Thứ tư 16/07/2025 15:33
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Quyết liệt đơn giản hóa thủ tục hành chính để thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển

Đây là một trong ba nhóm chính sách được đề xuất nhằm khắc phục bất cập, tháo gỡ vướng mắc, tạo thuận lợi thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (Nghị định số 155/2020/NĐ-CP) do Bộ Tài chính đang lấy ý kiến.

03 nhóm chính sách nhằm khắc phục bất cập, tăng cường hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán

Ngày 29/11/2024, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua 1 luật sửa 9 luật, trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, do đó, đặt ra yêu cầu cần quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (sửa đổi).

Đồng thời, quá trình triển khai thi hành cho thấy, hệ thống văn bản pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã ngày càng tiệm cận với thông lệ chuẩn quốc tế, cơ bản đáp ứng được công tác điều hành, tổ chức, quản lý, giám sát toàn diện các hoạt động trên thị trường, bảo đảm phát triển thị trường chứng khoán an toàn, công khai, minh bạch và bền vững. Tuy nhiên, qua hơn 03 triển khai thi hành Nghị định số 155/2020/NĐ-CP cho thấy một số quy định không còn phù hợp, cần phải được sửa đổi, bổ sung, bởi các lý do như sau:

Thứ nhất, một số quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP cần được sửa đổi để đáp ứng các yêu cầu từ thực tiễn phát sinh, nhằm bảo vệ tốt hơn nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán, như quy định chặt chẽ hơn điều kiện về chào bán trái phiếu ra công chúng; chào bán, phát hành chứng khoán để hoán đổi cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp khác.

Thứ hai, một số quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP còn hạn chế, bất cập khi triển khai thực hiện trên thực tiễn như quy trình chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO) chưa gắn với quá trình niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán, dẫn đến chưa thu hút được các doanh nghiệp thực hiện IPO trên thị trường chứng khoán; một số quy định về hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu, hủy bỏ niêm yết trái phiếu còn chưa phù hợp, chưa có quy định về thay đổi niêm yết trái phiếu; một số quy định còn chưa rõ ràng, có thể gây các cách hiểu không thống nhất trong áp dụng pháp luật như khái niệm cơ cấu lại doanh nghiệp, xác định Báo cáo tài chính là căn cứ áp dụng các điều kiện liên quan đến chào bán, phát hành, niêm yết chứng khoán trong trường hợp doanh nghiệp là công ty mẹ…

Thứ ba, một số quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP chưa phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan mới ban hành như quy định việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán chưa thống nhất với quy định về hạn chế tiếp cận thị trường tại pháp luật đầu tư (Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư); quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thống nhất với pháp luật các tổ chức tín dụng (Thông tư 34/2024/TT-NHNN ngày 30/6/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc cấp đổi giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng).

Thứ tư, một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng khoán hiện nay vẫn đang được quy định tại các thông tư như thủ tục về chào bán chứng quyền có bảo đảm (Thông tư số 107/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chào bán và giao dịch chứng quyền có bảo đảm), thủ tục về cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán (Thông tư số 197/2015/TT-BTC ngày 03/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hành nghề chứng khoán) cần thiết phải đưa lên cấp nghị định, nhằm tuân thủ quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Thứ năm, liên quan đến việc đơn giản hóa thủ tục hành chính: về việc triển khai thực hiện chính sách mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06). Để phục vụ mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã rà soát để sửa đổi một số điều khoản theo hướng không yêu cầu nộp các loại giấy tờ cá nhân như bản sao Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân, Bằng tốt nghiệp, Lý lịch tư pháp sau khi đăng ký và kích hoạt tài khoản định danh và xác thực điện tử trên ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác định điện tử. Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết, quyết định phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó có một số thủ tục được quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.

Chính vì vậy, việc xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2020/NĐ-CP là thực sự cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong việc hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán, phù hợp với Luật Chứng khoán (sửa đổi), khắc phục một số bất cập phát sinh trong thực tiễn hoạt động của thị trường chứng khoán, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường. Theo đó, Bộ Tài chính cho biết, các nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định theo 03 nhóm chính sách như sau: (i) nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, thống nhất trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; (ii) hoàn thiện các quy định để tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán, bảo đảm an toàn cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán, hướng đến mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán bền vững; (iii) đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Sửa đổi nhiều quy định liên quan đến đơn giản hóa thủ tục hành chính

Để triển khai Đề án 06, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 335/QĐ-BTC ngày 27/2/2024 ban hành Kế hoạch sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm chủ trì của Bộ Tài chính phục vụ triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Ngoài ra, để thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quan lý của Bộ Tài chính; Quyết định số 412/QĐ-TTg ngày 14/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính giai đoạn 2024 - 2025, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 1487/QĐ-BTC ngày 27/6/2024 về thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã rà soát, đề xuất sửa đổi các nội dung liên quan đến đơn giản hóa thủ tục hành chính, cụ thể như sau:

Một là, bổ sung vào Điều 6 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP nội dung: “9. Cá nhân được sử dụng ba (03) thông tin cơ bản về cá nhân gồm: họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân thay thế cho Căn cước công dân/Căn cước, lý lịch tư pháp khi thực hiện thủ tục hành chính quy định tại Nghị định này trong trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia kết nối, chia sẻ được dữ liệu căn cước công dân/căn cước, lý lịch tư pháp với hệ thống cơ sở dữ liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước”. Nội dung này cùng với việc sửa đổi các mẫu Phụ lục liên quan để triển khai Đề án 06.

Hai là, về đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với nhóm quy định liên quan đến tổ chức kinh doanh chứng khoán, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, quỹ đầu tư chứng khoán, người hành nghề chứng khoán, Bộ Tài chính rà soát sửa đổi các quy định sau:

- Về cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam: (i) tại Điều 174 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP, bỏ đối tượng phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh là “văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam” vì theo quy định tại Điều 78 Luật Chứng khoán năm 2019, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không được hoạt động kinh doanh chứng khoán; (ii) sửa đổi Điều 178 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP theo hướng đơn giản hóa hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể, không yêu cầu các doanh nghiệp này phải nộp báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán do theo quy định của một số nước, tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài là công ty mẹ không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán.

- Sửa đổi quy định tại Điều 213 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP về cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo hướng chấp nhận chứng chỉ tương đương chứng chỉ chuyên môn quản lý quỹ và tài sản, tạo điều kiện cho các cá nhân có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài có thể nộp chứng chỉ này để thay thế cho chứng chỉ chuyên môn quản lý quỹ và tài sản; sửa đổi quy định nhằm tích hợp hồ sơ thi sát hạch và hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

- Sửa đổi quy định tại Điều 214 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP để làm rõ trường hợp đối với các cá nhân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo điểm a, điểm c khoản 3 Điều 97 Luật Chứng khoán năm 2019 (không còn đáp ứng điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán; không hành nghề chứng khoán trong 03 năm liên tục) mà sau đó đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán thì phải đáp ứng điều kiện tương tự như điều kiện cấp lần đầu.

- Sửa đổi quy định tại Điều 215 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP để làm rõ trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thể bằng bản giấy hoặc bản điện tử để chuẩn bị cho việc triển khai việc cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề điện tử.

- Sửa đổi quy định tại Điều 216 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP để làm rõ chế độ báo cáo bằng hình thức điện tử.

- Sửa đổi quy định tại Điều 232 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP về hồ sơ giải thể quỹ theo hướng bỏ yêu cầu tài liệu xác nhận của các nhà đầu tư về việc đã nhận đủ tiền và tài sản, vì khó thực hiện trên thực tế khi pháp luật cho phép số lượng các nhà đầu tư tại quỹ thành viên tối đa là 99 nhà đầu tư, số lượng các nhà đầu tư tại các quỹ đại chúng lớn (có quỹ hơn 1.000 nhà đầu tư). Theo đó, chỉ quy định có văn bản xác nhận của ngân hàng lưu ký hoặc ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ, trong đó nêu rõ chi tiết khoản thanh toán, danh mục tài sản phân phối cho từng nhà đầu tư.

Ba là, về đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với nhóm quy định liên quan đến công ty đại chúng, chào bán, đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán:

- Bỏ thành phần hồ sơ là “văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phương án phát hành trái phiếu ra công chúng theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng” đối với hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng tại khoản 9 Điều 20 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP. Việc quy định này phù hợp với Thông tư số 01/2021/TT-NHNN ngày 31/3/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 649/QĐ-NHNN ngày 15/4/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố thủ tục hành chính được bãi bỏ lĩnh vực hoạt động tiền tệ thực hiện tại bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán: Sửa đổi thời hạn tổ chức đăng ký niêm yết phải đưa chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) vào giao dịch từ 90 ngày còn 30 ngày kể từ ngày Sở Giao dịch chứng khoán chấp thuận đăng ký niêm yết tại Điều 111, Điều 118 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP, bảo đảm tốt hơn quyền lợi nhà đầu tư trong thực hiện các quyền chuyển nhượng chứng khoán trên thị trường có tổ chức.

- Sửa đổi khoản 1 Điều 151 và điểm d khoản 1 Điều 152 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP theo hướng bỏ điều kiện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là phải đáp ứng/có chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật các tổ chức tín dụng, để phù hợp với pháp luật ngân hàng.

- Bỏ thành phần hồ sơ là “Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán đã được điều chỉnh do Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp” tại các hồ sơ niêm yết/đăng ký giao dịch; thay đổi niêm yết/đăng ký giao dịch quy định tại các điều 110, 114, 115, 116, 117, 118, 134, 135, 136 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP, do điều kiện niêm yết/đăng ký giao dịch không yêu cầu doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, việc Sở Giao dịch chứng khoán xem xét hồ sơ niêm yết/đăng ký giao dịch là quá trình độc lập với việc đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Quy định sửa đổi này cũng rút ngắn quá trình niêm yết/đăng ký giao dịch.

- Bãi bỏ quy định tại các khoản 1, 5, 6, 7 Điều 310 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP để thống nhất với Luật Chứng khoán (sửa đổi), giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Uyên Nhi

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về trợ giúp pháp lý trong kỷ nguyên mới

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về trợ giúp pháp lý trong kỷ nguyên mới

Trợ giúp pháp lý là chính sách có ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Bước vào kỷ nguyên mới, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng, trong đó có các chủ trương, chính sách phát triển trợ giúp pháp lý. Do đó, cần sớm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương và nhiệm vụ, giải pháp về trợ giúp pháp lý.
Rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước trong kỷ nguyên mới

Rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước trong kỷ nguyên mới

Đây là những nội dung trọng tâm được trao đổi, thảo luận tại Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) năm 2025” được Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức sáng ngày 04/7/2025. Đồng chí Trương Thế Côn, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật chủ trì Hội thảo. Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Thành phố Hà Nội, kết hợp trực tuyến với 135 điểm cầu trên toàn quốc.
Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) năm 2025”

Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) năm 2025”

Hội thảo dự kiến được Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức sáng ngày 04/7/2025 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm góp phần hoàn thiện dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) năm 2025 (dự thảo Luật) đồng bộ, thống nhất, minh bạch, có tính khả thi cao, với mục tiêu bảo đảm các bản án, quyết định được thực thi hiệu quả; tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội...
Đổi mới giáo dục chính trị - pháp luật ở bậc phổ thông để xây dựng một nền văn hóa tuân thủ pháp luật trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Phần II

Đổi mới giáo dục chính trị - pháp luật ở bậc phổ thông để xây dựng một nền văn hóa tuân thủ pháp luật trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Phần II

Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, của dân tộc, việc phát triển văn hóa tuân thủ pháp luật từ học đường không còn là một lựa chọn mà là một yêu cầu chiến lược bắt buộc. Chỉ khi những thế hệ trẻ được giáo dục từ sớm về quyền, nghĩa vụ, chuẩn mực và phương pháp ứng xử hợp pháp, xã hội mới hình thành được nền tảng bền vững để kiến tạo công bằng, thịnh trị và phát triển bền vững.
Đổi mới giáo dục chính trị - pháp luật ở bậc phổ thông để xây dựng một nền văn hóa tuân thủ pháp luật trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Phần I

Đổi mới giáo dục chính trị - pháp luật ở bậc phổ thông để xây dựng một nền văn hóa tuân thủ pháp luật trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Phần I

Trong bài viết này chúng tôi muốn truyền tải đến người đọc các lát cắt là yếu tố mang tính nội hàm của văn hóa tuân thủ pháp luật, qua đó có các giải pháp để giáo dục pháp luật cho học sinh ở Việt Nam.
Bảo đảm đúng tiến độ xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15

Bảo đảm đúng tiến độ xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15

Ngày 26/6/2025, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú làm việc với Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế và các đơn vị có liên quan về việc hoàn thiện dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính tập trung xử lý những lĩnh vực mới phát sinh, đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn và đang có “khoảng trống” pháp lý

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính tập trung xử lý những lĩnh vực mới phát sinh, đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn và đang có “khoảng trống” pháp lý

Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh tại phiên họp toàn thể tại Hội trường Quốc hội sáng ngày 25/6/2025 về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Với 435/435 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 100% đại biểu tham gia biểu quyết), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Kỹ năng thẩm định và lấy ý kiến trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Kỹ năng thẩm định và lấy ý kiến trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho người làm công tác pháp chế, xây dựng pháp luật về kiến thức và kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền (chiều ngày 24/6/2025).
Tăng cường năng lực đội ngũ làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật trong bối cảnh mới

Tăng cường năng lực đội ngũ làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật trong bối cảnh mới

Sáng ngày 24/6/2025, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam với nhiều quy định “mở”, góp phần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển của đất nước

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam với nhiều quy định “mở”, góp phần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển của đất nước

Sáng 24/6/2025, với 416/416 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 100% đại biểu có mặt), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non nhằm bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non nhằm bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Ngày 18/6/2025, đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội đồng thẩm định Hồ sơ Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non (dự thảo Nghị quyết).
Nhiều quy định "mở" để trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn

Nhiều quy định "mở" để trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn

Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh khi trao đổi với chúng tôi về 28 nghị định của Chính phủ về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 02 cấp.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh:  Các bộ, ngành, địa phương tích cực thực hiện hiệu quả việc phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: Các bộ, ngành, địa phương tích cực thực hiện hiệu quả việc phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp

Theo Chương trình Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới). Chiều ngày 14/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã báo cáo chuyên đề Nội dung cơ bản về thực hiện phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền về lĩnh vực tư pháp khi thực hiện chính quyền địa phương 02 cấp”. Nhân dịp này, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng về một số thông tin và nội dung liên quan đến việc xây dựng và kế hoạch triển khai các nghị định về phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền nói chung và nghị định về phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực tư pháp nói riêng.
Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Ngày 11/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 120/2025/NĐ-CP). Nghị định bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 01/7/2025 trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Nhằm thể chế hoá đầy đủ quan điểm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phân quyền, phân cấp; bảo đảm việc triển khai nhiệm vụ được thông suốt, hiệu quả, kịp thời, cải cách tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 121/2025/NĐ-CP).

Theo dõi chúng tôi trên:

he-thong-benh-vien-quoc-te-vinmec
trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm
cong-ty-co-phan-loc-hoa-dau-binh-son