Nhìn lại gần 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tham nhũng thì tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức chưa tự kiểm tra, thanh tra nội bộ mình mà phát hiện ra hành vi tham nhũng, hoặc nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở mức độ “đóng cửa dạy nhau”. Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán của cơ quan chức năng được tiến hành hàng năm nhưng số vụ việc phát hiện hành vi tham nhũng chuyển cơ quan chức năng xử lý không nhiều. Các vụ án tham nhũng phần nhiều được phát hiện qua đơn thư tố cáo và giải quyết tố cáo điều này có thể khẳng định rằng, việc tiếp nhận giải quyết tố cáo có vai trò rất quan trọng đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm lo lắng nhất là trong thời gian dài vừa qua chúng ta đã nhận ra tầm quan trọng của nó và cũng đã đặt ra những yêu cầu cấp bách, nhưng sự quan tâm đầu tư chưa đúng mức, dẫn đến nhiều tồn tại yếu kém chưa có biện pháp khắc phục. Cuộc chiến đấu tranh phòng, chống tham nhũng của chúng ta ngày càng khó khăn, phức tạp hơn, để từng bước đẩy lùi được nó chỉ dựa vào vai trò của nhân dân, chính là nhờ quyền tố cáo công dân. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, kính mời quý bạn đọc đón đọc bài viết: "Giải quyết tố cáo và bảo vệ người tố cáo - Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng" của tác giả Nguyễn Văn Sỹ đăng tải trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật định kỳ số tháng 5 (278) năm 2015.
Minh Trí