Thứ sáu 20/06/2025 16:53
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Chính phủ chỉ đạo triển khai thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 (trong đó có 05 nội dung có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025). Đây là đạo luật quan trọng, quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và chính quyền thành phố Hà Nội trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô.

Để việc thi hành Luật Thủ đô đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô (Quyết định số 762/QĐ-TTg ngày 02/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô), trong đó, giao rõ các nội dung cần triển khai thi hành Luật Thủ đô và phân công các bộ, ngành, chính quyền thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng các văn bản quy định chi tiết, ban hành theo thẩm quyền để triển khai thi hành Luật.

Cụ thể, về nội dung quy định chi tiết Luật Thủ đô thuộc thẩm quyền của Chính phủ có 06 nội dung (03 nội dung đảm bảo có hiệu lực vào ngày 01/01/2025; 03 nội dung cần đảm bảo có hiệu lực vào ngày 01/7/2025); 02 nội dung quy định chi tiết thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (theo Quyết định số 717/QĐ-TTg ngày 27/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7). Nội dung quy định chi tiết Luật Thủ đô thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố có 32 nội dung (trong đó 28 nội dung đảm bảo có hiệu lực vào ngày 1/1/2025; 04 nội dung đảm bảo có hiệu lực vào ngày 01/7/2025); nội dung quy định chi tiết Luật Thủ đô thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố có 11 nội dung, đảm bảo có hiệu lực vào ngày 01/01/2025 (Công văn số 4151/BTP-VĐCXDPL ngày 25/7/2024 của Bộ Tư pháp thông báo nội dung giao chính quyền địa phương quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7).

Đồng thời, trong phạm vi chức trách của các bộ, ngành, rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Thủ đô thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công; thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thi hành của Luật.

Chính phủ sẽ chỉ đạo quyết liệt vấn đề tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô, xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bao gồm công tác tập huấn, truyền thông chính sách cho cán bộ làm công tác quản lý các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thủ đô của bộ, ngành, thành phố Hà Nội, người dân, doanh nghiệp về các quy định mới của Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.

Để Luật Thủ đô thực sự đi vào cuộc sống, phát huy được tác dụng tích cực hay không phụ thuộc rất lớn vào sự vào cuộc sớm, từ đầu của các bộ, ngành và đặc biệt là các cấp chính quyền và nhân dân Thủ đô. Bên cạnh đó, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương sẽ phải đồng hành theo dõi, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện và kịp thời chỉ đạo để đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà thành phố Hà Nội gặp phải khi triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Với nỗ lực, quyết tâm của tất cả các cơ quan chuyên môn, sự phối hợp chặt chẽ, khoa học của các cơ quan quản lý nhà nước, sự chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị, hy vọng Luật Thủ đô sẽ sớm đi vào cuộc sống, đáp ứng được kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp Thủ đô và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng Thủ đô (không gian quy hoạch của vùng thủ đô Hà Nội hiện nay bao trùm thành phố Hà Nội và 9 tỉnh là Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà NamHòa Bình), vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng động lực phía Bắc.

Hồng Hạnh

Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật

Ảnh: internet

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non nhằm bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non nhằm bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Ngày 18/6/2025, đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội đồng thẩm định Hồ sơ Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non (dự thảo Nghị quyết).
Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Sáng ngày 14/6/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới). Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Những điểm mới cơ bản trong dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)

Những điểm mới cơ bản trong dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)

Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch soạn thảo, đã gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trong đó có nhiều quy định mới, quan trọng, trực tiếp điều chỉnh đến hoạt động của các cơ quan báo chí và công tác quản lý nhà nước về báo chí.
Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho sản phẩm báo chí trên không gian mạng

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho sản phẩm báo chí trên không gian mạng

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp Hội đồng thẩm định hồ sơ dự án Luật Báo chí (sửa đổi) ngày 09/6/2025. Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình đồng chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu hình thành chế định luật sư công trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị

Nghiên cứu hình thành chế định luật sư công trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị

Ngày 09/6/2025, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo về Đề án “Nghiên cứu xây dựng chế định luật sư công trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi chủ trì Hội thảo. Đồng chí Lê Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội thảo.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: Chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện đúng "ý Đảng lòng dân"

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: Chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện đúng "ý Đảng lòng dân"

Ngày 05/6/2025, Chính phủ đã có báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gửi Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ tổng hợp kết quả lấy ý kiến, về những điểm nổi bật trong đợt lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này.
Tập trung thiết kế Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách pháp luật với mô hình tổ chức phù hợp

Tập trung thiết kế Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách pháp luật với mô hình tổ chức phù hợp

Đây là một trong những chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú tại buổi làm việc với các đơn vị về báo cáo triển khai Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật ngày 29/5/2025.
Phát triển đội ngũ luật sư bảo vệ lợi ích công tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế

Phát triển đội ngũ luật sư bảo vệ lợi ích công tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế

Ngày 15/5/2025, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp Ban Soạn thảo, Tổ giúp việc Đề án nghiên cứu xây dựng chế định luật sư công trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Trưởng Ban Soạn thảo và đồng chí Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Trưởng Ban Soạn thảo đồng chủ trì cuộc họp.
Nhiều chính sách bảo đảm thu hút, đãi ngộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật

Nhiều chính sách bảo đảm thu hút, đãi ngộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật

Chính sách bảo đảm thu hút, đãi ngộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật là một trong những nội dung quan trọng tại Nghị quyết số 197/2025/QH15 vừa được Quốc hội thông qua ngày 17/5/2025 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197/2025/QH15).
Đầu tư cho công tác xây dựng chính sách, pháp luật là đầu tư cho phát triển

Đầu tư cho công tác xây dựng chính sách, pháp luật là đầu tư cho phát triển

Đây là quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới (Nghị quyết số 66-NQ/TW). Thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nghị quyết số 197/2025/QH15 vừa được Quốc hội thông qua ngày 17/5/2025 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197/2025/QH15) đã có nhiều quy định nhằm đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, trong đó quy định cơ chế tài chính đặc biệt cho công tác xây dựng pháp luật.

Tiếp tục rà soát các quy định trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng về chính quyền địa phương 02 cấp

Đây là chỉ đạo của đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp tại phiên họp thẩm định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc phòng; Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Phòng không nhân dân; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Dân quân tự vệ; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh (dự thảo Luật) tổ chức ngày 13/5/2025.
Tăng cường và nâng cao chất lượng truyền thông dự thảo chính sách trên Báo Pháp luật Việt Nam

Tăng cường và nâng cao chất lượng truyền thông dự thảo chính sách trên Báo Pháp luật Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Tăng cường và nâng cao chất lượng truyền thông dự thảo chính sách trên Báo Pháp luật Việt Nam” trong ấn phẩm 200 trang “Công tác truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”, xuất bản quý IV năm 2024.
Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thông hiệu quả dự thảo chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tại Đồng Nai

Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thông hiệu quả dự thảo chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tại Đồng Nai

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thông hiệu quả dự thảo chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tại Đồng Nai” trong ấn phẩm 200 trang “Công tác truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”, xuất bản quý IV năm 2024.
Giải pháp tăng cường tiếp cận thông tin dự thảo chính sách, pháp luật cho các doanh nghiệp Việt Nam

Giải pháp tăng cường tiếp cận thông tin dự thảo chính sách, pháp luật cho các doanh nghiệp Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Giải pháp tăng cường tiếp cận thông tin dự thảo chính sách, pháp luật cho các doanh nghiệp Việt Nam” trong ấn phẩm 200 trang “Công tác truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”, xuất bản quý IV năm 2024.
Hoạt động truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong giai đoạn xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, thể thao và du lịch

Hoạt động truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong giai đoạn xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, thể thao và du lịch

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Hoạt động truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong giai đoạn xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, thể thao và du lịch” trong ấn phẩm 200 trang “Công tác truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”, xuất bản quý IV năm 2024.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm