Lao động nữ là người lao động thuộc giới nữ và khi tham gia quan hệ lao động có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người lao động, đồng thời, được pháp luật lao động dành cho những quy định áp dụng riêng. Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới, có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, trọn tuần, giao việc làm tại nhà. Các cơ quan nhà nước được giao trách nhiệm mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ để ngoài nghề đang làm, người lao động nữ còn có thêm nghề dự phòng và để việc sử dụng lao động nữ được dễ dàng, phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ của phụ nữ. Nhà nước có chính sách ưu đãi, xét giảm thuế đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.
Để tìm hiểu rõ hơn về những khó khăn đặt tra tỏng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sử dụng lao động nữ, cũng như kinh nghiệm nâng cao tinh thần, trách nhiệm kinh doanh ở Việt Nam, trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ và vấn đề thực hành kinh doanh có trách nhiệm” trong ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện chính sách và pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam”, xuất bản năm 2024.
Chi tiết bài viết tại file đính kèm: