Trong thi hành án dân sự có nhiều mối quan hệ mà cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên cần phải quan tâm, đó là mối quan hệ phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác thi hành án dân sự; các cơ quan tố tụng; tổ chức và cá nhân hữu quan; Kho bạc nhà nước, Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác; cơ quan công an;… Đây là một trong những vấn đề hết sức quan trọng trong công tác thi hành án dân sự nếu giải quyết tốt các mối quan hệ phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan…, thì đây sẽ là nguồn sức mạnh tổng hợp để cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao nhất...
Từ lý luận và thực tiễn thi hành án dân sự cho thấy: Công tác thi hành án dân sự không chỉ là công việc của cơ quan thi hành án dân sự và của chấp hành viên, mà đây là trách nhiệm và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Ở nơi nào công tác thi hành án dân sự được quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, được sự phối hợp chặt chẽ đầy đủ, có trách nhiệm của các cơ quan hữu quan thì luôn đạt kết quả cao.
Tuy nhiên, việc thực hiện mối quan hệ phối hợp này vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, hiệu quả chưa cao, bởi vậy cần có những giải pháp để nâng cao mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên với các cơ quan hữu quan.
Việc thực hiện mối quan hệ sẽ như thế nào? những hạn chế, bất cập sẽ giải quyết ra sao? cần có những giải pháp nào để nâng cao mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên với các cơ quan hữu quan? Các cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên, các cơ quan liên quan đến công tác thi hành án dân sự và độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết: “Mối quan hệ phối hợp giữa chấp hành viên với các cơ quan hữu quan trong thi hành án dân sự” của tác giả Đinh Đức Trọng đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật - Số chuyên đề Thi hành án – Tháng 3/2014./.
Việt Tiến