Tóm tắt: Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn mẫu hợp đồng xây dựng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, các bên vẫn sử dụng mẫu hợp đồng xây dựng quốc tế của Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC[1]) làm nền tảng của hợp đồng và từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp với pháp luật Việt Nam. Bài viết sẽ đánh giá về sự hài hòa hóa pháp luật Việt Nam đối với hợp đồng xây dựng quốc tế FIDIC.
1. Hợp đồng xây dựng quốc tế FIDIC
Hợp đồng là một trong những hình thức pháp lý quan trọng nhất quy định quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết, đặc biệt là đối với các hợp đồng mang tính dự án xây dựng có yếu tố quốc tế. Mẫu hợp đồng FIDIC là mẫu hợp đồng xây dựng quốc tế giữa nhà đầu tư (employers) và nhà thầu (contractors) hay nói cách khác là các điều kiện tiêu chuẩn giữa khách hàng (clients) và nhà tư vấn (consultants)[2]. Mẫu hợp đồng FIDIC được công nhận và sử dụng cho tất cả các loại dự án xây dựng quốc tế trên toàn cầu ở nhiều khu vực pháp lý khác nhau, nhưng cũng có thể sử dụng cho các dự án xây dựng quốc gia trong các trường hợp cụ thể. Yếu tố quan trọng thúc đẩy sự thành công của hợp đồng FIDIC nằm ở chính mục tiêu của mẫu hợp đồng FIDIC là làm rõ mối quan hệ hợp đồng giữa các bên và sự phân chia rủi ro giữa chủ đầu tư và nhà thầu. FIDIC chỉ ra rằng, các hợp đồng phân chia một cách công bằng các rủi ro giữa các bên có thể gánh chịu được cũng như có thể kiểm soát được các rủi ro đó. Vì lý do này, nguyên tắc cơ bản đằng sau các hợp đồng FIDIC là sử dụng điều kiện chung của hợp đồng, được coi là phù hợp trong mọi trường hợp, dựa trên hàng ngàn dự án thành công trên toàn thế giới. Tuy nhiên, do không có hai dự án nào giống nhau nên FIDIC thừa nhận rằng, các điều kiện đặc biệt sẽ được yêu cầu cho phù hợp với các vấn đề cụ thể của dự án, trong từng trường hợp cụ thể. Nghĩa là, các mẫu hợp đồng của FIDIC có thể chỉ là cơ sở khởi đầu cho việc chuẩn bị một hợp đồng xây dựng, các bên cần sửa đổi thường xuyên cho phù hợp với đặc tính của từng dự án và yêu cầu của các bên. Hay nói cách khác, mẫu hợp đồng FIDIC có thể được áp dụng sử dụng trực tiếp hoặc là cơ sở tham chiếu cho các hợp đồng xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế khác của các dự án xây dựng quốc tế hoặc các hợp đồng xây dựng soạn thảo riêng lẻ[3].
Các phiên bản hợp đồng xây dựng quốc tế FIDIC:
Tổ chức FIDIC ra đời vào năm 1913 và cho đến nay, hợp đồng FIDIC có nhiều phiên bản phục vụ cho các loại hình công trình, dự án xây dựng khác nhau và các phiên bản ngày càng cải tiến vượt trội. Mẫu hợp đồng FIDIC đầu tiên hay còn gọi là Sách Đỏ (Reb Book) được hình thành vào tháng 8/1957 áp dụng cho các công trình xây dựng dân dụng như đường, cầu, đập, đường hầm và các công trình nước, nước thải và phù hợp cho nhà thầu, kỹ sư thiết kế công trình, dự án đó. Vì thế, mẫu hợp đồng này không phù hợp với các dự án như xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất nên tổ chức FIDIC đã cho ra đời phiên bản Sách Vàng (Yellow Book) đầu tiên vào năm 1963 cho các công trình cơ khí và điện và mẫu hợp đồng này đã được thử nghiệm, vận hành cho phù hợp với các công trình xây dựng nhà máy sản xuất và lắp đặt. Đến năm 1987, hai cuốn Sách Đỏ và Sách Vàng đều được sửa đổi, bổ sung[4]. Năm 1995, FIDIC tiếp tục ban hành mẫu hợp đồng mới có tên là Sách Cam (Orange Book), mẫu hợp đồng áp dụng công trình thiết kế thi công và chìa khóa trao tay. Sách Cam quy định nhà thầu có toàn bộ trách nhiệm thiết kế và đây cũng là lợi thế khi nhà thầu nắm được thế chủ động trong việc thiết kế công trình nhưng những lợi thế này cần phải được cân nhắc để giảm sự kiểm soát đối với quá trình thiết kế và tăng độ khó trong các yêu cầu khác nhau trong các giai đoạn thiết kế hoặc xây dựng. Đối với các hợp đồng chìa khóa trao tay đòi hỏi phải cung cấp một công trình, cơ sở được trang bị đầy đủ, sẵn sàng hoạt động khi bật chìa khóa, ngoài ra, các yêu cầu của chủ đầu tư cần phải được quy định chi tiết đầy đủ mô tả thiết kế, xây dựng, phụ kiện và thiết bị cần có trong thiết kế của nhà thầu. Tuy nhiên, các phiên bản hợp đồng FIDIC thời kỳ này được biên soạn dựa trên tài liệu tham khảo của các tài liệu liên quan của Viện Kỹ sư dân dụng, vì thế mà Ủy ban Hợp đồng FIDIC đã tổ chức họp một nhóm các chuyên gia để biên soạn các điều kiện hợp đồng mới sẽ được áp dụng trong thế kỷ 21.
Nhận thức được sự ảnh hưởng đang tiếp tục lan rộng của mẫu hợp đồng FIDIC, tổ chức FIDIC đã cho ra đời bộ tiêu chuẩn mới cho phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của các dự án xây dựng quốc tế vào năm 1999, Ủy ban Hợp đồng FIDIC thay thế các phiên bản trước bằng Bộ mẫu hợp đồng xây dựng cầu vồng (Rainbow) gồm 04 cuốn: (i) Hợp đồng áp dụng cho công trình thiết kế bởi chủ đầu tư (Sách Đỏ mới) có thể được sử dụng trong bất kỳ loại hợp đồng xây dựng kỹ thuật nào; (ii) Hợp đồng áp dụng cho nhà máy và công trình nhà thầu vừa thiết kế vừa thi công (Sách Vàng mới) phù hợp với các dự án hợp đồng gộp một lần mà nhà thầu tham gia vào công việc thiết kế; (iii) Hợp đồng áp dụng cho công trình chìa khóa trao tay EPC (Sách Bạc) được áp dụng cho các dự án chìa khóa trao tay của các cơ sở hạ tầng hoặc nhà máy quy mô lớn, nơi nhà thầu đảm nhận nhiều công việc và rủi ro hơn trong khi sự tham gia của chủ đầu tư là nhỏ (tài chính tư nhân hoặc tài chính của Chính phủ), nhưng nó được xác định nghiêm ngặt thời gian đầu tư xây dựng; (iv) Hợp đồng dạng ngắn gọn áp dụng cho công trình quy mô nhỏ (Sách Xanh).
Có thể nói, Bộ mẫu hợp đồng FIDIC 1999 là điểm nhấn quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của FIDIC khi Bộ mẫu hợp đồng này có thể áp dụng cho gần như mọi loại dự án và cho thấy sự linh hoạt và khả năng ứng dụng cao hơn. Cụ thể: (i) Bộ mẫu hợp đồng FIDIC 1999 đã đưa ra các điều kiện hợp đồng chất lượng cao và trình tự hợp lý. Phiên bản mới đã đưa ra các điều khoản phụ bổ sung cho các điều khoản chính để thuận tiện cho người dùng. (ii) Các quy định hợp đồng cụ thể hơn liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng; (iii) Đặc biệt, cấu trúc ngôn ngữ và diễn đạt trong phiên bản mới khá dễ hiểu và giúp ích rất nhiều cho những người có ngôn ngữ mẹ đẻ không phải là tiếng Anh.
Năm 2007, FIDIC phát hành Mẫu hợp đồng áp dụng cho công trình thiết kế - thi công - vận hành[5] là hợp đồng kết hợp thiết kế, xây dựng và vận hành dài hạn (và bảo trì) của một cơ sở thành một hợp đồng duy nhất được trao cho một nhà thầu duy nhất (thường sẽ là một liên doanh hoặc liên danh đại diện cho tất cả các ngành trong một thỏa thuận DBO). Năm 2011, FIDIC phát hành Mẫu hợp đồng thầu phụ[6].
Năm 2017, tại hội nghị người dùng mẫu hợp đồng quốc tế FIDIC tại London, FIDIC đã tự hào ra mắt chính thức Bộ hợp đồng FIDIC 2017 là phiên bản thứ 2 của Bộ mẫu hợp đồng cầu vồng năm 1999. Bộ hợp đồng FIDIC 2017 sửa đổi Sách Đỏ, Sách Vàng và Sách Bạc một cách đáng kể với mục tiêu chính là tăng sự rõ ràng, chắc chắn và nhằm hạn chế tranh chấp hơn để đạt được các dự án thành công hơn. Mục tiêu bao trùm này phản ánh nhu cầu thực tiễn của việc sử dụng Bộ mẫu hợp đồng FIDIC của người dùng trong 18 năm qua. Phiên bản thứ hai toàn diện hơn nhiều, chứa 21 điều khoản với sự rõ ràng, minh bạch và chắc chắn hơn, đạt được bằng cách đưa ra chi tiết các yêu cầu từng bước đối với người sử dụng lao động, nhà thầu và kỹ sư trong quá trình thực hiện dự án. Phiên bản này tiếp tục đóng vai trò là hợp đồng mẫu tiêu chuẩn ưu việt giữa chủ đầu tư và nhà thầu của các dự án xây dựng và kỹ thuật quốc tế.
Như vậy, từ thay đổi của các mẫu hợp đồng FIDIC theo dòng thời gian, có thể thấy được lịch sử phát triển của tổ chức FIDIC cũng như các mẫu hợp đồng để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng cho nhiều loại công trình dự án xây dựng có tính quốc tế.
2. Sự hài hóa của pháp luật Việt Nam về hợp đồng xây dựng quốc tế
2.1. Pháp luật Việt Nam về mẫu hợp đồng xây dựng
Pháp luật Việt Nam về hợp đồng xây dựng được phát triển khá muộn so với các quốc gia khác khi đến năm 2003, sau khi có Luật Xây dựng năm 2003, Bộ Xây dựng ban hành một số thông tư hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng dựa trên các nghị định của Chính phủ (Thông tư số 08/2003/TT-BXD ngày 09/7/2003 về việc hướng dẫn nội dung và quản lý hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung ứng vật tư, thiết bị - xây dựng (EPC); Thông tư số 02/2005/TT-BXD ngày 25/02/2005 hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng). Thông tư số 08/2003/TT-BXD và Thông tư số 02/2005/TT-BXD đã đưa ra được mẫu hợp đồng xây dựng với các điều khoản cơ bản nhất và đây cũng là những văn bản đầu tiên đề cập đến việc khuyến khích các bên tham gia hợp đồng tham khảo áp dụng các tài liệu hướng dẫn về hợp đồng xây dựng do FIDIC biên soạn. Tiếp đó, năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, theo đó, Chương V quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng công trình. Để hướng dẫn cụ thể hơn, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng, theo đó, hướng dẫn cụ thể về các loại hợp đồng tương ứng với mẫu của hợp đồng FIDIC như hợp đồng tư vấn xây dựng, hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị xây dựng, hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng thiết kế - cung ứng vật tư, thiết bị - thi công xây dựng (EPC), hợp đồng chìa khóa trao tay. Năm 2008, Bộ Xây dựng tiếp tục chính thức hóa việc quy định về hợp đồng xây dựng. Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng và Thông tư số 09/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình cũng đã đề cập và điều chỉnh riêng biệt về mẫu hợp đồng xây dựng.
Năm 2014, Luật Xây dựng mới ra đời đã tiêu chuẩn hóa quy định về hợp đồng xây dựng từ Điều 138 đến Điều 147. Sau đó Luật này có hiệu lực, ngày 22/4/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, nhưng chỉ giới hạn cho các dự án của Nhà nước, dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước từ 30% trở lên, dự án đầu tư xây dựng có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án. Ngoài ra, Bộ Xây dựng còn ban hành các thông tư: Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình, Thông tư số 30/2016/TT-BXD ngày 30/12/2016 hướng dẫn hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình. Nhìn chung, các cơ quan có thẩm quyền đã chú ý đến việc xây dựng các mẫu hợp đồng về xây dựng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là mẫu hợp đồng FIDIC khi đã có sự phân biệt giữa các điều kiện chung và điều kiện riêng để phù hợp với phương thức vận hành đặc thù của hợp đồng[7]. Từ đó, khách hàng ở Việt Nam tham gia vào các dự án xây dựng quốc tế có thể lựa chọn sử dụng mẫu hợp đồng phù hợp nhất dựa trên sự hiểu biết về cấu trúc của hợp đồng FIDIC và các quy định của pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, tất cả các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam về mẫu hợp đồng xây dựng đều chưa đáp ứng được cho các dự án xây dựng quốc tế khi các quy định trong những mẫu này áp dụng cho các hợp đồng xây dựng truyền thống là chủ yếu, trong đó, nhà thầu chỉ thực hiện theo các bản vẽ và yêu cầu kỹ thuật do chủ đầu tư đặt ra mà không có bất kỳ sự phân biệt hay chỉ thị nào cho hợp đồng xây dựng thiết kế hoặc hợp đồng EPC/Turnkey[8]. Hơn nữa, phạm vi áp dụng các hợp đồng này liên quan đến các dự án được tài trợ bởi vốn ngân sách nhà nước, không được áp dụng chung cho tất cả các mối quan hệ hợp đồng xây dựng tại Việt Nam, tức là những hợp đồng xây dựng có yếu tố quốc tế mang tính tư nhân không được điều chỉnh trong các văn bản trên. Ngoài ra, các mẫu hợp đồng này cũng chưa rõ ràng và chưa có sự thống nhất cao.
2.2. Việt Nam sử dụng mẫu hợp đồng FIDIC
Việt Nam có chỉ số tăng trưởng kinh tế nhanh trong top 26 của thế giới và theo thống kê của cơ quan năng lượng quốc tế, vào năm 2016, tổng trị giá thị trường xây dựng Việt Nam đạt 7,7 tỷ USD, dự kiến năm 2021, sẽ đạt 14 tỷ USD[9]. Nhiều dự án quốc tế sẽ được xây dựng tại Việt Nam dựa trên năng lực quốc tế, cần phải sử dụng tiêu chuẩn và quy tắc quốc tế hoặc mẫu hợp đồng tiêu chuẩn quốc tế thông qua các dự án cơ sở hạ tầng cho vay. Các nhà tài trợ đưa ra các yêu cầu cao về tính minh bạch, phân định rõ trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia, vấn đề giải quyết tranh chấp, trong khi các mẫu hợp đồng xây dựng tại Việt Nam chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu, vì thế, họ thường sử dụng mẫu hợp đồng xây dựng quốc tế FIDIC cho các dự án xây dựng lớn trong ngành giao thông và xây dựng từ những năm 1989. Cho đến nay, có rất nhiều dự án tại Việt Nam cũng đã tham khảo và sử dụng mẫu hợp đồng FIDIC.
Vấn đề các nhà tài trợ thường gặp phải là Việt Nam có những quy tắc riêng khác với tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể:
Thứ nhất, trong khi vấn đề nghĩa vụ bảo hành hợp đồng được các mẫu hợp đồng FIDIC xem là một nghĩa vụ không tách rời của bảo lãnh thực hiện hợp đồng, thì hợp đồng xây dựng ở Việt Nam lại tách riêng nghĩa vụ bảo hành với nghĩa vụ bảo lãnh của hợp đồng. Điểm khác biệt này đã đặt ra các vấn đề pháp lý giữa chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện dự án, trong trường hợp đã yêu cầu bảo hành trong thời gian bảo lãnh hợp đồng và chủ thể chịu trách nhiệm bảo hành nếu như nhà thầu không thực hiện.
Thứ hai, Việt Nam thường hay loại trừ cơ chế giải quyết tranh chấp của Ban xử lý tranh chấp (Dispute Adjudication Board - DAB) trong hợp đồng FIDIC phiên bản 1999 và ở phiên bản mới nhất năm 2017 được đổi tên là Dispute Avoidance/Adjudication Board (DAAB). Đây là bước giải quyết tranh chấp có định hướng chuyên môn và thương mại kết hợp với thực tiễn ngành sâu rộng và cũng là bước giải quyết tranh chấp tiền tố tụng trước khi các bên giải quyết tranh chấp tại trọng tài hoặc Tòa án (hay nói cách khác, đây là bước giải quyết tranh chấp nội bộ trong hợp đồng FIDIC khi họ mời những chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, kỹ sư, ban tư vấn… tham gia vào việc giải quyết mâu thuẫn giữa nhà thầu và chủ đầu tư). Với phương thức DAB/DAAB này gặp nhiều khó khăn khi áp dụng ở Việt Nam do ít chuyên gia xây dựng có kiến thức và kinh nghiệm để là thành viên DAB/DAAB phù hợp, hơn nữa, không có cơ chế thực thi quyết định của DAB và có thể các bên không mất quyền khởi kiện dù không sử dụng cơ chế DAB khi đưa tranh chấp ra trọng tài và Tòa án[10]. Có rất nhiều dự án đã loại bỏ điều khoản giải quyết tranh chấp của DAB ở Việt Nam, điển hình là tranh chấp giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và nhà thầu LILAMA trong dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Uông Bí với trị giá trị hợp đồng EPC gần 300 triệu USD và khi có tranh chấp xảy ra, hai bên đã sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp Tòa án do đã có thỏa thuận từ trước.
Thứ ba, vị trí của kỹ sư tư vấn trong quản lý hợp đồng các dự án, gói thầu tại Việt Nam chưa được thực hiện đầy đủ thẩm quyền như trong mẫu hợp đồng FIDIC. Đặc biệt, mẫu hợp đồng FIDIC phiên bản 2017 đã nâng cao vị thế của kỹ sư tư vấn khi được đặt ở vị trí trung tâm, có vai trò quan trọng trong các công việc triển khai dự án mang tính chuyên môn cho chủ đầu tư, tuy nhiên, ở Việt Nam, đối với các công trình được thực hiện bởi tài trợ vốn ODA thì ban quản lý dự án sẽ là chủ thể thực hiện công việc này, nên dẫn đến thủ tục mất nhiều thời gian, dự án có thể bị gián đoạn ở nhiều giai đoạn. Còn đối với các dự án công trình tư nhân, thì hiện tại, năng lực của các kỹ sư tư vấn tại Việt Nam còn hạn chế, vì vậy, thẩm quyền của kỹ sư tư vấn chưa được chú trọng[11].
Ngoài ra, còn một số vấn đề chuyên sâu như nghiệm thu và bàn giao, quyết toán công trình, bồi thường và phạt do chậm trễ thi công cũng gặp phải nhiều khó khăn khi áp dụng tại Việt Nam (vấn đề bàn giao và nghiệm thu công trình ở Việt Nam luôn phải có yếu tố nhà thầu tuân thủ các phê duyệt, chấp thuận từ cơ quan chức năng, tuy nhiên, trong hợp đồng FIDIC thì đây không phải là điều kiện tiên quyết để nghiệm thu và bàn giao công trình).
Trước những khó khăn đó, tác giả cho rằng, việc đưa ra một số đề xuất liên quan đến sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật xây dựng để việc áp dụng mẫu hợp đồng FIDIC tại Việt Nam một cách phù hợp hơn là khó trong giai đoạn hiện nay[12]. Sự thành công của hài hòa hóa pháp luật xây dựng Việt nam và mẫu hợp đồng FIDIC được đánh giá dựa trên sự hiểu biết của các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng xây dựng đó, vì vậy, việc điều chỉnh hợp đồng như thế nào sẽ tương ứng với từng trường hợp cụ thể trong thực tiễn đàm phán và thỏa thuận hợp đồng. Từ yếu tố đó, tác giả cho rằng, biện pháp tối ưu nhất trong giai đoạn hiện nay đó là hỗ trợ các nhà thầu trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có sự hiểu biết chuyên sâu hơn về hợp đồng mẫu FIDIC và pháp luật Việt Nam thông qua sự hỗ trợ pháp lý của Hiệp hội Tư vấn xây dựng Việt Nam (Vecas)[13]. Bởi thế, Vecas sẽ là bên trung gian hỗ trợ hoạt động phổ biến, đào tạo một cách chuyên sâu và chuyên nghiệp nhất để qua đó tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, dễ dàng tiếp cận và thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài với các công trình, dự án xây dựng mang tầm quốc tế lớn hơn nữa tại Việt Nam.
1. Hợp đồng xây dựng quốc tế FIDIC
Hợp đồng là một trong những hình thức pháp lý quan trọng nhất quy định quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết, đặc biệt là đối với các hợp đồng mang tính dự án xây dựng có yếu tố quốc tế. Mẫu hợp đồng FIDIC là mẫu hợp đồng xây dựng quốc tế giữa nhà đầu tư (employers) và nhà thầu (contractors) hay nói cách khác là các điều kiện tiêu chuẩn giữa khách hàng (clients) và nhà tư vấn (consultants)[2]. Mẫu hợp đồng FIDIC được công nhận và sử dụng cho tất cả các loại dự án xây dựng quốc tế trên toàn cầu ở nhiều khu vực pháp lý khác nhau, nhưng cũng có thể sử dụng cho các dự án xây dựng quốc gia trong các trường hợp cụ thể. Yếu tố quan trọng thúc đẩy sự thành công của hợp đồng FIDIC nằm ở chính mục tiêu của mẫu hợp đồng FIDIC là làm rõ mối quan hệ hợp đồng giữa các bên và sự phân chia rủi ro giữa chủ đầu tư và nhà thầu. FIDIC chỉ ra rằng, các hợp đồng phân chia một cách công bằng các rủi ro giữa các bên có thể gánh chịu được cũng như có thể kiểm soát được các rủi ro đó. Vì lý do này, nguyên tắc cơ bản đằng sau các hợp đồng FIDIC là sử dụng điều kiện chung của hợp đồng, được coi là phù hợp trong mọi trường hợp, dựa trên hàng ngàn dự án thành công trên toàn thế giới. Tuy nhiên, do không có hai dự án nào giống nhau nên FIDIC thừa nhận rằng, các điều kiện đặc biệt sẽ được yêu cầu cho phù hợp với các vấn đề cụ thể của dự án, trong từng trường hợp cụ thể. Nghĩa là, các mẫu hợp đồng của FIDIC có thể chỉ là cơ sở khởi đầu cho việc chuẩn bị một hợp đồng xây dựng, các bên cần sửa đổi thường xuyên cho phù hợp với đặc tính của từng dự án và yêu cầu của các bên. Hay nói cách khác, mẫu hợp đồng FIDIC có thể được áp dụng sử dụng trực tiếp hoặc là cơ sở tham chiếu cho các hợp đồng xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế khác của các dự án xây dựng quốc tế hoặc các hợp đồng xây dựng soạn thảo riêng lẻ[3].
Các phiên bản hợp đồng xây dựng quốc tế FIDIC:
Tổ chức FIDIC ra đời vào năm 1913 và cho đến nay, hợp đồng FIDIC có nhiều phiên bản phục vụ cho các loại hình công trình, dự án xây dựng khác nhau và các phiên bản ngày càng cải tiến vượt trội. Mẫu hợp đồng FIDIC đầu tiên hay còn gọi là Sách Đỏ (Reb Book) được hình thành vào tháng 8/1957 áp dụng cho các công trình xây dựng dân dụng như đường, cầu, đập, đường hầm và các công trình nước, nước thải và phù hợp cho nhà thầu, kỹ sư thiết kế công trình, dự án đó. Vì thế, mẫu hợp đồng này không phù hợp với các dự án như xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất nên tổ chức FIDIC đã cho ra đời phiên bản Sách Vàng (Yellow Book) đầu tiên vào năm 1963 cho các công trình cơ khí và điện và mẫu hợp đồng này đã được thử nghiệm, vận hành cho phù hợp với các công trình xây dựng nhà máy sản xuất và lắp đặt. Đến năm 1987, hai cuốn Sách Đỏ và Sách Vàng đều được sửa đổi, bổ sung[4]. Năm 1995, FIDIC tiếp tục ban hành mẫu hợp đồng mới có tên là Sách Cam (Orange Book), mẫu hợp đồng áp dụng công trình thiết kế thi công và chìa khóa trao tay. Sách Cam quy định nhà thầu có toàn bộ trách nhiệm thiết kế và đây cũng là lợi thế khi nhà thầu nắm được thế chủ động trong việc thiết kế công trình nhưng những lợi thế này cần phải được cân nhắc để giảm sự kiểm soát đối với quá trình thiết kế và tăng độ khó trong các yêu cầu khác nhau trong các giai đoạn thiết kế hoặc xây dựng. Đối với các hợp đồng chìa khóa trao tay đòi hỏi phải cung cấp một công trình, cơ sở được trang bị đầy đủ, sẵn sàng hoạt động khi bật chìa khóa, ngoài ra, các yêu cầu của chủ đầu tư cần phải được quy định chi tiết đầy đủ mô tả thiết kế, xây dựng, phụ kiện và thiết bị cần có trong thiết kế của nhà thầu. Tuy nhiên, các phiên bản hợp đồng FIDIC thời kỳ này được biên soạn dựa trên tài liệu tham khảo của các tài liệu liên quan của Viện Kỹ sư dân dụng, vì thế mà Ủy ban Hợp đồng FIDIC đã tổ chức họp một nhóm các chuyên gia để biên soạn các điều kiện hợp đồng mới sẽ được áp dụng trong thế kỷ 21.
Nhận thức được sự ảnh hưởng đang tiếp tục lan rộng của mẫu hợp đồng FIDIC, tổ chức FIDIC đã cho ra đời bộ tiêu chuẩn mới cho phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của các dự án xây dựng quốc tế vào năm 1999, Ủy ban Hợp đồng FIDIC thay thế các phiên bản trước bằng Bộ mẫu hợp đồng xây dựng cầu vồng (Rainbow) gồm 04 cuốn: (i) Hợp đồng áp dụng cho công trình thiết kế bởi chủ đầu tư (Sách Đỏ mới) có thể được sử dụng trong bất kỳ loại hợp đồng xây dựng kỹ thuật nào; (ii) Hợp đồng áp dụng cho nhà máy và công trình nhà thầu vừa thiết kế vừa thi công (Sách Vàng mới) phù hợp với các dự án hợp đồng gộp một lần mà nhà thầu tham gia vào công việc thiết kế; (iii) Hợp đồng áp dụng cho công trình chìa khóa trao tay EPC (Sách Bạc) được áp dụng cho các dự án chìa khóa trao tay của các cơ sở hạ tầng hoặc nhà máy quy mô lớn, nơi nhà thầu đảm nhận nhiều công việc và rủi ro hơn trong khi sự tham gia của chủ đầu tư là nhỏ (tài chính tư nhân hoặc tài chính của Chính phủ), nhưng nó được xác định nghiêm ngặt thời gian đầu tư xây dựng; (iv) Hợp đồng dạng ngắn gọn áp dụng cho công trình quy mô nhỏ (Sách Xanh).
Có thể nói, Bộ mẫu hợp đồng FIDIC 1999 là điểm nhấn quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của FIDIC khi Bộ mẫu hợp đồng này có thể áp dụng cho gần như mọi loại dự án và cho thấy sự linh hoạt và khả năng ứng dụng cao hơn. Cụ thể: (i) Bộ mẫu hợp đồng FIDIC 1999 đã đưa ra các điều kiện hợp đồng chất lượng cao và trình tự hợp lý. Phiên bản mới đã đưa ra các điều khoản phụ bổ sung cho các điều khoản chính để thuận tiện cho người dùng. (ii) Các quy định hợp đồng cụ thể hơn liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng; (iii) Đặc biệt, cấu trúc ngôn ngữ và diễn đạt trong phiên bản mới khá dễ hiểu và giúp ích rất nhiều cho những người có ngôn ngữ mẹ đẻ không phải là tiếng Anh.
Năm 2007, FIDIC phát hành Mẫu hợp đồng áp dụng cho công trình thiết kế - thi công - vận hành[5] là hợp đồng kết hợp thiết kế, xây dựng và vận hành dài hạn (và bảo trì) của một cơ sở thành một hợp đồng duy nhất được trao cho một nhà thầu duy nhất (thường sẽ là một liên doanh hoặc liên danh đại diện cho tất cả các ngành trong một thỏa thuận DBO). Năm 2011, FIDIC phát hành Mẫu hợp đồng thầu phụ[6].
Năm 2017, tại hội nghị người dùng mẫu hợp đồng quốc tế FIDIC tại London, FIDIC đã tự hào ra mắt chính thức Bộ hợp đồng FIDIC 2017 là phiên bản thứ 2 của Bộ mẫu hợp đồng cầu vồng năm 1999. Bộ hợp đồng FIDIC 2017 sửa đổi Sách Đỏ, Sách Vàng và Sách Bạc một cách đáng kể với mục tiêu chính là tăng sự rõ ràng, chắc chắn và nhằm hạn chế tranh chấp hơn để đạt được các dự án thành công hơn. Mục tiêu bao trùm này phản ánh nhu cầu thực tiễn của việc sử dụng Bộ mẫu hợp đồng FIDIC của người dùng trong 18 năm qua. Phiên bản thứ hai toàn diện hơn nhiều, chứa 21 điều khoản với sự rõ ràng, minh bạch và chắc chắn hơn, đạt được bằng cách đưa ra chi tiết các yêu cầu từng bước đối với người sử dụng lao động, nhà thầu và kỹ sư trong quá trình thực hiện dự án. Phiên bản này tiếp tục đóng vai trò là hợp đồng mẫu tiêu chuẩn ưu việt giữa chủ đầu tư và nhà thầu của các dự án xây dựng và kỹ thuật quốc tế.
Như vậy, từ thay đổi của các mẫu hợp đồng FIDIC theo dòng thời gian, có thể thấy được lịch sử phát triển của tổ chức FIDIC cũng như các mẫu hợp đồng để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng cho nhiều loại công trình dự án xây dựng có tính quốc tế.
2. Sự hài hóa của pháp luật Việt Nam về hợp đồng xây dựng quốc tế
2.1. Pháp luật Việt Nam về mẫu hợp đồng xây dựng
Pháp luật Việt Nam về hợp đồng xây dựng được phát triển khá muộn so với các quốc gia khác khi đến năm 2003, sau khi có Luật Xây dựng năm 2003, Bộ Xây dựng ban hành một số thông tư hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng dựa trên các nghị định của Chính phủ (Thông tư số 08/2003/TT-BXD ngày 09/7/2003 về việc hướng dẫn nội dung và quản lý hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung ứng vật tư, thiết bị - xây dựng (EPC); Thông tư số 02/2005/TT-BXD ngày 25/02/2005 hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng). Thông tư số 08/2003/TT-BXD và Thông tư số 02/2005/TT-BXD đã đưa ra được mẫu hợp đồng xây dựng với các điều khoản cơ bản nhất và đây cũng là những văn bản đầu tiên đề cập đến việc khuyến khích các bên tham gia hợp đồng tham khảo áp dụng các tài liệu hướng dẫn về hợp đồng xây dựng do FIDIC biên soạn. Tiếp đó, năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, theo đó, Chương V quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng công trình. Để hướng dẫn cụ thể hơn, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng, theo đó, hướng dẫn cụ thể về các loại hợp đồng tương ứng với mẫu của hợp đồng FIDIC như hợp đồng tư vấn xây dựng, hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị xây dựng, hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng thiết kế - cung ứng vật tư, thiết bị - thi công xây dựng (EPC), hợp đồng chìa khóa trao tay. Năm 2008, Bộ Xây dựng tiếp tục chính thức hóa việc quy định về hợp đồng xây dựng. Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng và Thông tư số 09/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình cũng đã đề cập và điều chỉnh riêng biệt về mẫu hợp đồng xây dựng.
Năm 2014, Luật Xây dựng mới ra đời đã tiêu chuẩn hóa quy định về hợp đồng xây dựng từ Điều 138 đến Điều 147. Sau đó Luật này có hiệu lực, ngày 22/4/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, nhưng chỉ giới hạn cho các dự án của Nhà nước, dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước từ 30% trở lên, dự án đầu tư xây dựng có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án. Ngoài ra, Bộ Xây dựng còn ban hành các thông tư: Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình, Thông tư số 30/2016/TT-BXD ngày 30/12/2016 hướng dẫn hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình. Nhìn chung, các cơ quan có thẩm quyền đã chú ý đến việc xây dựng các mẫu hợp đồng về xây dựng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là mẫu hợp đồng FIDIC khi đã có sự phân biệt giữa các điều kiện chung và điều kiện riêng để phù hợp với phương thức vận hành đặc thù của hợp đồng[7]. Từ đó, khách hàng ở Việt Nam tham gia vào các dự án xây dựng quốc tế có thể lựa chọn sử dụng mẫu hợp đồng phù hợp nhất dựa trên sự hiểu biết về cấu trúc của hợp đồng FIDIC và các quy định của pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, tất cả các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam về mẫu hợp đồng xây dựng đều chưa đáp ứng được cho các dự án xây dựng quốc tế khi các quy định trong những mẫu này áp dụng cho các hợp đồng xây dựng truyền thống là chủ yếu, trong đó, nhà thầu chỉ thực hiện theo các bản vẽ và yêu cầu kỹ thuật do chủ đầu tư đặt ra mà không có bất kỳ sự phân biệt hay chỉ thị nào cho hợp đồng xây dựng thiết kế hoặc hợp đồng EPC/Turnkey[8]. Hơn nữa, phạm vi áp dụng các hợp đồng này liên quan đến các dự án được tài trợ bởi vốn ngân sách nhà nước, không được áp dụng chung cho tất cả các mối quan hệ hợp đồng xây dựng tại Việt Nam, tức là những hợp đồng xây dựng có yếu tố quốc tế mang tính tư nhân không được điều chỉnh trong các văn bản trên. Ngoài ra, các mẫu hợp đồng này cũng chưa rõ ràng và chưa có sự thống nhất cao.
2.2. Việt Nam sử dụng mẫu hợp đồng FIDIC
Việt Nam có chỉ số tăng trưởng kinh tế nhanh trong top 26 của thế giới và theo thống kê của cơ quan năng lượng quốc tế, vào năm 2016, tổng trị giá thị trường xây dựng Việt Nam đạt 7,7 tỷ USD, dự kiến năm 2021, sẽ đạt 14 tỷ USD[9]. Nhiều dự án quốc tế sẽ được xây dựng tại Việt Nam dựa trên năng lực quốc tế, cần phải sử dụng tiêu chuẩn và quy tắc quốc tế hoặc mẫu hợp đồng tiêu chuẩn quốc tế thông qua các dự án cơ sở hạ tầng cho vay. Các nhà tài trợ đưa ra các yêu cầu cao về tính minh bạch, phân định rõ trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia, vấn đề giải quyết tranh chấp, trong khi các mẫu hợp đồng xây dựng tại Việt Nam chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu, vì thế, họ thường sử dụng mẫu hợp đồng xây dựng quốc tế FIDIC cho các dự án xây dựng lớn trong ngành giao thông và xây dựng từ những năm 1989. Cho đến nay, có rất nhiều dự án tại Việt Nam cũng đã tham khảo và sử dụng mẫu hợp đồng FIDIC.
Vấn đề các nhà tài trợ thường gặp phải là Việt Nam có những quy tắc riêng khác với tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể:
Thứ nhất, trong khi vấn đề nghĩa vụ bảo hành hợp đồng được các mẫu hợp đồng FIDIC xem là một nghĩa vụ không tách rời của bảo lãnh thực hiện hợp đồng, thì hợp đồng xây dựng ở Việt Nam lại tách riêng nghĩa vụ bảo hành với nghĩa vụ bảo lãnh của hợp đồng. Điểm khác biệt này đã đặt ra các vấn đề pháp lý giữa chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện dự án, trong trường hợp đã yêu cầu bảo hành trong thời gian bảo lãnh hợp đồng và chủ thể chịu trách nhiệm bảo hành nếu như nhà thầu không thực hiện.
Thứ hai, Việt Nam thường hay loại trừ cơ chế giải quyết tranh chấp của Ban xử lý tranh chấp (Dispute Adjudication Board - DAB) trong hợp đồng FIDIC phiên bản 1999 và ở phiên bản mới nhất năm 2017 được đổi tên là Dispute Avoidance/Adjudication Board (DAAB). Đây là bước giải quyết tranh chấp có định hướng chuyên môn và thương mại kết hợp với thực tiễn ngành sâu rộng và cũng là bước giải quyết tranh chấp tiền tố tụng trước khi các bên giải quyết tranh chấp tại trọng tài hoặc Tòa án (hay nói cách khác, đây là bước giải quyết tranh chấp nội bộ trong hợp đồng FIDIC khi họ mời những chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, kỹ sư, ban tư vấn… tham gia vào việc giải quyết mâu thuẫn giữa nhà thầu và chủ đầu tư). Với phương thức DAB/DAAB này gặp nhiều khó khăn khi áp dụng ở Việt Nam do ít chuyên gia xây dựng có kiến thức và kinh nghiệm để là thành viên DAB/DAAB phù hợp, hơn nữa, không có cơ chế thực thi quyết định của DAB và có thể các bên không mất quyền khởi kiện dù không sử dụng cơ chế DAB khi đưa tranh chấp ra trọng tài và Tòa án[10]. Có rất nhiều dự án đã loại bỏ điều khoản giải quyết tranh chấp của DAB ở Việt Nam, điển hình là tranh chấp giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và nhà thầu LILAMA trong dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Uông Bí với trị giá trị hợp đồng EPC gần 300 triệu USD và khi có tranh chấp xảy ra, hai bên đã sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp Tòa án do đã có thỏa thuận từ trước.
Thứ ba, vị trí của kỹ sư tư vấn trong quản lý hợp đồng các dự án, gói thầu tại Việt Nam chưa được thực hiện đầy đủ thẩm quyền như trong mẫu hợp đồng FIDIC. Đặc biệt, mẫu hợp đồng FIDIC phiên bản 2017 đã nâng cao vị thế của kỹ sư tư vấn khi được đặt ở vị trí trung tâm, có vai trò quan trọng trong các công việc triển khai dự án mang tính chuyên môn cho chủ đầu tư, tuy nhiên, ở Việt Nam, đối với các công trình được thực hiện bởi tài trợ vốn ODA thì ban quản lý dự án sẽ là chủ thể thực hiện công việc này, nên dẫn đến thủ tục mất nhiều thời gian, dự án có thể bị gián đoạn ở nhiều giai đoạn. Còn đối với các dự án công trình tư nhân, thì hiện tại, năng lực của các kỹ sư tư vấn tại Việt Nam còn hạn chế, vì vậy, thẩm quyền của kỹ sư tư vấn chưa được chú trọng[11].
Ngoài ra, còn một số vấn đề chuyên sâu như nghiệm thu và bàn giao, quyết toán công trình, bồi thường và phạt do chậm trễ thi công cũng gặp phải nhiều khó khăn khi áp dụng tại Việt Nam (vấn đề bàn giao và nghiệm thu công trình ở Việt Nam luôn phải có yếu tố nhà thầu tuân thủ các phê duyệt, chấp thuận từ cơ quan chức năng, tuy nhiên, trong hợp đồng FIDIC thì đây không phải là điều kiện tiên quyết để nghiệm thu và bàn giao công trình).
Trước những khó khăn đó, tác giả cho rằng, việc đưa ra một số đề xuất liên quan đến sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật xây dựng để việc áp dụng mẫu hợp đồng FIDIC tại Việt Nam một cách phù hợp hơn là khó trong giai đoạn hiện nay[12]. Sự thành công của hài hòa hóa pháp luật xây dựng Việt nam và mẫu hợp đồng FIDIC được đánh giá dựa trên sự hiểu biết của các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng xây dựng đó, vì vậy, việc điều chỉnh hợp đồng như thế nào sẽ tương ứng với từng trường hợp cụ thể trong thực tiễn đàm phán và thỏa thuận hợp đồng. Từ yếu tố đó, tác giả cho rằng, biện pháp tối ưu nhất trong giai đoạn hiện nay đó là hỗ trợ các nhà thầu trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có sự hiểu biết chuyên sâu hơn về hợp đồng mẫu FIDIC và pháp luật Việt Nam thông qua sự hỗ trợ pháp lý của Hiệp hội Tư vấn xây dựng Việt Nam (Vecas)[13]. Bởi thế, Vecas sẽ là bên trung gian hỗ trợ hoạt động phổ biến, đào tạo một cách chuyên sâu và chuyên nghiệp nhất để qua đó tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, dễ dàng tiếp cận và thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài với các công trình, dự án xây dựng mang tầm quốc tế lớn hơn nữa tại Việt Nam.
ThS. Nguyễn Mai Linh
Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Đại học Luật Hà Nội
Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Đại học Luật Hà Nội
[1] Thuật ngữ tiếng Pháp viết tắt từ “Fédération Internationale Des Ingénieurs-Conseils”.
[2] Mirosław J. Skibniewski, A.J. Clark, Introduction to FIDIC Conditions of contract, (http://fidic.org/sites/default/files/skibniewski07.pdf), truy cập ngày 15/7/2019.
[3] Christopher R. Seppala, New Standard Forms of International Construction Contract, 29 Int'l Bus. Law (2001), tr. 60.
[4] Đặc biệt, Sách Đỏ phiên bản thứ hai ghi nhận nghĩa vụ của kỹ sư phải hành động một cách vô tư khi đưa ra quyết định hoặc thực hiện bất kỳ hành động nào, điều này có thể ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên, trong khi các phiên bản trước đã ngầm hiểu quy định này.
[5] Conditions of contract Design-Build-Operate projects (DBO) The Golden Book, http://pubdocs.worldbank.org/en/936071500059812029/GuidanceNotewastewatertreatment.docx.
[6] Conditions of subcontract for construction - the Red Book Subcontract, http://fidic.org/books/construction-1999-red-book-subcontract-1st-ed-2011.
[7] Lê Nết, “Tư vấn lĩnh vực xây dựng”, trích từ Sổ tay luật sư, Tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, năm 2017, tr. 222.
[8] Lê Nết, “Tư vấn lĩnh vực xây dựng”, trích từ Sổ tay luật sư, Tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, năm 2017, tr. 221.
[9] Báo mới, “Tổng giá trị xây dựng ở Việt Nam năm 2016 chạm mốc 8 tỷ USD”, https://baomoi.com/tong-gia-tri-xay-dung-o-viet-nam-nam-2016-cham-moc-8-ty-usd/c/20983417.epi, truy cập ngày 04/3/2019.
[10] Lưu Tiến Dũng, Ðề xuất về cách tiếp cận mới đối với quy trình giải quyết tranh chấp trong hợp đồng EPC tại Việt Nam, tài liệu Hội thảo Giải quyết hiệu quả các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tổng thầu EPC - Khơi thông tắc nghẽn tại các dự án trọng điểm của Việt Nam, ngày 19/4/ 2019, Viac.
[11] Xem thêm Báo đấu thầu, Quản lý hợp đồng xây dựng: Kỹ sư, tư vấn cần được trao quyền, http://baodauthau.vn/dau-tu/quan-ly-hop-dong-xay-dung-ky-su-tu-van-can-duoc-trao-quyen-7862.html, đăng ngày 04/11/2015, truy cập ngày 05/3/2018.
[12] Bởi hiện nay, trong các văn bản hướng dẫn của Chính phủ đều khuyến khích các tổ chức, cá nhân vận dụng bộ mẫu điều kiện hợp đồng của Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC), hợp đồng xây dựng mẫu vào việc xác lập và thực hiện hợp đồng xây dựng và khi vận dụng các hợp đồng xây dựng mẫu, các bên phải xem xét hiệu chỉnh nội dung hợp đồng cho phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.
[13] Tổ chức đã gia nhập FIDIC từ năm 1997.