Ngày 27/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025). Với các nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế tối đa và xử lý các hành vi tiêu cực trong hoạt động đấu giá tài sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực trong thực tiễn, nhất là trong bối cảnh các loại tài sản đưa ra đấu giá ngày càng mở rộng như đấu giá tín chỉ các bon, đấu giá hạn ngạch thuế quan… nhằm hướng tới tính công khai, minh bạch, khách quan trong hoạt động đấu giá tài sản. Bên cạnh đó, với đặc thù của hoạt động đấu giá tài sản gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn, trong đó trình tự, thủ tục đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật đấu giá tài sản chỉ là một trong các giai đoạn nên để hạn chế tối đa các hành vi tiêu cực, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động đấu giá tài sản thì các giai đoạn trước khi đưa tài sản ra đấu giá (xác định tài sản đấu giá, xác định giá khởi điểm, phê duyệt phương án đấu giá…) và sau khi kết thúc đấu giá (xác định thời hạn nộp tiền trúng đấu giá, chế tài xử lý vi phạm…) cũng cần được hoàn thiện để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi trong quá trình thực hiện.
Đây là kết luận của bài viết “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản - Cơ sở pháp lý quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đấu giá tài sản” trong ấn phẩm 200 trang “Triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản”, xuất bản năm 2024.
Kính mời độc giả nghiên cứu nội dung bài viết tại file đính kèm: