Trên cơ sở bám sát các nhiệm vụ đề ra tại Chương trình hành động của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-BTP ngày 18/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), Kế hoạch xác định các nội dung trọng tâm cần tập trung truyền thông, cụ thể như sau:
1. Kết quả, tình hình tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới gắn với việc triển khai Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 12/5/2023 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW và Quyết định số 764/QĐ-BTP ngày 22/5/2023 ban hành Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW.
2. Triển khai nội dung mới, quan trọng của Luật Đất đai 2024 liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp.
3. Nội dung các chính sách, quy định mới, quan trọng của các dự án do Bộ Tư pháp chủ trì: Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Luật Công chứng, Nghị quyết của Quốc hội cho phép thí điểm phân cấp việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An; việc bổ sung các dự án luật sửa đổi, bổ sung và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024: Luật Thi hành án dân sự, Luật Luật sư, Luật Giám định tư pháp; tổng kết Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và việc nghiên cứu, tham mưu sửa đổi Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ và đề xuất sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật…
4. Nội dung các chính sách, quy định mới, quan trọng của các dự thảo đề nghị, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật gửi đến Bộ Tư pháp thẩm định theo thẩm quyền nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.
5. Hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật; kết quả xử lý, rà soát văn bản theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội. Việc hoàn thành hệ thống hoá và công bố kết quả hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật nhiệm kỳ 2019 - 2023.
6. Tình hình, kết quả hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ Thi hành án dân sự được Quốc hội, Chính phủ giao.
7. Hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương và các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam năm 2024.
8. Công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; bổ trợ tư pháp; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; đăng ký biện pháp giao dịch bảo đảm; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp… Kết quả công tác chuyển đổi số trong ngành Tư pháp.
9. Việc thực hiện các nhiệm vụ của ngành Tư pháp theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, hạn chế tình trạng lạm dụng Phiếu lý lịch tư pháp.
10. Việc hoàn thiện thể chế trong công tác xây dựng Ngành. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tư pháp trong sạch, chuyên nghiệp, bản lĩnh, ngang tầm nhiệm vụ theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng và yêu cầu của Chính phủ; tình hình triển khai Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán hộ về pháp luật” và Đề án “Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
11. Các hoạt động thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, đa phương đặc biệt đối với các đối tác láng giềng, truyền thống và hữu nghị.
12. Các hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện các phong trào thi đua; những mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của Bộ, ngành Tư pháp.
13. Tình hình, kết quả tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021 – 2026” và Đề án “Xây dựng Kho dữ liệu truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp” trong năm 2024, bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ và thời hạn được giao tại Đề án.
14. Những vấn đề khác được dư luận quan tâm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành Tư pháp.
Để công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục được đẩy mạnh, đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu đề ra, Kế hoạch đã xác định 07 giải pháp thực hiện, cụ thể như sau: (1) Tăng cường sự chủ động của các đơn vị trong việc nắm bắt thông tin, dư luận, kịp thời phản ứng, cung cấp thông tin, định hướng truyền thông; thực hiện trách nhiệm phối hợp với Người phát ngôn của Bộ Tư pháp trong việc cung cấp thông tin cho báo chí theo đúng quy định của pháp luật; (2) Đổi mới, đa dạng các loại hình, sản phẩm truyền thông, chú trọng xây dựng sản phẩm truyền thông có tính thường xuyên, tạo được điểm nhấn, hấp dẫn, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của người dân và xã hội về các lĩnh vực hoạt động của Bộ, Ngành; (3) Phát huy vai trò của Văn phòng Bộ trong thực hiện nhiệm vụ phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí theo Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự và kết nối mạng lưới thông tin báo chí; sự chủ động, dẫn dắt của Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Công nghệ thông tin, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật trong thực hiện công tác thông tin các hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, truyền thông chính sách, góp phần lan toả sâu rộng những kết quả đạt được trên các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp; (4) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, các cơ quan thông tấn báo chí ở trung ương và địa phương; nghiên cứu đề xuất ký kết chương trình phối hợp thực hiện công tác truyền thông giữa Bộ Tư pháp với một số cơ quan báo chí lớn; duy trì, phát triển mạng lưới phối hợp thực hiện công tác truyền thông ở trung ương và địa phương để khai thác, huy động mọi nguồn lực cùng tham gia thực hiện; phát huy hơn nữa vai trò, hiệu quả hoạt động của Tổ công tác truyền thông; Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp trong thông tin, truyền thông về hoạt động của Bộ, Ngành; (5) Tiếp tục bổ sung, kiện toàn và nâng cao năng lực, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị được giao phụ trách làm đầu mối tham mưu thực hiện công tác truyền thông; (6) Tổ chức Đoàn kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch truyền thông tại một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; (7) Bảo đảm kinh phí cho công tác truyền thông của Bộ, ngành Tư pháp.
Kế hoạch xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ, trong đó, giao Văn phòng Bộ là đơn vị đầu mối theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Các đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ tại Kế hoạch tự đảm bảo kinh phí thực hiện trong nguồn kinh phí đã được phân bổ theo dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Đồng thời, tranh thủ tối đa nguồn lực xã hội hóa, kinh phí hỗ trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
1. Kết quả, tình hình tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới gắn với việc triển khai Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 12/5/2023 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW và Quyết định số 764/QĐ-BTP ngày 22/5/2023 ban hành Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW.
2. Triển khai nội dung mới, quan trọng của Luật Đất đai 2024 liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp.
3. Nội dung các chính sách, quy định mới, quan trọng của các dự án do Bộ Tư pháp chủ trì: Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Luật Công chứng, Nghị quyết của Quốc hội cho phép thí điểm phân cấp việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An; việc bổ sung các dự án luật sửa đổi, bổ sung và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024: Luật Thi hành án dân sự, Luật Luật sư, Luật Giám định tư pháp; tổng kết Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và việc nghiên cứu, tham mưu sửa đổi Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ và đề xuất sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật…
4. Nội dung các chính sách, quy định mới, quan trọng của các dự thảo đề nghị, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật gửi đến Bộ Tư pháp thẩm định theo thẩm quyền nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.
5. Hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật; kết quả xử lý, rà soát văn bản theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội. Việc hoàn thành hệ thống hoá và công bố kết quả hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật nhiệm kỳ 2019 - 2023.
6. Tình hình, kết quả hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ Thi hành án dân sự được Quốc hội, Chính phủ giao.
7. Hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương và các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam năm 2024.
8. Công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; bổ trợ tư pháp; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; đăng ký biện pháp giao dịch bảo đảm; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp… Kết quả công tác chuyển đổi số trong ngành Tư pháp.
9. Việc thực hiện các nhiệm vụ của ngành Tư pháp theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, hạn chế tình trạng lạm dụng Phiếu lý lịch tư pháp.
10. Việc hoàn thiện thể chế trong công tác xây dựng Ngành. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tư pháp trong sạch, chuyên nghiệp, bản lĩnh, ngang tầm nhiệm vụ theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng và yêu cầu của Chính phủ; tình hình triển khai Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán hộ về pháp luật” và Đề án “Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
11. Các hoạt động thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, đa phương đặc biệt đối với các đối tác láng giềng, truyền thống và hữu nghị.
12. Các hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện các phong trào thi đua; những mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của Bộ, ngành Tư pháp.
13. Tình hình, kết quả tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021 – 2026” và Đề án “Xây dựng Kho dữ liệu truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp” trong năm 2024, bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ và thời hạn được giao tại Đề án.
14. Những vấn đề khác được dư luận quan tâm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành Tư pháp.
Để công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục được đẩy mạnh, đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu đề ra, Kế hoạch đã xác định 07 giải pháp thực hiện, cụ thể như sau: (1) Tăng cường sự chủ động của các đơn vị trong việc nắm bắt thông tin, dư luận, kịp thời phản ứng, cung cấp thông tin, định hướng truyền thông; thực hiện trách nhiệm phối hợp với Người phát ngôn của Bộ Tư pháp trong việc cung cấp thông tin cho báo chí theo đúng quy định của pháp luật; (2) Đổi mới, đa dạng các loại hình, sản phẩm truyền thông, chú trọng xây dựng sản phẩm truyền thông có tính thường xuyên, tạo được điểm nhấn, hấp dẫn, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của người dân và xã hội về các lĩnh vực hoạt động của Bộ, Ngành; (3) Phát huy vai trò của Văn phòng Bộ trong thực hiện nhiệm vụ phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí theo Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự và kết nối mạng lưới thông tin báo chí; sự chủ động, dẫn dắt của Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Công nghệ thông tin, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật trong thực hiện công tác thông tin các hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, truyền thông chính sách, góp phần lan toả sâu rộng những kết quả đạt được trên các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp; (4) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, các cơ quan thông tấn báo chí ở trung ương và địa phương; nghiên cứu đề xuất ký kết chương trình phối hợp thực hiện công tác truyền thông giữa Bộ Tư pháp với một số cơ quan báo chí lớn; duy trì, phát triển mạng lưới phối hợp thực hiện công tác truyền thông ở trung ương và địa phương để khai thác, huy động mọi nguồn lực cùng tham gia thực hiện; phát huy hơn nữa vai trò, hiệu quả hoạt động của Tổ công tác truyền thông; Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp trong thông tin, truyền thông về hoạt động của Bộ, Ngành; (5) Tiếp tục bổ sung, kiện toàn và nâng cao năng lực, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị được giao phụ trách làm đầu mối tham mưu thực hiện công tác truyền thông; (6) Tổ chức Đoàn kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch truyền thông tại một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; (7) Bảo đảm kinh phí cho công tác truyền thông của Bộ, ngành Tư pháp.
Kế hoạch xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ, trong đó, giao Văn phòng Bộ là đơn vị đầu mối theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Các đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ tại Kế hoạch tự đảm bảo kinh phí thực hiện trong nguồn kinh phí đã được phân bổ theo dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Đồng thời, tranh thủ tối đa nguồn lực xã hội hóa, kinh phí hỗ trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Đinh Hoàng Yến - Phòng Truyền thông
(Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp)