng nhân dân như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện quy định về đối tượng có quyền tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên
Như đã phân tích, quy định của Thông tư số 04/2015/TT-NHNN là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới, bảo đảm sự thống nhất với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, Thông tư này lại không có quy định chuyển tiếp để xử lý các trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân đã kết nạp thành viên là tổ hợp tác và tổ chức không có tư cách pháp nhân là một hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần bổ sung quy định chuyển tiếp với lộ trình cụ thể vào Thông tư số 04/2015/TT-NHNN để đảm bảo các Quỹ tín dụng nhân dân đang có thành viên là tổ hợp tác và tổ chức không có tư cách pháp nhân không bị rơi vào tình trạng vi phạm pháp luật, đồng thời giúp các tổ chức này có đủ thời gian xử lý những trường hợp do quy định cũ để lại.
Đối với trường hợp hộ gia đình, theo Luật Hợp tác xã năm 2012 và Thông tư số 04/2015/TT-NHNN, thì hộ gia đình vẫn có thể trở thành thành viên hợp tác xã, thành viên Quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên, thực trạng áp dụng đã cho thấy, việc thừa nhận hộ gia đình là một chủ thể của pháp luật đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác thi hành pháp luật và không phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính vì vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định theo hướng dần loại bỏ tư cách chủ thể pháp luật của hộ gia đình. Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 là cơ sở quan trọng để sửa đổi quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 và Thông tư số 04/2015/TT-NHNN theo hướng không cho phép hộ gia đình trở thành thành viên hợp tác xã nói chung và thành viên Quỹ tín dụng nhân dân nói riêng.
Thứ hai, hoàn thiện quy định về các đối tượng không được tham gia Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách thành viên
Như đã phân tích, quy định của Thông tư số 04/2015/TT-NHNN về các đối tượng không được phép tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên đang tồn tại một số hạn chế, bất cập nhất định. Điều đó thể hiện ở quy định cấm những đối tượng không cần thiết phải cấm trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân nhưng lại không cấm những đối tượng cần phải cấm. Nội dung sau đây đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định về những đối tượng không được phép tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên:
(i) Bỏ quy định cấm cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên. Bổ sung quy định cấm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Ngân hàng nhà nước Việt Nam và bố, mẹ, vợ (chồng), con của những người đó; người đứng đầu cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và bố, mẹ, vợ (chồng), con của những người đó tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên.
(ii) Bỏ quy định cấm tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên đối với đối tượng là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
(iii) Bỏ quy định cấm tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên đối với đối tượng là người đã bị kết án từ tội phạm nghiêm trọng trở lên mà chưa được xóa án tích. Bổ sung quy định cấm đối với đối tượng là người đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm một công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án.
(iv) Bổ sung quy định cấm tham gia vào Quỹ tín dụng nhân dân với tư cách là thành viên đối với đối tượng là người đang trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
ThS. Đỗ Mạnh Phương
Khoa Luật , Học viện Ngân hàng
Khoa Luật , Học viện Ngân hàng
[1]. Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN.
[2]. Khoản 1 Điều 31, Thông tư số 04/2015/TT-NHNN.
[3]. Điểm c khoản 1 Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN.
[4]. Điểm c khoản 1 Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN.