Luật Trợ giúp pháp lý đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2007. Thực tiễn qua 08 năm áp dụng pháp luật trợ giúp pháp lý của các cơ quan tiến hành tố tụng tại các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, nhìn chung, đối tượng được trợ giúp pháp lý chủ yếu là bị can, bị cáo, người bị hại là người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Điều 10 của Luật Trợ giúp pháp lý đã quy định về các đối tượng được trợ giúp pháp lý trong đó có đối đối tượng là: “Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” (khoản 4, Điều 10). Tuy nhiên, thời gian qua một số cơ quan tiến hành tố tụng chưa nhận thức và xác định đúng đối tượng này nên đã không đảm bảo quyền được trợ giúp pháp lý của họ khi tham gia tố tụng. Việc xác định đúng đối tượng được trợ giúp pháp lý này có ý nghĩa quan trọng trong việc hiện thực hóa mục đích, ý nghĩa của trợ giúp pháp lý.
Tác giả Nguyễn Minh Hải, đã có bài viết nghiên cứu, trao đổi về: “Một số vấn đề cần thống nhất về trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự” với những nội dung chính như: (1) Xác định và bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người dân tộc thiểu số; (2) Xác định tư cách tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý; (3) Về phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý. Để hiểu rõ hơn những nội dung mà tác giả Nguyễn Minh Hải muốn trao đổi, mời độc giả tìm đọc bài viết này đăng trên Số định kỳ 64 trang tháng 2/2015 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Việt Tiến