Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu hệ thống giấy phép về sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn ở một số quốc gia, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng hệ thống các giấy phép sản xuất và kinh doanh rượu hiện nay.
Abstract: The article studies the licensing system for the production and trading of alcoholic beverages in some countries, thereby drawing some lessons for Vietnam in the process of building the license system on producing and trading wine today.
1. Mục tiêu quản lý của các giấy phép sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn
Hệ thống các giấy phép kinh doanh là một trong số các hình thức pháp lý của các điều kiện kinh doanh. Một điều kiện kinh doanh tốt phải xác định rõ mục tiêu quản lý mà nó hướng tới. Thông thường, các mục tiêu mà các điều kiện kinh doanh hướng tới chủ yếu là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia và phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây đều là những lợi ích công mà Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp quản lý. Về bản chất, đây là giới hạn của việc thực hiện quyền tự do kinh doanh, khi Nhà nước nhân danh trật tự công, các lợi ích công, lợi ích xã hội, đạo đức… để “can thiệp” vào quá trình thực thi quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Các trường hợp “can thiệp” này không chỉ đòi hỏi về tính chính đáng của mục đích - mục tiêu rõ ràng, mà nó còn đòi hỏi về “sự cân xứng”, nghĩa là sự phù hợp của giới hạn, mức độ giới hạn, sự cân bằng giữa lợi ích thu được và thiệt hại từ các biện pháp “can thiệp”.
Chính sách quản lý rượu ở góc độ toàn cầu đưa ra rất nhiều biện pháp can thiệp vào tính sẵn có của rượu (Availability of alcohol). Tính sẵn có của đồ uống có cồn được hiểu là sự dễ dàng hoặc thuận tiện của việc có thể mua và tiêu dùng rượu[1]. Thông thường, các quy định nhằm hạn chế tính sẵn có của đồ uống có cồn tập trung vào việc hạn chế số lượng và địa điểm các cửa hàng bán lẻ rượu, quy định về số giờ, ngày mà rượu có thể bán, đưa ra giới hạn về độ tuổi uống rượu hoặc hạn chế uống tại những nơi công cộng… Tuy nhiên, trong số các biện pháp đó thì biện pháp liên quan trực tiếp đến các chủ thể sản xuất và kinh doanh trong nền kinh tế nhằm hạn chế tính sẵn có của rượu sẽ thường được áp dụng hai mô hình quản lý đó là quản lý kiểu độc quyền hoặc quản lý theo hệ thống giấy phép. Hệ thống độc quyền tồn tại khi Chính phủ duy trì kiểm soát độc quyền trên thị trường đồ uống có cồn và nó xảy ra ở tất cả cấp độ, từ nhập khẩu, sản xuất, phân phối, bán lẻ và xuất khẩu. Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia sử dụng hệ thống giấy phép làm công cụ để kiểm soát ngành công nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn[2]. Như vậy, có thể thấy, mục tiêu pháp lý của các giấy phép về sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn là việc giới hạn quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp nhằm làm giảm tính sẵn có của đồ uống có cồn. Mặc dù, không phải lúc nào hệ thống cấp phép kinh doanh đồ uống có cồn cũng hiệu quả[3], tuy nhiên, rõ ràng việc tạo ra các giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn cũng góp phần không nhỏ vào việc giảm nguồn cung so với trường hợp không tồn tại hệ thống giấy phép. Như vậy, có thể thấy, mục tiêu lớn nhất của việc xây dựng hệ thống giấy phép kinh doanh chính là làm giảm tính sẵn có của đồ uống có cồn.
Tuy nhiên, khi so sánh giữa mục tiêu pháp lý với hệ thống giấy phép sản xuất, kinh doanh rượu của Việt Nam hiện nay lại cho thấy nhiều điểm khác biệt. ở Việt Nam, rượu và bia là hai loại đồ uống có cồn chịu sự kiểm soát từ phía Nhà nước bằng Luật Phòng chống tác hại rượu, bia năm 2019 và Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu và các văn bản pháp luật có liên quan. Ví dụ: Giấy phép về phân phối rượu quy định các điều kiện phân phối rượu tại Điều 11 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu như sau: “1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; 2. Có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 150 m2 trở lên; 3. Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định; 4. Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu; 5. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài; 6. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định”.
Có thể thấy rằng, một số điều kiện kinh doanh trong giấy phép phân phối rượu không gắn liền với mục tiêu làm giảm tính sẵn có của rượu và có khả năng can thiệp vào tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Ví dụ, điều kiện về có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 150 m2 trở lên hoặc điều kiện về có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu, mặc dù, mục tiêu của nhà lập pháp là tạo ra những điều kiện về kỹ thuật và vật lý nhằm gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc gia nhập thị trường phân phối (quy định về diện tích kho hàng, quy định về hệ thống phân phối), từ đó, nhằm giảm sự gia nhập thị trường của các chủ thể kinh doanh, tuy nhiên, nếu phân tích nội dung của từng điều kiện kinh doanh có thể thấy, các giới hạn tối thiểu về diện tích kho hàng và hệ thống phân phối lại cho phép thị trường chỉ chấp nhận những nhà sản xuất, những nhà phân phối với quy mô lớn và có năng lực, điều này dường như là đi ngược lại với mục tiêu ban đầu là nhằm làm giảm sự có mặt của đồ uống có cồn trên thị trường, đồng thời tạo ra một vị thế thị trường không bình đẳng giữa chủ thể gia nhập thị trường và các chủ thể kinh doanh hiện đã có trên thị trường. Biện pháp này tác động trực tiếp đến quy tắc cạnh tranh, vốn là quy tắc nền tảng của nền kinh tế thị trường. Hoặc điều kiện có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài cũng là điều kiện không có liên hệ với mục tiêu là kiểm soát nguồn cung, phân phối và cung cấp rượu, mặt khác, nó còn thể hiện sự can thiệp không chính đáng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì các hợp đồng hay hợp đồng nguyên tắc của thương nhân với các đối tác của mình là những bí mật kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp. Do đó, có thể thấy, các điều kiện về sản xuất và kinh doanh rượu, bia của Việt Nam hiện nay chưa đạt được mục tiêu pháp lý mà các thông lệ quốc tế về chính sách làm giảm tính sẵn có đối với đồ uống có cồn đặt ra.
2. Các loại giấy phép về sản xuất và kinh doanh rượu
2.1. Các loại giấy phép về sản xuất rượu
Ở Cannada, hoạt động sản xuất đồ uống có cồn phải được sự cho phép của Canada Revenue Agency theo quy định tại Excise Act 2001 - quy định chung về quá trình sản xuất rượu[4]. Ngoài ra, người sản xuất rượu còn phải đáp ứng yêu cầu của Luật về dán nhãn và đóng gói sản phẩm đồ uống (Consumer Packaging and Food Labelling Act) và các đạo luật liên quan đến nhập khẩu các chất gây nghiện (Importation of intoxicating Liquors Act) và Luật Thương mại đồ uống có cồn (Spirit Drinks Trade Act).
Các vấn đề về sức khỏe và chất lượng của rượu trong quá trình sản xuất sẽ được kiểm soát bởi Food and Drug Act và theo các nguyên tắc hướng dẫn của CFIA (cơ quan kiểm tra, thanh tra thực phẩm của Canada). Ví dụ, điều kiện sản xuất rượu của Canada[5] có các quy định rất chặt chẽ về hành vi sử dụng rượu tại nơi sản xuất rượu: Mỗi giấy phép sản xuất rượu chỉ cấp riêng cho từng địa điểm sản xuất. Không có phép bất kỳ người nào sử dụng rượu tại khu vực sản xuất (trừ trường hợp thử mẫu rượu và được quy định một cách rất chặt chẽ, đồng thời phải được cấp phép ngoài giấy phép sản xuất rượu)[6].
Các điều kiện về chất lượng và liên quan đến sức khỏe sẽ được kiểm soát bởi Food and Drug Act. Theo đó, các điều kiện này sẽ viện dẫn đến các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, bảo quản, đóng góp và lưu kho. Điều kiện vệ sinh không an toàn sẽ được giải thích là các điều kiện hoặc hoàn cảnh có thể gây ô nhiễm với bụi bẩn hoặc tạp chất, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Nói cách khác, các quy định không can thiệp trực tiếp vào dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất rượu hoặc người có liên quan đến quy trình sản xuất mà điều chỉnh hoàn toàn bởi các quy định về chất lượng an toàn thực phẩm rượu sau khi sản xuất.
Ở Mỹ, tùy thuộc vào nồng độ đồ uống có cồn mà giấy phép sản xuất cấp cho các cơ sở sản xuất (Manufacrer) đồ uống có cồn được phân thành các loại: Giấy phép sản xuất rượu mạnh (Spirit) và rượu (Wine) (hạng A); giấy phép sản xuất bia (hạng B); giấy phép sản xuất các loại đồ uống mà tỷ lệ cao nhất có cồn là 5% (hạng C).
Ở Việt Nam, các điều kiện sản xuất rượu công nghiệp quy định tại Điều 8 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP và Điều 15 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019. Cụ thể, để sản xuất rượu, các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau: “Điều 15. Quản lý kinh doanh rượu:
1. Điều kiện cấp phép sản xuất rượu công nghiệp có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bao gồm: a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; b) Có dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất; c) Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; d) Có nhân viên kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
2. Điều kiện cấp phép sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên nhằm mục đích kinh doanh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, bao gồm: a) Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; b) Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy ánh của pháp luật”.
Ngoài các quy định trên, Luật An toàn thực phẩm năm 2010 của Việt Nam cũng điều chỉnh các điều kiện an toàn thực phẩm, trong đó có sản phẩm rượu. Ví dụ, tuân thủ các điều kiện về công nghệ (có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại), tuân thủ các điều kiện về bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy định về sức khỏe, kiến thức, thực hành của người trực tiếp sản xuất (Điều 19 Luật An toàn thực phẩm năm 2010). Nói cách khác, kiểm soát chất lượng rượu đã được điều chỉnh bởi Luật An toàn thực phẩm năm 2010. Các điều kiện này đều thể hiện đầy đủ trong giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà bất kỳ doanh nghiệp sản xuất rượu nào cũng phải có. Do đó, có thể thấy, các điều kiện để cấp phép sản xuất rượu hiện nay của Việt Nam đang có sự trùng lặp với giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, vì vậy, cần có sự rà soát lại các loại giấy phép về sản xuất rượu nhằm thống nhất các quy phạm pháp luật điều chỉnh, đồng thời, đạt được mục tiêu kiểm soát hoạt động sản xuất rượu hiện nay.
2.2. Các loại giấy phép về kinh doanh rượu
Ở Canada, việc phân loại các giấy phép liên quan đến kinh doanh rượu chỉ dựa vào một tiêu chí là có hay không có sự tiêu dùng tại chỗ hoặc trong các trường hợp đặc biệt (occasional license) và tiếp cận theo hướng địa điểm xảy ra hành vi để đạt được mục tiêu là hạn chế tính sẵn có của rượu. Ví dụ, giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ chỉ được cấp cho một số địa điểm nhất định được phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ như nhà hàng, quán bar… Nếu không phải ở những địa điểm này thì chủ thể kinh doanh không thể bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Bên cạnh giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ, Canada quy định về giấy phép bán rượu không tiêu dùng tại chỗ (áp dụng cho các hành vi bán nhưng không tiêu dùng tại chỗ, tức là không gắn với địa điểm tiêu dùng tại chỗ cụ thể). Đó có thể là hành vi phân phối, bán buôn, bán lẻ mà Nhà nước không cần thiết phải can thiệp trực tiếp vào các khâu của quá trình kinh doanh hàng hóa. Ngoài hai loại giấy phép cơ bản nêu trên, Canada còn quy định về giấy phép áp dụng cho các câu lạc bộ (gồm hành vi bán và tiêu dùng của các cá nhân là thành viên của câu lạc bộ nào đó) và giấy phép tạm thời cho một hoạt động hoặc sự kiện nào đó (occasional license) cho phép việc bán và tiêu dùng đồ uống có cồn trong một số trường hợp đặc biệt.
Ở Mỹ, có các loại giấy phép liên quan đồ uống có cồn như sau[7]: (i) Giấy phép bán buôn: Bán đồ uống có cồn cho những người được cấp phép để bán lại; (ii) Giấy phép bản lẻ không tiêu dùng tại chỗ: Là nơi mà đồ uống có cồn có thể mua nhưng chỉ được tiêu dùng ở những địa điểm được cho phép hoặc một trong internet mua bán rượu trực tuyến; (iii) Giấy phép bán lẻ tiêu dùng tại chỗ: Là một địa điểm mà rượu được mua và tiêu dùng gồm nhà hàng, câu lạc bộ, nhà nghỉ, khách sạn, rạp hát, bảo tàng, các trung tâm thể thao, tàu vận chuyển hành khách, tàu điện; (iv) Giấy phép cấp cho các sự kiện ẩm thực: Việc mua và phục vụ đồ uống có cồn trong một sự kiện ẩm thực là một phần việc chuẩn bị và phục vụ đồ ăn của người được cấp phép tổ chức; (v) Giấy phép hội chợ: Là giấy phép tạm thời cho phép hành vi bán và phục vụ đồ uống có cồn trong thời gian nhiều nhất có thể là 04 ngày tại những địa điểm công cộng, khu picnic…; (vi) Giấy phép cấp cho người quản lý: Là giấy phép cấp cho người quản lý một hoặc nhiều các địa điểm thuộc phân loại ABC; (vii) Giấy phép cho Solicitor: Giấy phép vận chuyển các mẫu đồ uống có cồn đến các cơ sở thuộc phân loại ABC thay mặt cho một nhà cung cấp (vendor) và đặt hàng thay mặt cho nhà cung cấp đó.
Đồng thời, Mỹ phân loại các loại đồ uống có cồn mà một cơ sở (Establishment) có thể bán[8]: (i) Cơ sở bán buôn (Wholesaler) hạng A được phép phân phối và bán rượu mạnh, rượu và bia nhưng hạng B thì chỉ được phép phân phối bia và rượu, không được phân phối rượu mạnh; (ii) Cơ sở bán lẻ (Off-premises Retailer) hạng A cho phép bán tại các cửa hàng rượu mạnh, rượu và bia; hạng B chỉ được bán rượu và bia; (iii) Cơ sở bán internet hạng A được phép bán lẻ trực tuyến (không có địa điểm mà hoàn toàn bán trên môi trường internet) rượu mạnh, rượu và bia; bán rượu và bia thì thuộc hạng B; (iv) Cơ sở bán lẻ tiêu dùng tại chỗ (On-premises Relailer) hạng C được phép bán rượu mạnh, rượu và bia tại các nhà hàng, câu lạc bộ… Nếu là hạng D chỉ được phép bán rượu và bia. Phân hạng này cũng áp dụng tương tự đối với các câu lạc bộ có sử dụng đồ uống có cồn, các khu vực phục vụ ăn uống trên tàu hoặc thuyền; (v) Giấy phép tạm thời: Tạm thời cho phép bán và tiêu dùng đồ uống có cồn trong thời nhiều nhất là 04 ngày tại các buổi tiệc, picnic, hội chợ hoặc các sự kiện tụ tập công cộng khác. Giấy phép phân thành hạng F (áp dụng đối với bia và rượu) và G (áp dụng đối với rượu mạnh, rượu và bia); (vi) Giấy phép cho Festival (Festival License): Tạm thời cho phép bán và tiêu dùng trong các sự kiện thể thao, văn hóa, hoặc sự kiện biểu diễn nghệ thuật trong thời gian tối đa là 15 ngày. Giấy phép này phân thành hạng H (rượu và bia) và I (rượu mạnh, rượu và bia); (vii) Giấy phép cho hoạt động đánh giá thị trường: Cho phép các nhà sản xuất, nơi chưng cất rượu hoạt động như một nhà cung cấp để thử nghiệm sản phẩm mà nó sản xuất ra. Giấy phép này phân thành hạng J (rượu và bia) và K (rượu mạnh, rượu và bia).
Như vậy, có thể thấy, hệ thống giấy phép về kinh doanh rượu của Mỹ tiếp cận theo hướng giới hạn quyền kinh doanh của các chủ thể bằng cách quy định hành vi bán và tiêu dùng chỉ được diễn ra ở những địa điểm, sự kiện cụ thể, tức là hạn chế sự hiện diện đồ uống có cồn bằng cách giới hạn về không gian và thời gian diễn ra hành vi bán hoặc tiêu dùng. Phương thức này giúp cho các quy định không can thiệp trực tiếp vào cách mà các thương nhân hoạt động, tổ chức hệ thống phân phối mà chỉ can thiệp các địa điểm và thời điểm diễn ra hành vi bán và tiêu dùng. Đây là một cách tiếp cận hiệu quả để thiết lập hệ thống các giấy phép về kinh doanh rượu. Cách tiếp cận theo hệ thống giấy phép sẽ cho phép các chủ thể liên quan biết mình được thực hiện những quyền và nghĩa vụ gì chứ không phải thiết lập các điều kiện là yêu cầu từng loại giấy phép bởi thực tiễn điều chỉnh điều kiện sản xuất và kinh doanh rượu được kiểm soát bằng rất nhiều các quy định pháp luật chuyên ngành và trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh, mà trung tâm là các quy định về an toàn thực phẩm và các quy định dán nhãn hàng hóa.
Trong khi đó, ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh rượu được phân thành các loại giấy phép gồm giấy phép phân phối, bán buôn, bán lẻ và bán lẻ tiêu dùng tại chỗ[9] với các điều kiện kinh doanh cụ thể như sau:
(i) Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
(ii) Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 150 m2 trở lên (đối với phân phối) hoặc từ 50 m2 trở lên (đối với bán buôn).
(iii) Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc để chứng minh rượu mà doanh nghiệp phân phối, bán buôn, bán lẻ, bán lẻ tiêu dùng tại chỗ được cung cấp bởi các thương nhân có có giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu. Cụ thể hơn, thương nhân phân phối phải có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài; thương nhân bán buôn phải có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác; thương nhân bán lẻ phải có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
(iv) Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
(v) Đối với thương nhân phân phối phải có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn. Nếu là bán buôn thì phải có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi thương nhân đặt trụ sở chính với ít nhất 03 thương nhân bán lẻ rượu.
(vi) Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
Mặc dù, các điều kiện để cấp giấy phép phân phối, bán buôn, bán lẻ và bán lẻ tiêu dùng tại chỗ là rất khác nhau, tuy nhiên, khi quy định về quyền của thương nhân sau khi có giấy phép dường như lại không có sự khác nhau[10], cụ thể:
(i) Thương nhân phân phối và bán buôn rượu ngoài việc thực hiện hoạt động phân phối và bán buôn ra còn có thể trực tiếp bản lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.
(ii) Thương nhân bán lẻ ngoài việc trực tiếp cho người mua tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân theo nội dung ghi trong giấy phép, còn có thể bán rượu cho thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ (không phải người tiêu dùng cuối cùng).
Có thể thấy, ở Việt Nam, do cách tiếp cận theo hướng thiết lập các điều kiện gây khó khăn trong việc gia nhập thị trường nên hệ thống giấy phép sản xuất và kinh doanh rượu của Việt Nam tiếp cận theo từng phân đoạn kinh doanh từ sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ, bán lẻ và tiêu dùng tại chỗ và xuất khẩu nên các giấy phép cũng được thiết kế tương ứng tương đương với từng giai đoạn kinh doanh. Hệ thống kinh doanh rượu được phân cấp theo: Nhập khẩu, phân phối, bán buôn (trực thuộc hệ thống thương nhân phân phối hoặc sản xuất rượu), bán lẻ (trực thuộc hệ thống thương nhân bán buôn). Tương ứng với mỗi hình thức phân phối sẽ là các quyền mua bán sản phẩm rượu bị giới hạn (thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu được mua sản phẩm rượu từ thương nhân bán buôn sản phẩm rượu để bán; thương nhân bán buôn được mua sản phẩm rượu từ tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu; thương nhân phân phối sản phẩm rượu được mua sản phẩm rượu từ tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc thương nhân phân phối sản phẩm rượu khác hoặc thương nhân nhập khẩu sản phẩm rượu trực tiếp từ thương nhân nước ngoài; thương nhân phân phối, thương nhân bán buôn sản phẩm rượu chỉ được bán sản phẩm rượu cho các thương nhân có giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu thuộc hệ thống phân phối của mình trong phạm vi địa bàn được cấp phép). Điều này cho thấy, phần lớn các điều kiện kinh doanh đều chưa gắn kết với mục tiêu là làm giảm tính sẵn có của rượu và thậm chí còn tạo ra sự áp đặt từ phía Nhà nước lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, Việt Nam muốn tạo lập một thị trường kinh doanh rượu thực sự bình đẳng, đồng thời đạt được mục tiêu của quản lý nhà nước trong việc kiểm soát và làm giảm tính sẵn có của đồ uống có cồn, cần thiết phải có sự đột phá trong phương pháp tiếp cận xây dựng các điều kiện kinh doanh rượu.
[1]. Esa Osterberg, Availability of Alcohol, http://www.euro.who.int/_data/assets/pdf_file/0011/191369/9-Availability-of-alcohol.pdf?ua=1, truy cập ngày 02/10/2019.
[2]. WHO (2018), Alcohol Policy Report , tr. 100.
[3]. Trên thực tế, nghiên cứu về mối tác động giữa các giấy phép về sản xuất và kinh doanh với sự gia tăng hiện diện đồ uống có cồn thì không phải ở quốc gia nào cũng cho thấy mối liên hệ tích cực bởi việc gia tăng sự hiện diện đồ uống có cồn sẽ đơn giản đồng nghĩa với việc gia tăng số lượng giấy phép4 (WHO (2018), Alcohol Policy Report 2018, tr. 100).
[4]. http://www.ylc.yk.ca/liquor_manufacturing.html, truy cập ngày 01/10/2019.
[5]. https://lgcamb.ca/liquor/manufacturer-licences/manufacturer/, truy cập ngày 01/10/2019.
[6]. https://lgcamb.ca/liquor/manufacturer-licences/manufacturer/, truy cập ngày 01/10/2019.
[7]. https://abra.dc.gov/page/types-abc-licenses-endorsements-and-permits, truy cập ngày 02/10/2019.
[8]. https://abra.dc.gov/page/types-abc-licenses-endorsements-and-permits, truy cập ngày 01/10/2019.
[9]. Các điều 11, 12, 13, 14 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.
[10]. Điều 18 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.
Abstract: The article studies the licensing system for the production and trading of alcoholic beverages in some countries, thereby drawing some lessons for Vietnam in the process of building the license system on producing and trading wine today.
1. Mục tiêu quản lý của các giấy phép sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn
Hệ thống các giấy phép kinh doanh là một trong số các hình thức pháp lý của các điều kiện kinh doanh. Một điều kiện kinh doanh tốt phải xác định rõ mục tiêu quản lý mà nó hướng tới. Thông thường, các mục tiêu mà các điều kiện kinh doanh hướng tới chủ yếu là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia và phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây đều là những lợi ích công mà Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp quản lý. Về bản chất, đây là giới hạn của việc thực hiện quyền tự do kinh doanh, khi Nhà nước nhân danh trật tự công, các lợi ích công, lợi ích xã hội, đạo đức… để “can thiệp” vào quá trình thực thi quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Các trường hợp “can thiệp” này không chỉ đòi hỏi về tính chính đáng của mục đích - mục tiêu rõ ràng, mà nó còn đòi hỏi về “sự cân xứng”, nghĩa là sự phù hợp của giới hạn, mức độ giới hạn, sự cân bằng giữa lợi ích thu được và thiệt hại từ các biện pháp “can thiệp”.
Chính sách quản lý rượu ở góc độ toàn cầu đưa ra rất nhiều biện pháp can thiệp vào tính sẵn có của rượu (Availability of alcohol). Tính sẵn có của đồ uống có cồn được hiểu là sự dễ dàng hoặc thuận tiện của việc có thể mua và tiêu dùng rượu[1]. Thông thường, các quy định nhằm hạn chế tính sẵn có của đồ uống có cồn tập trung vào việc hạn chế số lượng và địa điểm các cửa hàng bán lẻ rượu, quy định về số giờ, ngày mà rượu có thể bán, đưa ra giới hạn về độ tuổi uống rượu hoặc hạn chế uống tại những nơi công cộng… Tuy nhiên, trong số các biện pháp đó thì biện pháp liên quan trực tiếp đến các chủ thể sản xuất và kinh doanh trong nền kinh tế nhằm hạn chế tính sẵn có của rượu sẽ thường được áp dụng hai mô hình quản lý đó là quản lý kiểu độc quyền hoặc quản lý theo hệ thống giấy phép. Hệ thống độc quyền tồn tại khi Chính phủ duy trì kiểm soát độc quyền trên thị trường đồ uống có cồn và nó xảy ra ở tất cả cấp độ, từ nhập khẩu, sản xuất, phân phối, bán lẻ và xuất khẩu. Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia sử dụng hệ thống giấy phép làm công cụ để kiểm soát ngành công nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn[2]. Như vậy, có thể thấy, mục tiêu pháp lý của các giấy phép về sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn là việc giới hạn quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp nhằm làm giảm tính sẵn có của đồ uống có cồn. Mặc dù, không phải lúc nào hệ thống cấp phép kinh doanh đồ uống có cồn cũng hiệu quả[3], tuy nhiên, rõ ràng việc tạo ra các giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn cũng góp phần không nhỏ vào việc giảm nguồn cung so với trường hợp không tồn tại hệ thống giấy phép. Như vậy, có thể thấy, mục tiêu lớn nhất của việc xây dựng hệ thống giấy phép kinh doanh chính là làm giảm tính sẵn có của đồ uống có cồn.
Tuy nhiên, khi so sánh giữa mục tiêu pháp lý với hệ thống giấy phép sản xuất, kinh doanh rượu của Việt Nam hiện nay lại cho thấy nhiều điểm khác biệt. ở Việt Nam, rượu và bia là hai loại đồ uống có cồn chịu sự kiểm soát từ phía Nhà nước bằng Luật Phòng chống tác hại rượu, bia năm 2019 và Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu và các văn bản pháp luật có liên quan. Ví dụ: Giấy phép về phân phối rượu quy định các điều kiện phân phối rượu tại Điều 11 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu như sau: “1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; 2. Có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 150 m2 trở lên; 3. Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định; 4. Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu; 5. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài; 6. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định”.
Có thể thấy rằng, một số điều kiện kinh doanh trong giấy phép phân phối rượu không gắn liền với mục tiêu làm giảm tính sẵn có của rượu và có khả năng can thiệp vào tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Ví dụ, điều kiện về có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 150 m2 trở lên hoặc điều kiện về có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu, mặc dù, mục tiêu của nhà lập pháp là tạo ra những điều kiện về kỹ thuật và vật lý nhằm gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc gia nhập thị trường phân phối (quy định về diện tích kho hàng, quy định về hệ thống phân phối), từ đó, nhằm giảm sự gia nhập thị trường của các chủ thể kinh doanh, tuy nhiên, nếu phân tích nội dung của từng điều kiện kinh doanh có thể thấy, các giới hạn tối thiểu về diện tích kho hàng và hệ thống phân phối lại cho phép thị trường chỉ chấp nhận những nhà sản xuất, những nhà phân phối với quy mô lớn và có năng lực, điều này dường như là đi ngược lại với mục tiêu ban đầu là nhằm làm giảm sự có mặt của đồ uống có cồn trên thị trường, đồng thời tạo ra một vị thế thị trường không bình đẳng giữa chủ thể gia nhập thị trường và các chủ thể kinh doanh hiện đã có trên thị trường. Biện pháp này tác động trực tiếp đến quy tắc cạnh tranh, vốn là quy tắc nền tảng của nền kinh tế thị trường. Hoặc điều kiện có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài cũng là điều kiện không có liên hệ với mục tiêu là kiểm soát nguồn cung, phân phối và cung cấp rượu, mặt khác, nó còn thể hiện sự can thiệp không chính đáng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì các hợp đồng hay hợp đồng nguyên tắc của thương nhân với các đối tác của mình là những bí mật kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp. Do đó, có thể thấy, các điều kiện về sản xuất và kinh doanh rượu, bia của Việt Nam hiện nay chưa đạt được mục tiêu pháp lý mà các thông lệ quốc tế về chính sách làm giảm tính sẵn có đối với đồ uống có cồn đặt ra.
2. Các loại giấy phép về sản xuất và kinh doanh rượu
2.1. Các loại giấy phép về sản xuất rượu
Ở Cannada, hoạt động sản xuất đồ uống có cồn phải được sự cho phép của Canada Revenue Agency theo quy định tại Excise Act 2001 - quy định chung về quá trình sản xuất rượu[4]. Ngoài ra, người sản xuất rượu còn phải đáp ứng yêu cầu của Luật về dán nhãn và đóng gói sản phẩm đồ uống (Consumer Packaging and Food Labelling Act) và các đạo luật liên quan đến nhập khẩu các chất gây nghiện (Importation of intoxicating Liquors Act) và Luật Thương mại đồ uống có cồn (Spirit Drinks Trade Act).
Các vấn đề về sức khỏe và chất lượng của rượu trong quá trình sản xuất sẽ được kiểm soát bởi Food and Drug Act và theo các nguyên tắc hướng dẫn của CFIA (cơ quan kiểm tra, thanh tra thực phẩm của Canada). Ví dụ, điều kiện sản xuất rượu của Canada[5] có các quy định rất chặt chẽ về hành vi sử dụng rượu tại nơi sản xuất rượu: Mỗi giấy phép sản xuất rượu chỉ cấp riêng cho từng địa điểm sản xuất. Không có phép bất kỳ người nào sử dụng rượu tại khu vực sản xuất (trừ trường hợp thử mẫu rượu và được quy định một cách rất chặt chẽ, đồng thời phải được cấp phép ngoài giấy phép sản xuất rượu)[6].
Các điều kiện về chất lượng và liên quan đến sức khỏe sẽ được kiểm soát bởi Food and Drug Act. Theo đó, các điều kiện này sẽ viện dẫn đến các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, bảo quản, đóng góp và lưu kho. Điều kiện vệ sinh không an toàn sẽ được giải thích là các điều kiện hoặc hoàn cảnh có thể gây ô nhiễm với bụi bẩn hoặc tạp chất, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Nói cách khác, các quy định không can thiệp trực tiếp vào dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất rượu hoặc người có liên quan đến quy trình sản xuất mà điều chỉnh hoàn toàn bởi các quy định về chất lượng an toàn thực phẩm rượu sau khi sản xuất.
Ở Mỹ, tùy thuộc vào nồng độ đồ uống có cồn mà giấy phép sản xuất cấp cho các cơ sở sản xuất (Manufacrer) đồ uống có cồn được phân thành các loại: Giấy phép sản xuất rượu mạnh (Spirit) và rượu (Wine) (hạng A); giấy phép sản xuất bia (hạng B); giấy phép sản xuất các loại đồ uống mà tỷ lệ cao nhất có cồn là 5% (hạng C).
Ở Việt Nam, các điều kiện sản xuất rượu công nghiệp quy định tại Điều 8 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP và Điều 15 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019. Cụ thể, để sản xuất rượu, các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau: “Điều 15. Quản lý kinh doanh rượu:
1. Điều kiện cấp phép sản xuất rượu công nghiệp có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bao gồm: a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; b) Có dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất; c) Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; d) Có nhân viên kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
2. Điều kiện cấp phép sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên nhằm mục đích kinh doanh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, bao gồm: a) Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; b) Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy ánh của pháp luật”.
Ngoài các quy định trên, Luật An toàn thực phẩm năm 2010 của Việt Nam cũng điều chỉnh các điều kiện an toàn thực phẩm, trong đó có sản phẩm rượu. Ví dụ, tuân thủ các điều kiện về công nghệ (có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại), tuân thủ các điều kiện về bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy định về sức khỏe, kiến thức, thực hành của người trực tiếp sản xuất (Điều 19 Luật An toàn thực phẩm năm 2010). Nói cách khác, kiểm soát chất lượng rượu đã được điều chỉnh bởi Luật An toàn thực phẩm năm 2010. Các điều kiện này đều thể hiện đầy đủ trong giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà bất kỳ doanh nghiệp sản xuất rượu nào cũng phải có. Do đó, có thể thấy, các điều kiện để cấp phép sản xuất rượu hiện nay của Việt Nam đang có sự trùng lặp với giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, vì vậy, cần có sự rà soát lại các loại giấy phép về sản xuất rượu nhằm thống nhất các quy phạm pháp luật điều chỉnh, đồng thời, đạt được mục tiêu kiểm soát hoạt động sản xuất rượu hiện nay.
2.2. Các loại giấy phép về kinh doanh rượu
Ở Canada, việc phân loại các giấy phép liên quan đến kinh doanh rượu chỉ dựa vào một tiêu chí là có hay không có sự tiêu dùng tại chỗ hoặc trong các trường hợp đặc biệt (occasional license) và tiếp cận theo hướng địa điểm xảy ra hành vi để đạt được mục tiêu là hạn chế tính sẵn có của rượu. Ví dụ, giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ chỉ được cấp cho một số địa điểm nhất định được phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ như nhà hàng, quán bar… Nếu không phải ở những địa điểm này thì chủ thể kinh doanh không thể bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Bên cạnh giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ, Canada quy định về giấy phép bán rượu không tiêu dùng tại chỗ (áp dụng cho các hành vi bán nhưng không tiêu dùng tại chỗ, tức là không gắn với địa điểm tiêu dùng tại chỗ cụ thể). Đó có thể là hành vi phân phối, bán buôn, bán lẻ mà Nhà nước không cần thiết phải can thiệp trực tiếp vào các khâu của quá trình kinh doanh hàng hóa. Ngoài hai loại giấy phép cơ bản nêu trên, Canada còn quy định về giấy phép áp dụng cho các câu lạc bộ (gồm hành vi bán và tiêu dùng của các cá nhân là thành viên của câu lạc bộ nào đó) và giấy phép tạm thời cho một hoạt động hoặc sự kiện nào đó (occasional license) cho phép việc bán và tiêu dùng đồ uống có cồn trong một số trường hợp đặc biệt.
Ở Mỹ, có các loại giấy phép liên quan đồ uống có cồn như sau[7]: (i) Giấy phép bán buôn: Bán đồ uống có cồn cho những người được cấp phép để bán lại; (ii) Giấy phép bản lẻ không tiêu dùng tại chỗ: Là nơi mà đồ uống có cồn có thể mua nhưng chỉ được tiêu dùng ở những địa điểm được cho phép hoặc một trong internet mua bán rượu trực tuyến; (iii) Giấy phép bán lẻ tiêu dùng tại chỗ: Là một địa điểm mà rượu được mua và tiêu dùng gồm nhà hàng, câu lạc bộ, nhà nghỉ, khách sạn, rạp hát, bảo tàng, các trung tâm thể thao, tàu vận chuyển hành khách, tàu điện; (iv) Giấy phép cấp cho các sự kiện ẩm thực: Việc mua và phục vụ đồ uống có cồn trong một sự kiện ẩm thực là một phần việc chuẩn bị và phục vụ đồ ăn của người được cấp phép tổ chức; (v) Giấy phép hội chợ: Là giấy phép tạm thời cho phép hành vi bán và phục vụ đồ uống có cồn trong thời gian nhiều nhất có thể là 04 ngày tại những địa điểm công cộng, khu picnic…; (vi) Giấy phép cấp cho người quản lý: Là giấy phép cấp cho người quản lý một hoặc nhiều các địa điểm thuộc phân loại ABC; (vii) Giấy phép cho Solicitor: Giấy phép vận chuyển các mẫu đồ uống có cồn đến các cơ sở thuộc phân loại ABC thay mặt cho một nhà cung cấp (vendor) và đặt hàng thay mặt cho nhà cung cấp đó.
Đồng thời, Mỹ phân loại các loại đồ uống có cồn mà một cơ sở (Establishment) có thể bán[8]: (i) Cơ sở bán buôn (Wholesaler) hạng A được phép phân phối và bán rượu mạnh, rượu và bia nhưng hạng B thì chỉ được phép phân phối bia và rượu, không được phân phối rượu mạnh; (ii) Cơ sở bán lẻ (Off-premises Retailer) hạng A cho phép bán tại các cửa hàng rượu mạnh, rượu và bia; hạng B chỉ được bán rượu và bia; (iii) Cơ sở bán internet hạng A được phép bán lẻ trực tuyến (không có địa điểm mà hoàn toàn bán trên môi trường internet) rượu mạnh, rượu và bia; bán rượu và bia thì thuộc hạng B; (iv) Cơ sở bán lẻ tiêu dùng tại chỗ (On-premises Relailer) hạng C được phép bán rượu mạnh, rượu và bia tại các nhà hàng, câu lạc bộ… Nếu là hạng D chỉ được phép bán rượu và bia. Phân hạng này cũng áp dụng tương tự đối với các câu lạc bộ có sử dụng đồ uống có cồn, các khu vực phục vụ ăn uống trên tàu hoặc thuyền; (v) Giấy phép tạm thời: Tạm thời cho phép bán và tiêu dùng đồ uống có cồn trong thời nhiều nhất là 04 ngày tại các buổi tiệc, picnic, hội chợ hoặc các sự kiện tụ tập công cộng khác. Giấy phép phân thành hạng F (áp dụng đối với bia và rượu) và G (áp dụng đối với rượu mạnh, rượu và bia); (vi) Giấy phép cho Festival (Festival License): Tạm thời cho phép bán và tiêu dùng trong các sự kiện thể thao, văn hóa, hoặc sự kiện biểu diễn nghệ thuật trong thời gian tối đa là 15 ngày. Giấy phép này phân thành hạng H (rượu và bia) và I (rượu mạnh, rượu và bia); (vii) Giấy phép cho hoạt động đánh giá thị trường: Cho phép các nhà sản xuất, nơi chưng cất rượu hoạt động như một nhà cung cấp để thử nghiệm sản phẩm mà nó sản xuất ra. Giấy phép này phân thành hạng J (rượu và bia) và K (rượu mạnh, rượu và bia).
Như vậy, có thể thấy, hệ thống giấy phép về kinh doanh rượu của Mỹ tiếp cận theo hướng giới hạn quyền kinh doanh của các chủ thể bằng cách quy định hành vi bán và tiêu dùng chỉ được diễn ra ở những địa điểm, sự kiện cụ thể, tức là hạn chế sự hiện diện đồ uống có cồn bằng cách giới hạn về không gian và thời gian diễn ra hành vi bán hoặc tiêu dùng. Phương thức này giúp cho các quy định không can thiệp trực tiếp vào cách mà các thương nhân hoạt động, tổ chức hệ thống phân phối mà chỉ can thiệp các địa điểm và thời điểm diễn ra hành vi bán và tiêu dùng. Đây là một cách tiếp cận hiệu quả để thiết lập hệ thống các giấy phép về kinh doanh rượu. Cách tiếp cận theo hệ thống giấy phép sẽ cho phép các chủ thể liên quan biết mình được thực hiện những quyền và nghĩa vụ gì chứ không phải thiết lập các điều kiện là yêu cầu từng loại giấy phép bởi thực tiễn điều chỉnh điều kiện sản xuất và kinh doanh rượu được kiểm soát bằng rất nhiều các quy định pháp luật chuyên ngành và trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh, mà trung tâm là các quy định về an toàn thực phẩm và các quy định dán nhãn hàng hóa.
Trong khi đó, ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh rượu được phân thành các loại giấy phép gồm giấy phép phân phối, bán buôn, bán lẻ và bán lẻ tiêu dùng tại chỗ[9] với các điều kiện kinh doanh cụ thể như sau:
(i) Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
(ii) Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 150 m2 trở lên (đối với phân phối) hoặc từ 50 m2 trở lên (đối với bán buôn).
(iii) Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc để chứng minh rượu mà doanh nghiệp phân phối, bán buôn, bán lẻ, bán lẻ tiêu dùng tại chỗ được cung cấp bởi các thương nhân có có giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu. Cụ thể hơn, thương nhân phân phối phải có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài; thương nhân bán buôn phải có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác; thương nhân bán lẻ phải có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
(iv) Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
(v) Đối với thương nhân phân phối phải có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn. Nếu là bán buôn thì phải có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi thương nhân đặt trụ sở chính với ít nhất 03 thương nhân bán lẻ rượu.
(vi) Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
Mặc dù, các điều kiện để cấp giấy phép phân phối, bán buôn, bán lẻ và bán lẻ tiêu dùng tại chỗ là rất khác nhau, tuy nhiên, khi quy định về quyền của thương nhân sau khi có giấy phép dường như lại không có sự khác nhau[10], cụ thể:
(i) Thương nhân phân phối và bán buôn rượu ngoài việc thực hiện hoạt động phân phối và bán buôn ra còn có thể trực tiếp bản lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.
(ii) Thương nhân bán lẻ ngoài việc trực tiếp cho người mua tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân theo nội dung ghi trong giấy phép, còn có thể bán rượu cho thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ (không phải người tiêu dùng cuối cùng).
Có thể thấy, ở Việt Nam, do cách tiếp cận theo hướng thiết lập các điều kiện gây khó khăn trong việc gia nhập thị trường nên hệ thống giấy phép sản xuất và kinh doanh rượu của Việt Nam tiếp cận theo từng phân đoạn kinh doanh từ sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ, bán lẻ và tiêu dùng tại chỗ và xuất khẩu nên các giấy phép cũng được thiết kế tương ứng tương đương với từng giai đoạn kinh doanh. Hệ thống kinh doanh rượu được phân cấp theo: Nhập khẩu, phân phối, bán buôn (trực thuộc hệ thống thương nhân phân phối hoặc sản xuất rượu), bán lẻ (trực thuộc hệ thống thương nhân bán buôn). Tương ứng với mỗi hình thức phân phối sẽ là các quyền mua bán sản phẩm rượu bị giới hạn (thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu được mua sản phẩm rượu từ thương nhân bán buôn sản phẩm rượu để bán; thương nhân bán buôn được mua sản phẩm rượu từ tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu; thương nhân phân phối sản phẩm rượu được mua sản phẩm rượu từ tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc thương nhân phân phối sản phẩm rượu khác hoặc thương nhân nhập khẩu sản phẩm rượu trực tiếp từ thương nhân nước ngoài; thương nhân phân phối, thương nhân bán buôn sản phẩm rượu chỉ được bán sản phẩm rượu cho các thương nhân có giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu thuộc hệ thống phân phối của mình trong phạm vi địa bàn được cấp phép). Điều này cho thấy, phần lớn các điều kiện kinh doanh đều chưa gắn kết với mục tiêu là làm giảm tính sẵn có của rượu và thậm chí còn tạo ra sự áp đặt từ phía Nhà nước lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, Việt Nam muốn tạo lập một thị trường kinh doanh rượu thực sự bình đẳng, đồng thời đạt được mục tiêu của quản lý nhà nước trong việc kiểm soát và làm giảm tính sẵn có của đồ uống có cồn, cần thiết phải có sự đột phá trong phương pháp tiếp cận xây dựng các điều kiện kinh doanh rượu.
ThS. Nguyễn Thu Dung
Viện Nhà nước và Pháp luật
Viện Nhà nước và Pháp luật
[1]. Esa Osterberg, Availability of Alcohol, http://www.euro.who.int/_data/assets/pdf_file/0011/191369/9-Availability-of-alcohol.pdf?ua=1, truy cập ngày 02/10/2019.
[2]. WHO (2018), Alcohol Policy Report , tr. 100.
[3]. Trên thực tế, nghiên cứu về mối tác động giữa các giấy phép về sản xuất và kinh doanh với sự gia tăng hiện diện đồ uống có cồn thì không phải ở quốc gia nào cũng cho thấy mối liên hệ tích cực bởi việc gia tăng sự hiện diện đồ uống có cồn sẽ đơn giản đồng nghĩa với việc gia tăng số lượng giấy phép4 (WHO (2018), Alcohol Policy Report 2018, tr. 100).
[4]. http://www.ylc.yk.ca/liquor_manufacturing.html, truy cập ngày 01/10/2019.
[5]. https://lgcamb.ca/liquor/manufacturer-licences/manufacturer/, truy cập ngày 01/10/2019.
[6]. https://lgcamb.ca/liquor/manufacturer-licences/manufacturer/, truy cập ngày 01/10/2019.
[7]. https://abra.dc.gov/page/types-abc-licenses-endorsements-and-permits, truy cập ngày 02/10/2019.
[8]. https://abra.dc.gov/page/types-abc-licenses-endorsements-and-permits, truy cập ngày 01/10/2019.
[9]. Các điều 11, 12, 13, 14 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.
[10]. Điều 18 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.