Chủ nhật 22/06/2025 22:06
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn” trong công tác xử lý vi phạm hành chính

Với hơn 200 đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến từ trụ sở Tạp chí Dân chủ và Pháp luật và hơn 100 điểm cầu trên toàn quốc, các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” đã tập trung thảo luật, đưa ra các ý kiến nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn” trong công tác xử lý vi phạm hành chính.

Toàn cảnh Hội thảo.

Ba nhóm vấn đề cần tập trung sửa đổi

Đồng chủ trì Hội nghị, đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính trình bày sự cần thiết, quá trình và định hướng xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính tập trung quy định những vấn đề nguyên tắc mang tính nền tảng, có tính khái quát cao, làm cơ sở pháp lý để Chính phủ chủ động cụ thể hóa, điều chỉnh linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế, tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước. Theo đó, dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở rà soát toàn diện thực tiễn thi hành, tập trung tháo gỡ ba điểm nghẽn về (i) thẩm quyền xử lý; (2) trình tự, thủ tục xử phạt hành chính và (iii) mức xử phạt không lập biên bản.

Thứ nhất: Sửa đổi, bổ sung các quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền quyết định cưỡng chế, thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính của các chức danh và các quy định về quy trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, tổ chức thi hành các quyết định trong xử lý vi phạm hành chính không còn phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 02 cấp và chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính;

Đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính phát biểu tại Hội thảo.

Thứ hai: Sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính cần được phân cấp, phân quyền nhiều hơn, cần được áp dụng mạnh mẽ hơn việc ứng dụng khoa học, công nghệ theo yêu cầu chuyển đổi số;

Thứ ba: Về mức xử phạt không lập biên bản trong Luật Xử lý vi phạm hành chính không còn phù hợp trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, mức phạt tiền của các chức danh ở cơ sở hiện nay còn thấp, chưa tương xứng dẫn đến số lượng vụ việc vi phạm hành chính phải chuyển lên cấp trên tương đối lớn, gây khó khăn cho công tác xử phạt.

Dự thảo luật gồm 03 điều: Điều 1 quy định các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Điều 2 là hiệu lực thi hành; Điều 3 là điều khoản chuyển tiếp. Trong đó, nội dung sửa đổi ảnh hưởng tới 63/143 điều của Luật hiện hành, một con số cho thấy mức độ can thiệp sâu rộng, dù nhiều sửa đổi là gián tiếp do hệ quả từ những thay đổi trọng tâm như cơ cấu thẩm quyền xử phạt, biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế...

Thẩm quyền xử phạt trong bối cảnh sáp nhập, giải thể, thay đổi tổ chức bộ máy

Một trong những nội dung trọng tâm sửa đổi là xác định các chức danh có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp các chức danh đang có thẩm quyền xử phạt có sự thay đổi nhiệm vụ, quyền hạn do tổ chức lại, hợp nhất, sáp nhập, chia tách (khoản 2 Điều 53). Trong bối cảnh sáp nhập, giải thể, thay đổi tổ chức bộ máy diễn ra mạnh mẽ, quy định hiện hành gây vướng mắc khi phải xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự thảo luật điều chỉnh theo hướng cho phép thẩm quyền xử phạt được tiếp tục thực hiện bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đó tương ứng với từng lĩnh vực quản lý nhà nước thay vì phải xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội như quy định hiện hành.

Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Về thẩm quyền lập hồ sơ, xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, thi hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, dự thảo cũng có điều chỉnh nhằm phù hợp với thay đổi tổ chức bộ máy hiện nay khi hệ thống Công an nhân dân được tổ chức theo mô hình 03 cấp, không còn cấp huyện; chính quyền địa phương cũng dự kiến tổ chức theo mô hình 02 cấp, không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện, đồng thời, nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy đã được chuyển giao từ cơ quan lao động, thương binh và xã hội sang cơ quan công an.

Tăng mức phạt tiền tối đa khi xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

Dự thảo tăng giới hạn mức phạt tiền tối đa được thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản (từ 250.000 đồng lên 1.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 500.000 đồng lên 2.000.000 đồng đối với tổ chức) để góp phần đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho cả đối tượng vi phạm và người có thẩm quyền xử phạt.

Đối với thẩm quyền xác minh cũng được mở rộng theo hướng quy định xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính không chỉ được thực hiện bởi người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như hiện nay, mà có thể được tiến hành bởi người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc. Đồng thời, bổ sung quy định cho người có thẩm quyền xác minh được tổ chức, phân công người thực hiện xác minh; người có thẩm quyền xác minh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác minh.

Một số đại biểu phát biểu trực tuyến.

Về xử lý tài sản là vật bảo đảm được bổ sung quy định theo hướng trong trường hợp chấm dứt việc tạm giữ đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo hướng “trả lại theo đề nghị của bên nhận bảo đảm là tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ” để bảo đảm quyền lợi chính đáng của bên nhận bảo đảm, góp phần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật về các tổ chức tín dụng.

Giới hạn tối đa thời hiệu xử phạt hành chính

Thời hiệu xử phạt là điểm thay đổi quan trọng, được thực hiện theo kiến nghị của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Dự thảo Luật bổ sung quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến, theo hướng quy định thời hiệu cụ thể là 06 tháng, kể từ ngày cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt nhận được hồ sơ vụ vi phạm, đồng thời, giới hạn tối đa không quá 03 năm, kể từ thời điểm kết thúc hành vi vi phạm hoặc thời điểm phát hiện hành vi vi phạm để hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức.

Một số đại biểu phát biểu trực tuyến.

Bên cạnh đó, dự thảo Luất sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định bổ sung một loạt lĩnh vực mới vào phạm vi điều chỉnh của Luật như giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; dữ liệu; công nghiệp công nghệ số; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đây là những lĩnh vực đang phát sinh nhiều hành vi vi phạm mới, có xu hướng gia tăng, cần có công cụ pháp lý rõ ràng để xử lý hiệu quả.

Hoàng Trung

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Đưa việc học tập và làm theo lời Bác trở thành động lực và giải pháp để cán bộ, đảng viên Bộ, ngành Tư pháp hoàn thành nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới

Đưa việc học tập và làm theo lời Bác trở thành động lực và giải pháp để cán bộ, đảng viên Bộ, ngành Tư pháp hoàn thành nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới

Ngày 19/6/2025, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 05-CT/TW). Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp dự và chỉ đạo Hội nghị.
Bộ Tư pháp quán triệt chuyên sâu các nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Bộ Tư pháp quán triệt chuyên sâu các nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Ngày 19/6/2025, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu về Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới (Nghị quyết số 66-NQ/TW), Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197/2025/QH15) và Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật (Nghị quyết số 140/NQ-CP).
Tăng cường công tác truyền thông, báo chí trong bối cảnh mới

Tăng cường công tác truyền thông, báo chí trong bối cảnh mới

Chiều ngày 19/6/2025, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác truyền thông, báo chí. Đồng chí Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý chủ trì Tọa đàm.
Đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non nhằm bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non nhằm bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Ngày 18/6/2025, đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội đồng thẩm định Hồ sơ Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non (dự thảo Nghị quyết).
Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Đây là một trong những nhiệm vụ được đặt ra tại phiên họp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan triển khai Thông báo kết luận Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Đảng bộ Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Đảng bộ Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Ngày 17/6/2025, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP

Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP

Sáng 16/6, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Trưởng Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT đồng chủ trì phiên họp.
Xây dựng Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, phát triển đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

Xây dựng Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, phát triển đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

Đây là một trong những nội dung được trao đổi, thảo luận tại Đại hội Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật nhiệm kỳ 2025 - 2030 tổ chức ngày 16/6/2025.
Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Sáng ngày 14/6/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới). Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Tháo gỡ "nút thắt" về thể chế mở đường cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tháo gỡ "nút thắt" về thể chế mở đường cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 12/6/2025, đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội thảo đối thoại với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan đơn vị liên quan về các quy định pháp luật có vướng mắc, bất cập và kiến nghị xử lý nhằm tháo gỡ “nút thắt” thể chế cho nền kinh tế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính và đồng chí Nguyễn Thị Thu Hòe, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính đồng chủ trì Hội thảo.
Đại hội Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Đoàn kết - Sáng tạo - Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm

Đại hội Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Đoàn kết - Sáng tạo - Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm

Chiều 12/6/2025, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Bộ Tư pháp triển khai xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15

Bộ Tư pháp triển khai xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15

Chiều ngày 12/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú làm việc với các đơn vị có liên quan về dự thảo Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197/2025/QH15).
Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp Hội đồng thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp ngày 11/6/2025.
Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 11/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú làm việc với Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thiết lập cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Thiết lập cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Ngày 10/6/2025, đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì phiên họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì phiên họp.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm