Theo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, thực tế áp dụng pháp luật cho thấy, vẫn còn tình trạng các quy định tản mát, phân tán trong nhiều văn bản. Người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận các quy định. Với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như hiện nay, khó có thể tránh khỏi nội dung các văn bản có sự mâu thuẫn, chồng chéo. Mặt khác, trong điều kiện các quan hệ kinh tế - xã hội ở nước ta đang tiếp tục thay đổi, phát triển mạnh mẽ, hệ thống pháp luật theo đó cũng không ngừng có sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Trong điều kiện đó, việc xây dựng Bộ pháp điển ở Việt Nam là hết sức cần thiết, góp phần tạo bước chuyển biến mới về chất của hệ thống pháp luật.
Ngày 16/4/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý nền tảng cho công tác pháp điển. Việc pháp điển được thực hiện đối với các quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở Trung ương. Pháp lệnh quy định Bộ pháp điển của Việt Nam được cấu trúc theo chủ đề. Hiện nay, Bộ pháp điển có 45 chủ đề được đánh số thứ tự từ số 1 đến số 45. Mỗi chủ đề có 1 hoặc nhiều đề mục (có 271 đề mục thuộc 45 chủ đề). Trong mỗi đề mục có thể có các phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm. Theo quy định tại Pháp lệnh, Bộ pháp điển được sử dụng để tra cứu trong áp dụng, thực hiện pháp luật và được khai thác, sử dụng miễn phí.
Tại hội nghị, đại diện Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cũng cho biết thêm, cho đến nay, các bộ, ngành đã hoàn thành và trình Chính phủ thông qua kết quả pháp điển 250/271 đề mục, các đề mục còn lại đang được các bộ, ngành khẩn trương thực hiện. Qua việc pháp điển 250/271 đề mục, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành rà soát, làm “sạch” được gần 08 nghìn văn bản trên tổng số khoảng gần 09 nghìn văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, góp phần nâng cao tính thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật cũng như giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng, thuận tiện trong tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật đang còn hiệu lực. Để các cá nhân, tổ chức sớm tiếp cận, khai thác, sử dụng Bộ pháp điển, trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền, giới thiệu Bộ pháp điển ra ngoài xã hội. Theo thống kê trên Cổng thông tin điện tử pháp điển, cho đến nay đã có hơn 08 triệu lượt truy cập (trung bình mỗi ngày có hơn 03 nghìn lượt truy cập). Những kết quả đạt được của Bộ pháp điển bước đầu đã được xã hội ghi nhận và đánh giá cao, ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức thường xuyên, khai thác, sử dụng Bộ pháp điển trong giải quyết công việc của mình.
Các đại biểu tham dự ghi nhận và đánh giá cao kết quả đạt được cũng như lợi ích của Bộ pháp điển. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị cần đẩy mạnh công tác truyền thông hơn nữa về Bộ pháp điển để tạo sức lan tỏa rộng rãi, mạnh mẽ trong xã hội; đồng thời, cần tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn cách khai thác, sử dụng… cho các địa phương để Bộ pháp điển ngày càng phát huy hiệu quả, đi vào cuộc sống.
Tại hội nghị này, nhiều câu hỏi thiết thực của các đại biểu, cơ quan báo chí cũng đã được đại diện của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật giải đáp cụ thể, làm sáng tỏ được nhiều vấn đề đối với việc khai thác, sử dụng Bộ pháp điển.
Ngày 16/4/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý nền tảng cho công tác pháp điển. Việc pháp điển được thực hiện đối với các quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở Trung ương. Pháp lệnh quy định Bộ pháp điển của Việt Nam được cấu trúc theo chủ đề. Hiện nay, Bộ pháp điển có 45 chủ đề được đánh số thứ tự từ số 1 đến số 45. Mỗi chủ đề có 1 hoặc nhiều đề mục (có 271 đề mục thuộc 45 chủ đề). Trong mỗi đề mục có thể có các phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm. Theo quy định tại Pháp lệnh, Bộ pháp điển được sử dụng để tra cứu trong áp dụng, thực hiện pháp luật và được khai thác, sử dụng miễn phí.
Tại hội nghị, đại diện Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cũng cho biết thêm, cho đến nay, các bộ, ngành đã hoàn thành và trình Chính phủ thông qua kết quả pháp điển 250/271 đề mục, các đề mục còn lại đang được các bộ, ngành khẩn trương thực hiện. Qua việc pháp điển 250/271 đề mục, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành rà soát, làm “sạch” được gần 08 nghìn văn bản trên tổng số khoảng gần 09 nghìn văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, góp phần nâng cao tính thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật cũng như giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng, thuận tiện trong tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật đang còn hiệu lực. Để các cá nhân, tổ chức sớm tiếp cận, khai thác, sử dụng Bộ pháp điển, trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền, giới thiệu Bộ pháp điển ra ngoài xã hội. Theo thống kê trên Cổng thông tin điện tử pháp điển, cho đến nay đã có hơn 08 triệu lượt truy cập (trung bình mỗi ngày có hơn 03 nghìn lượt truy cập). Những kết quả đạt được của Bộ pháp điển bước đầu đã được xã hội ghi nhận và đánh giá cao, ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức thường xuyên, khai thác, sử dụng Bộ pháp điển trong giải quyết công việc của mình.
Các đại biểu tham dự ghi nhận và đánh giá cao kết quả đạt được cũng như lợi ích của Bộ pháp điển. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị cần đẩy mạnh công tác truyền thông hơn nữa về Bộ pháp điển để tạo sức lan tỏa rộng rãi, mạnh mẽ trong xã hội; đồng thời, cần tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn cách khai thác, sử dụng… cho các địa phương để Bộ pháp điển ngày càng phát huy hiệu quả, đi vào cuộc sống.
Tại hội nghị này, nhiều câu hỏi thiết thực của các đại biểu, cơ quan báo chí cũng đã được đại diện của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật giải đáp cụ thể, làm sáng tỏ được nhiều vấn đề đối với việc khai thác, sử dụng Bộ pháp điển.
Uyên Nhi