Đối với các tổ chức tín dụng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đây là văn bản pháp luật hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp, liên quan đến công tác nghiệp vụ về tín dụng, giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm. Mặc dù năm 2015, Bộ luật Dân sự được ban hành và có quy định mới về tài sản bảo đảm, giao dịch bảo đảm, thậm chí có mục riêng về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và về nguyên tắc, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ đã hết hiệu lực, nhưng do chưa có văn bản công bố Nghị định số 163/2006/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành nên đối với những nội dung chưa có trong Bộ luật Dân sự năm 2015, hoạt động giao dịch bảo đảm vẫn được thực hiện theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP. Việc này dẫn đến nhiều bất cập, vướng mắc trong thực tiễn. Vì vậy, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng điều chỉnh quan hệ giao dịch bảo đảm trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Qua nghiên cứu các quy định của Nghị định này, tác giả Nguyễn Thị Phương với bài viết “Một số bình luận Nghị định số 21/2021/NĐ” đã tập trung bình luận một số điểm mới điển hình của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP dưới góc nhìn thực tiễn của các tổ chức tín dụng.
Để tìm hiểu thêm về nội dung chi tiết của bài viết, kính mời quý độc giả đón đọc bài viết này trong số chuyên đề 200 trang về “Nội dung cơ bản của Nghị định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” năm 2021 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.