1. Quy định pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận (Điều 457 Bộ luật Dân sự năm 2015).
1.1. Tặng cho tài sản là động sản
Điều 458 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký”.
Giống với nhiều quốc gia trên thế giới, pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Theo quy định trên, điều luật không quy định về hình thức, mà chỉ quy định về hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản. Theo quy định này, hợp đồng tặng cho động sản là hợp đồng thực tế vì thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng phụ thuộc vào thời điểm giao nhận tài sản trên thực tế. Sở dĩ điều luật này ghi nhận thời điểm của hợp đồng tặng cho như vậy là xuất phát từ nguyên nhân đây là hợp đồng không có đền bù, bên tặng cho không thu được bất kỳ lợi ích vật chất gì từ việc tặng cho, do đó, nếu hai bên đã xác lập hợp đồng tặng cho nhưng chưa tiến hành chuyển giao tài sản thì hợp đồng chưa phát sinh hiệu lực, bên tặng cho vẫn được quyền rút lại quyết định tặng cho của mình. Tuy nhiên, nếu bên tặng cho và bên được tặng cho thỏa thuận thời điểm phát sinh hiệu lực là thời điểm khi giao kết hợp đồng, hoặc một thời điểm nào khác (không trùng với thời điểm chuyển giao tài sản tặng cho) thì thỏa thuận của các bên được pháp luật tôn trọng và ưu tiên áp dụng.
Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Trong trường hợp này, thậm chí bên được tặng cho đã nhận tài sản nhưng chưa làm thủ tục đăng ký thì hợp đồng tặng cho vẫn chưa phát sinh hiệu lực.
1.2. Tặng cho tài sản là bất động sản
Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. 2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”. Bất động sản thường có giá trị lớn và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của mỗi người. Do đó, quy định về hình thức và hiệu lực của hợp đồng tặng cho bất động sản chặt chẽ và yêu cầu cao hơn so với hợp đồng tặng cho động sản.
Về hình thức: Hợp đồng tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với vấn đề này, thực tế đã có nhiều quan điểm cho rằng, hình thức của hợp đồng tặng cho không nên coi là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vì yếu tố quan trọng nhất trong hợp đồng là sự thống nhất, bày tỏ ý chí.
Về hiệu lực: Việc xác định hiệu lực của hợp đồng tặng cho bất động sản được xác định dựa theo hai trường hợp sau: (i) Đối với bất động sản phải đăng ký thì hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; (ii) Đối với bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
1.3. Tặng cho tài sản có điều kiện
Theo quy định tại khoản 1 Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho; điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Việc tặng cho tài sản có thể không kèm điều kiện hoặc kèm theo một điều kiện nhất định. Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ được sử dụng là hợp đồng tặng cho không có điều kiện (hoặc hợp đồng tặng cho thông thường) và hợp đồng tặng cho có điều kiện.
Điều kiện tặng cho được hiểu là một hoặc nhiều nghĩa vụ mà bên được tặng cho phải thực hiện trước hoặc sau khi nhận tài sản tặng cho. Thông thường, điều kiện tặng cho do bên tặng cho đưa ra và được sự chấp thuận của bên được tặng cho. Việc xác định điều kiện tặng cho phụ thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, các bên không được phép thỏa thuận điều kiện mà vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. Quy định này hoàn toàn phù hợp với thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho. Vì khi chưa chuyển giao tài sản thì hợp đồng tặng cho chưa phát sinh hiệu lực, do đó, mặc dù bên được tặng cho đã hoàn thành điều kiện thì bên tặng cho không bắt buộc phải chuyển giao tài sản mà thay vào đó, bên tặng cho thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. Ví dụ: A thỏa thuận tặng B một con bò với điều kiện B phải xây chuồng bò; B xây chuồng bò xong nhưng A không giao bò cho B thì A có trách nhiệm phải thanh toán chi phí B đã bỏ ra để xây chuồng bò.
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Thực tế, để nhận được tài sản thì bên được tặng cho phải hoàn thành điều kiện, do đó, nếu bên được tặng cho không thực hiện điều kiện thì đồng nghĩa với việc họ không được nhận tài sản và phải trả lại cho bên tặng cho. Thậm chí, nếu trong thời gian giữ tài sản, bên được tặng cho làm mất mát, hư hỏng tài sản thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên tặng cho.
2. Những bất cập của quy định pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản và kiến nghị hoàn thiện
Thứ nhất, đối với tặng cho tài sản là bất động sản
Hiệu lực của hợp đồng tặng cho bất động sản chưa có sự thống nhất giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Nhà ở năm 2014. Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 quy định: “Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng”. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký đối với tài sản tặng cho phải đăng ký sở hữu. Vì vậy, tác giả kiến nghị, cần sửa đổi quy định pháp luật để tạo sự thống nhất về hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản là bất động sản giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Nhà ở năm 2014, tránh sự chồng chéo, bất cập giữa các luật với nhau.
Quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản tạo ra sự bất hợp lý trong việc xác định trách nhiệm của bên tặng cho với bên được tặng cho. Theo quy định tại Điều 458 và Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng tặng cho tài sản phải đăng ký có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; còn hợp đồng tặng cho tài sản không phải đăng ký có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản. Như vậy, vấn đề đặt ra là, trường hợp hợp đồng tặng cho đã được giao kết, thậm chí là đã được công chứng, chứng thực, nhưng sau đó, bên tặng cho từ chối chuyển giao tài sản cho bên được tặng cho mà việc từ chối này gây ra thiệt hại cho bên kia thì giải quyết như thế nào? Rõ ràng, cơ chế để quy trách nhiệm cho bên tặng cho là không có vì tính đến thời điểm chuyển giao tài sản thì họ chưa bị ràng buộc bất kỳ trách nhiệm gì với bên được tặng cho.
Thứ hai, đối với tặng cho tài sản có điều kiện
Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chưa đầy đủ về điều kiện tặng cho, gây khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp trên thực tế liên quan đến tặng cho tài sản có điều kiện. Thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề điều kiện tặng cho phải đáp ứng hay thỏa mãn những yếu tố gì, đặc biệt là liên quan đến vấn đề điều kiện tặng cho có được mang lại lợi ích cho bên tặng cho hay một chủ thể thứ ba khác hay không? Chẳng hạn như: Tặng cho con trai toàn bộ nhà đất với điều kiện người con trai này phải cho em gái đã lấy chồng có hoàn cảnh khó khăn 200 triệu đồng và làm từ thiện 30 triệu đồng; tặng cho nhà đất (đang cho thuê) cho con với điều kiện cha mẹ vẫn là người thu tiền thuê cho đến khi chết; tặng cho con nhà đất với điều kiện chỉ để ở không được bán, chuyển nhượng… Vì vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện quy định về điều kiện tặng cho tài sản trong thời gian tới là hết sức cần thiết.
Khoản 2 Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện”. Theo quy định này, bên được tặng cho phải “hoàn thành nghĩa vụ” thì mới được yêu cầu bên tặng cho thanh toán chi phí mà mình đã bỏ ra để thực hiện điều kiện. Như vậy, quy định này chưa dự liệu trường hợp nếu bên được tặng cho đang thực hiện điều kiện tặng cho mà phát sinh tranh chấp dẫn đến bên tặng cho không chuyển giao tài sản thì họ có được thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện hay không? Đây cũng là một vướng mắc cần có quy định cụ thể để tháo gỡ.
Khoản 3 Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Đối chiếu quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu với quy định tại khoản 3 Điều 462 thì tác giả băn khoăn rằng, nếu bên được tặng cho mang tài sản tặng cho đi bán, thế chấp, cầm cố, tặng cho lại… với tư cách chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó, những tài sản này bị đòi lại vì bên được tặng cho đã không thực hiện điều kiện (nghĩa vụ) thì việc giải quyết quyền lợi của bên tặng cho và quyền lợi của bên thứ ba đã xác lập giao dịch lại không hề đơn giản bởi Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa dự liệu cho vấn đề này. Trong khi đó, Bộ luật Dân sự Pháp, tại Điều 954 có quy định rất cụ thể: “Trong trường hợp việc tặng cho bị hủy bỏ bởi các điều kiện kèm theo không được thực hiện, người tặng cho được trả lại các tài sản đã tặng cho và không bị ràng buộc bởi bất kỳ nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp nào; người tặng cho có mọi quyền đối với người thứ ba đang chiếm giữ bất động sản tặng cho như đối với người được tặng cho”. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng chưa có quy định để giải quyết tranh chấp phát sinh đối với trường hợp trong thời gian bên được tặng cho chiếm hữu, sử dụng tài sản thì tài sản được tặng cho phát sinh hoa lợi, lợi tức hay được đầu tư tăng thêm mà giữa tài sản ban đầu và phần đầu tư tăng thêm không tách ra được; nếu người được tặng cho bắt buộc phải trả lại tài sản cho bên tặng cho vì họ không thực hiện điều kiện (nghĩa vụ) thì việc giải quyết số hoa lợi, lợi tức hay phần tài sản tăng thêm do đầu tư là vấn đề lúng túng cả về lý luận và thực tiễn.
Thứ ba, về tên gọi của hợp đồng
Tên gọi của hợp đồng như thế nào là đúng đối với trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và “quyền tài sản” (khoản 1 Điều 105); quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, “quyền sử dụng đất” và các quyền tài sản khác (Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015). Từ đó có thể suy ra quyền sử dụng đất là tài sản.
Theo Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất có quyền tặng cho quyền sử dụng đất và việc tặng cho phải lập thành “hợp đồng” tặng cho và có công chứng hoặc chứng thực.
Vấn đề đặt ra là, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có thể gọi là “hợp đồng tặng cho tài sản” được không? Đây cũng là vướng mắc chưa có lời giải. Vì theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì sẽ được gọi là hợp đồng tặng cho tài sản (do quyền sử dụng đất là tài sản). Tuy nhiên, theo Luật Đất đai thì lại được gọi là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Việc xác định này có liên quan đến thời hiệu khởi kiện khi có tranh chấp, “thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm” (Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015); còn thời hiệu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất không quy định, điều này được hiểu là tranh chấp về quyền sử dụng đất sẽ không bị hạn chế về thời gian nên khởi khiện lúc nào là do đương sự tự quyết định.
Để giải quyết vướng mắc trên, tác giả kiến nghị, nên quy định thống nhất tên gọi của hợp đồng tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất để tránh gây khó khăn cho cơ quan tố tụng (Tòa án) trong việc áp dụng thời hiệu.
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận (Điều 457 Bộ luật Dân sự năm 2015).
1.1. Tặng cho tài sản là động sản
Điều 458 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký”.
Giống với nhiều quốc gia trên thế giới, pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Theo quy định trên, điều luật không quy định về hình thức, mà chỉ quy định về hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản. Theo quy định này, hợp đồng tặng cho động sản là hợp đồng thực tế vì thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng phụ thuộc vào thời điểm giao nhận tài sản trên thực tế. Sở dĩ điều luật này ghi nhận thời điểm của hợp đồng tặng cho như vậy là xuất phát từ nguyên nhân đây là hợp đồng không có đền bù, bên tặng cho không thu được bất kỳ lợi ích vật chất gì từ việc tặng cho, do đó, nếu hai bên đã xác lập hợp đồng tặng cho nhưng chưa tiến hành chuyển giao tài sản thì hợp đồng chưa phát sinh hiệu lực, bên tặng cho vẫn được quyền rút lại quyết định tặng cho của mình. Tuy nhiên, nếu bên tặng cho và bên được tặng cho thỏa thuận thời điểm phát sinh hiệu lực là thời điểm khi giao kết hợp đồng, hoặc một thời điểm nào khác (không trùng với thời điểm chuyển giao tài sản tặng cho) thì thỏa thuận của các bên được pháp luật tôn trọng và ưu tiên áp dụng.
Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Trong trường hợp này, thậm chí bên được tặng cho đã nhận tài sản nhưng chưa làm thủ tục đăng ký thì hợp đồng tặng cho vẫn chưa phát sinh hiệu lực.
1.2. Tặng cho tài sản là bất động sản
Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. 2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”. Bất động sản thường có giá trị lớn và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của mỗi người. Do đó, quy định về hình thức và hiệu lực của hợp đồng tặng cho bất động sản chặt chẽ và yêu cầu cao hơn so với hợp đồng tặng cho động sản.
Về hình thức: Hợp đồng tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với vấn đề này, thực tế đã có nhiều quan điểm cho rằng, hình thức của hợp đồng tặng cho không nên coi là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vì yếu tố quan trọng nhất trong hợp đồng là sự thống nhất, bày tỏ ý chí.
Về hiệu lực: Việc xác định hiệu lực của hợp đồng tặng cho bất động sản được xác định dựa theo hai trường hợp sau: (i) Đối với bất động sản phải đăng ký thì hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; (ii) Đối với bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
1.3. Tặng cho tài sản có điều kiện
Theo quy định tại khoản 1 Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho; điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Việc tặng cho tài sản có thể không kèm điều kiện hoặc kèm theo một điều kiện nhất định. Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ được sử dụng là hợp đồng tặng cho không có điều kiện (hoặc hợp đồng tặng cho thông thường) và hợp đồng tặng cho có điều kiện.
Điều kiện tặng cho được hiểu là một hoặc nhiều nghĩa vụ mà bên được tặng cho phải thực hiện trước hoặc sau khi nhận tài sản tặng cho. Thông thường, điều kiện tặng cho do bên tặng cho đưa ra và được sự chấp thuận của bên được tặng cho. Việc xác định điều kiện tặng cho phụ thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, các bên không được phép thỏa thuận điều kiện mà vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. Quy định này hoàn toàn phù hợp với thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho. Vì khi chưa chuyển giao tài sản thì hợp đồng tặng cho chưa phát sinh hiệu lực, do đó, mặc dù bên được tặng cho đã hoàn thành điều kiện thì bên tặng cho không bắt buộc phải chuyển giao tài sản mà thay vào đó, bên tặng cho thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. Ví dụ: A thỏa thuận tặng B một con bò với điều kiện B phải xây chuồng bò; B xây chuồng bò xong nhưng A không giao bò cho B thì A có trách nhiệm phải thanh toán chi phí B đã bỏ ra để xây chuồng bò.
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Thực tế, để nhận được tài sản thì bên được tặng cho phải hoàn thành điều kiện, do đó, nếu bên được tặng cho không thực hiện điều kiện thì đồng nghĩa với việc họ không được nhận tài sản và phải trả lại cho bên tặng cho. Thậm chí, nếu trong thời gian giữ tài sản, bên được tặng cho làm mất mát, hư hỏng tài sản thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên tặng cho.
2. Những bất cập của quy định pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản và kiến nghị hoàn thiện
Thứ nhất, đối với tặng cho tài sản là bất động sản
Hiệu lực của hợp đồng tặng cho bất động sản chưa có sự thống nhất giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Nhà ở năm 2014. Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 quy định: “Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng”. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký đối với tài sản tặng cho phải đăng ký sở hữu. Vì vậy, tác giả kiến nghị, cần sửa đổi quy định pháp luật để tạo sự thống nhất về hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản là bất động sản giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Nhà ở năm 2014, tránh sự chồng chéo, bất cập giữa các luật với nhau.
Quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản tạo ra sự bất hợp lý trong việc xác định trách nhiệm của bên tặng cho với bên được tặng cho. Theo quy định tại Điều 458 và Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng tặng cho tài sản phải đăng ký có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; còn hợp đồng tặng cho tài sản không phải đăng ký có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản. Như vậy, vấn đề đặt ra là, trường hợp hợp đồng tặng cho đã được giao kết, thậm chí là đã được công chứng, chứng thực, nhưng sau đó, bên tặng cho từ chối chuyển giao tài sản cho bên được tặng cho mà việc từ chối này gây ra thiệt hại cho bên kia thì giải quyết như thế nào? Rõ ràng, cơ chế để quy trách nhiệm cho bên tặng cho là không có vì tính đến thời điểm chuyển giao tài sản thì họ chưa bị ràng buộc bất kỳ trách nhiệm gì với bên được tặng cho.
Thứ hai, đối với tặng cho tài sản có điều kiện
Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chưa đầy đủ về điều kiện tặng cho, gây khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp trên thực tế liên quan đến tặng cho tài sản có điều kiện. Thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề điều kiện tặng cho phải đáp ứng hay thỏa mãn những yếu tố gì, đặc biệt là liên quan đến vấn đề điều kiện tặng cho có được mang lại lợi ích cho bên tặng cho hay một chủ thể thứ ba khác hay không? Chẳng hạn như: Tặng cho con trai toàn bộ nhà đất với điều kiện người con trai này phải cho em gái đã lấy chồng có hoàn cảnh khó khăn 200 triệu đồng và làm từ thiện 30 triệu đồng; tặng cho nhà đất (đang cho thuê) cho con với điều kiện cha mẹ vẫn là người thu tiền thuê cho đến khi chết; tặng cho con nhà đất với điều kiện chỉ để ở không được bán, chuyển nhượng… Vì vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện quy định về điều kiện tặng cho tài sản trong thời gian tới là hết sức cần thiết.
Khoản 2 Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện”. Theo quy định này, bên được tặng cho phải “hoàn thành nghĩa vụ” thì mới được yêu cầu bên tặng cho thanh toán chi phí mà mình đã bỏ ra để thực hiện điều kiện. Như vậy, quy định này chưa dự liệu trường hợp nếu bên được tặng cho đang thực hiện điều kiện tặng cho mà phát sinh tranh chấp dẫn đến bên tặng cho không chuyển giao tài sản thì họ có được thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện hay không? Đây cũng là một vướng mắc cần có quy định cụ thể để tháo gỡ.
Khoản 3 Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Đối chiếu quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu với quy định tại khoản 3 Điều 462 thì tác giả băn khoăn rằng, nếu bên được tặng cho mang tài sản tặng cho đi bán, thế chấp, cầm cố, tặng cho lại… với tư cách chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó, những tài sản này bị đòi lại vì bên được tặng cho đã không thực hiện điều kiện (nghĩa vụ) thì việc giải quyết quyền lợi của bên tặng cho và quyền lợi của bên thứ ba đã xác lập giao dịch lại không hề đơn giản bởi Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa dự liệu cho vấn đề này. Trong khi đó, Bộ luật Dân sự Pháp, tại Điều 954 có quy định rất cụ thể: “Trong trường hợp việc tặng cho bị hủy bỏ bởi các điều kiện kèm theo không được thực hiện, người tặng cho được trả lại các tài sản đã tặng cho và không bị ràng buộc bởi bất kỳ nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp nào; người tặng cho có mọi quyền đối với người thứ ba đang chiếm giữ bất động sản tặng cho như đối với người được tặng cho”. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng chưa có quy định để giải quyết tranh chấp phát sinh đối với trường hợp trong thời gian bên được tặng cho chiếm hữu, sử dụng tài sản thì tài sản được tặng cho phát sinh hoa lợi, lợi tức hay được đầu tư tăng thêm mà giữa tài sản ban đầu và phần đầu tư tăng thêm không tách ra được; nếu người được tặng cho bắt buộc phải trả lại tài sản cho bên tặng cho vì họ không thực hiện điều kiện (nghĩa vụ) thì việc giải quyết số hoa lợi, lợi tức hay phần tài sản tăng thêm do đầu tư là vấn đề lúng túng cả về lý luận và thực tiễn.
Thứ ba, về tên gọi của hợp đồng
Tên gọi của hợp đồng như thế nào là đúng đối với trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và “quyền tài sản” (khoản 1 Điều 105); quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, “quyền sử dụng đất” và các quyền tài sản khác (Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015). Từ đó có thể suy ra quyền sử dụng đất là tài sản.
Theo Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất có quyền tặng cho quyền sử dụng đất và việc tặng cho phải lập thành “hợp đồng” tặng cho và có công chứng hoặc chứng thực.
Vấn đề đặt ra là, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có thể gọi là “hợp đồng tặng cho tài sản” được không? Đây cũng là vướng mắc chưa có lời giải. Vì theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì sẽ được gọi là hợp đồng tặng cho tài sản (do quyền sử dụng đất là tài sản). Tuy nhiên, theo Luật Đất đai thì lại được gọi là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Việc xác định này có liên quan đến thời hiệu khởi kiện khi có tranh chấp, “thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm” (Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015); còn thời hiệu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất không quy định, điều này được hiểu là tranh chấp về quyền sử dụng đất sẽ không bị hạn chế về thời gian nên khởi khiện lúc nào là do đương sự tự quyết định.
Để giải quyết vướng mắc trên, tác giả kiến nghị, nên quy định thống nhất tên gọi của hợp đồng tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất để tránh gây khó khăn cho cơ quan tố tụng (Tòa án) trong việc áp dụng thời hiệu.
ThS. Đoàn Thị Ngọc Hải
Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình
Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình