Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra ngay sau khi kết thúc Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc là sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng đối với cả Việt Nam và Trung Quốc. Chuyến thăm nhằm triển khai tích cực, mạnh mẽ đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng ta, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tin cậy chính trị giữa hai Đảng Cộng sản, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.
Việc Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long tham gia Đoàn đại biểu cấp cao lần này là dịp nâng cao vị trí, vai trò của quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp, góp phần vào thúc đẩy quan hệ toàn diện giữa hai nước trên các lĩnh vực.
Vào chiều ngày 31/10, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, ngay sau khi kết thúc Hội đàm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã cùng chứng kiến công bố 13 văn kiện đã được các ban, bộ, ngành, trung ương và địa phương ký kết trong chuyến thăm chính thức lần này. Trong đó có Bản Ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tư pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa năm 2022 thay thế Nghị định thư hợp tác giữa Bộ Tư pháp nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1997.
Với mong muốn làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác giữa Bộ Tư pháp hai nước, nhằm thay thế Nghị định thư hợp tác giữa Bộ Tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tư pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ký ngày 12/12/1997, thời gian qua hai Bộ Tư pháp đã nỗ lực để đàm phán để tiến tới thống nhất ký kết Bản Ghi nhớ hợp tác nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền ở mỗi nước trong tình hình mới. Theo đó, trong thời gian tới, hai Bộ Tư pháp sẽ thực hiện hợp tác trong các lĩnh vực: Trao đổi kinh nghiệm về xây dựng pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trao đổi kinh nghiệm về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, quản lý luật sư và công chứng viên, xử lý vi phạm hành chính; trao đổi kinh nghiệm về cải cách pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền, ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng pháp luật, xây dựng và điều hành cơ sở dữ liệu pháp luật; thúc đẩy thực hiện hiệu quả Hiệp định Tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 19 tháng 10 năm 1998 tại Bắc Kinh; phối hợp hoạt động tại các tổ chức, diễn đàn đa phương về hợp tác pháp luật và tư pháp; khuyến khích việc mở rộng hợp tác pháp luật và tư pháp giữa các Sở Tư pháp địa phương tại khu vực biên giới của hai nước.
Ngoài ra, trong “Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc” trong khuôn khổ chuyến thăm, lần đầu tiên nội dung hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa hai nước được đưa vào Tuyên bố chung, cụ thể, "hai bên nhất trí tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa hai nước nhằm tạo cơ sở pháp lý tăng cường hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực giữa Việt Nam và Trung Quốc".
Hy vọng rằng, việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam - Trung Quốc và đưa nội dung hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa hai nước vào Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc sẽ mở ra một chặng đường mới trong việc củng cố, thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương tốt đẹp trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp, góp phần tích cực trong việc phát huy tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trong thời đại mới, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới.
Vụ Hợp tác quốc tế
(Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp)
Việc Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long tham gia Đoàn đại biểu cấp cao lần này là dịp nâng cao vị trí, vai trò của quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp, góp phần vào thúc đẩy quan hệ toàn diện giữa hai nước trên các lĩnh vực.
Vào chiều ngày 31/10, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, ngay sau khi kết thúc Hội đàm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã cùng chứng kiến công bố 13 văn kiện đã được các ban, bộ, ngành, trung ương và địa phương ký kết trong chuyến thăm chính thức lần này. Trong đó có Bản Ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tư pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa năm 2022 thay thế Nghị định thư hợp tác giữa Bộ Tư pháp nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1997.
Với mong muốn làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác giữa Bộ Tư pháp hai nước, nhằm thay thế Nghị định thư hợp tác giữa Bộ Tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tư pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ký ngày 12/12/1997, thời gian qua hai Bộ Tư pháp đã nỗ lực để đàm phán để tiến tới thống nhất ký kết Bản Ghi nhớ hợp tác nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền ở mỗi nước trong tình hình mới. Theo đó, trong thời gian tới, hai Bộ Tư pháp sẽ thực hiện hợp tác trong các lĩnh vực: Trao đổi kinh nghiệm về xây dựng pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trao đổi kinh nghiệm về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, quản lý luật sư và công chứng viên, xử lý vi phạm hành chính; trao đổi kinh nghiệm về cải cách pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền, ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng pháp luật, xây dựng và điều hành cơ sở dữ liệu pháp luật; thúc đẩy thực hiện hiệu quả Hiệp định Tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 19 tháng 10 năm 1998 tại Bắc Kinh; phối hợp hoạt động tại các tổ chức, diễn đàn đa phương về hợp tác pháp luật và tư pháp; khuyến khích việc mở rộng hợp tác pháp luật và tư pháp giữa các Sở Tư pháp địa phương tại khu vực biên giới của hai nước.
Ngoài ra, trong “Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc” trong khuôn khổ chuyến thăm, lần đầu tiên nội dung hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa hai nước được đưa vào Tuyên bố chung, cụ thể, "hai bên nhất trí tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa hai nước nhằm tạo cơ sở pháp lý tăng cường hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực giữa Việt Nam và Trung Quốc".
Hy vọng rằng, việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam - Trung Quốc và đưa nội dung hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa hai nước vào Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc sẽ mở ra một chặng đường mới trong việc củng cố, thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương tốt đẹp trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp, góp phần tích cực trong việc phát huy tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trong thời đại mới, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới.
Bộ Tư pháp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1997; - Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1998. Kết quả hợp tác chủ yếu đạt được từ năm 1997 đến nay: - Về trao đổi Đoàn công tác: Bộ Tư pháp Việt Nam đã cử 09 Đoàn công tác sang thăm và làm việc với Bộ Tư pháp Trung Quốc, trong đó có 05 Đoàn cấp Lãnh đạo Bộ (Thứ trưởng Uông Chu Lưu thăm Trung Quốc tháng 9/1998 khảo sát kinh nghiệm sửa đổi Bộ luật Hình sự; Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải thăm chính thức Trung Quốc tháng 10/1998; Thứ trưởng Hà Hùng Cường thăm và làm việc với Bộ Tư pháp Trung Quốc tháng 5/2001 khảo sát về công tác cảnh sát tư pháp, quản lý trại giam, tương trợ tư pháp và vai trò của Bộ Tư pháp Trung Quốc trong gia nhập WTO; Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền thăm và làm việc với Bộ Tư pháp Trung Quốc tháng 11/2010; Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc thăm và làm việc với Bộ Tư pháp Trung Quốc tháng 10/2017); tổ chức đón và làm việc với 04 Đoàn công ác của Bộ Tư pháp Trung Quốc, trong đó có 03 đoàn cấp Lãnh đạo Bộ (Thứ trưởng Tiêu Kiến Chương thăm và làm việc với Bộ Tư pháp Việt Nam năm 1997; Thứ trưởng Phạm Phương Bình thăm và làm việc với Bộ Tư pháp Việt Nam tháng 11/2000 tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp Việt Nam, trọng tâm là công tác hành chính tư pháp; Chủ nhiệm Chính trị Lô Ơn Quang thăm và làm việc với Bộ Tư pháp Việt Nam tháng 9/2016 tìm hiểu về hệ thống pháp luật, công tác tuyên truyền pháp luật, đào tạo và quản lý cán bộ tư pháp); - Về tương trợ tư pháp: tính từ 2017 đến tháng 9/2022, Việt Nam gửi Trung Quốc 457 yêu cầu ủy thác tư pháp, có kết quả 289, đạt 63,24%; Trung Quốc gửi Việt Nam 2500 yêu cầu ủy thác tư pháp, có kết quả 1954, đạt 78,16%. Hiện nay ngoài Hiệp định song phương về tương trợ tư pháp, hai nước cùng là thành viên của Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại và Công ước La Hay năm 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự và thương mại; - Về đào tạo, bồi dưỡng: Trường Đại học Luật Hà Nội có hợp tác đào tạo với 04 cơ sở đào tạo của Trung Quốc (Đại học Chính pháp Trung Quốc, Học viện Tư pháp hình sự - Đại học Tài Kinh Chính pháp Trung Nam, Đại học Dân tộc Quảng Tây,Trường Luật - Đại học Vân Nam). |
Vụ Hợp tác quốc tế
(Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp)