Abstract: Within the scope of this article, the author would like to present the new provisions of the Criminal Code of 2015, amended in 2017 on maltreatment or abuse of one's grandparent, parent, spouse, child, grandchild, or caregiver compared to the Criminal Code in 1999, and some attentions during application.
1. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
“Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm...”[1].
2. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
“Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm...”[2]. So với Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có những điểm mới là:
Một là, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã cụ thể hóa hành vi “ngược đãi hoặc hành hạ” thành “đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể” giúp dễ hiểu và dễ áp dụng thống nhất quy định của Bộ luật Hình sự.
Hai là, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã cụ thể hóa và định lượng hóa tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” trong Bộ luật Hình sự năm 1999 thành tình tiết “Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần”. Điểm mới này tạo điều kiện cho mọi cá nhân, doanh nghiệp, mọi tổ chức, đơn vị, cơ quan càng có điều kiện để nhận thức rõ hành vi nào bị coi là tội phạm. Vì vậy, họ sẽ tránh không đi vào con đường phạm tội; có điều kiện để nhắc nhở, giáo dục, ngăn chặn người thân của mình và những cá nhân khác trong xã hội; ngăn chặn những thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, cơ quan mình tránh đi vào con đường phạm tội và điều này có tác dụng rất tốt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Việc cụ thể hóa các quy định của Bộ luật Hình sự còn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, trên cơ sở thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và đặc biệt là yêu cầu thể chế hóa Điều 14 Hiến pháp năm 2013[3]. Hơn nữa, Bộ luật Hình sự càng cụ thể bao nhiêu thì càng chống oan sai tốt bấy nhiêu và nhờ vậy, càng nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nhận định này hoàn toàn phù hợp với đánh giá của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII về nguyên nhân dẫn đến tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, đó là: “Một số quy định của Bộ luật Hình sự còn bất cập, thiếu hướng dẫn các tình tiết định tính như: Hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng”[4].
Ba là, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã nâng mức phạt tù đối với tội này từ “ba tháng” lên thành “06 tháng”. Điểm mới này vừa bảo đảm phù hợp hơn với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đảm bảo tính răn đe, giáo dục của hình phạt và tính nghiêm minh của pháp luật.
Bốn là, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bổ sung từ “phạt” trước cụm từ “cải tạo không giam giữ”; thay số năm phạt cải tạo không giam giữ và số năm phạt tù từ “chữ” sang “số” cho đầy đủ, chính xác, đúng thể thức văn bản và thống nhất với các văn bản luật khác.
Năm là, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bổ sung khoản 2 của tội này: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo”. Điểm mới này nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, nhất là những người “yếu thế” cần được bảo vệ đặc biệt: Người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người già yếu; người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
3. Một số lưu ý khi áp dụng quy định mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH135.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội nêu trên thì:
3.1. Những quy định có lợi cho người phạm tội hoặc không thay đổi về chính sách hình sự thì được áp dụng ngay Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Quy định có lợi cho người phạm tội hoặc không thay đổi về chính sách hình sự được áp dụng ngay Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để điều tra, truy tố, xét xử đối với những hành vi phạm tội được thực hiện trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 là bổ sung từ “phạt” trước cụm từ “cải tạo không giam giữ”; thay số năm phạt cải tạo không giam giữ và số năm phạt tù từ “chữ” sang “số”.
3.2. Những quy định không có lợi cho người phạm tội thì không được áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Những quy định không có lợi cho người phạm tội không được áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để điều tra, truy tố, xét xử đối với những hành vi phạm tội được thực hiện trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018, gồm:
Một là, cụ thể hóa hành vi “ngược đãi hoặc hành hạ” thành “đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể” giúp dễ hiểu và dễ áp dụng thống nhất quy định của Bộ luật Hình sự.
Hai là, cụ thể hóa và định lượng hóa tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” trong Bộ luật Hình sự năm 1999 thành tình tiết “Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần”.
Ba là, nâng mức phạt tù đối với tội này từ “ba tháng” lên thành “06 tháng”.
Bốn là, bổ sung khoản 2 của tội này: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo”.
Trường Trung cấp Luật Tây Bắc
[1]. Xem thêm: Điều 151 Bộ luật Hình sự năm 1999.
[2]. Xem thêm: Điều 185, Bộ luật Hình sự năm 2015.
[3]. Xem Điều 14 Hiến pháp năm 2013.
[4]. Xem thêm: Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2015), đoạn 1 khoản 2 Mục III Báo cáo số 870/BC-UBTVQH13 ngày 20/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”.
[5]. Xem thêm: Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13.
Abstract: Within the scope of this article, the author would like to present the new provisions of the Criminal Code of 2015, amended in 2017 on maltreatment or abuse of one's grandparent, parent, spouse, child, grandchild, or caregiver compared to the Criminal Code in 1999, and some attentions during application.
1. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
“Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm...”[1].
2. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
“Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm...”[2]. So với Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có những điểm mới là:
Một là, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã cụ thể hóa hành vi “ngược đãi hoặc hành hạ” thành “đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể” giúp dễ hiểu và dễ áp dụng thống nhất quy định của Bộ luật Hình sự.
Hai là, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã cụ thể hóa và định lượng hóa tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” trong Bộ luật Hình sự năm 1999 thành tình tiết “Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần”. Điểm mới này tạo điều kiện cho mọi cá nhân, doanh nghiệp, mọi tổ chức, đơn vị, cơ quan càng có điều kiện để nhận thức rõ hành vi nào bị coi là tội phạm. Vì vậy, họ sẽ tránh không đi vào con đường phạm tội; có điều kiện để nhắc nhở, giáo dục, ngăn chặn người thân của mình và những cá nhân khác trong xã hội; ngăn chặn những thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, cơ quan mình tránh đi vào con đường phạm tội và điều này có tác dụng rất tốt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Việc cụ thể hóa các quy định của Bộ luật Hình sự còn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, trên cơ sở thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và đặc biệt là yêu cầu thể chế hóa Điều 14 Hiến pháp năm 2013[3]. Hơn nữa, Bộ luật Hình sự càng cụ thể bao nhiêu thì càng chống oan sai tốt bấy nhiêu và nhờ vậy, càng nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nhận định này hoàn toàn phù hợp với đánh giá của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII về nguyên nhân dẫn đến tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, đó là: “Một số quy định của Bộ luật Hình sự còn bất cập, thiếu hướng dẫn các tình tiết định tính như: Hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng”[4].
Ba là, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã nâng mức phạt tù đối với tội này từ “ba tháng” lên thành “06 tháng”. Điểm mới này vừa bảo đảm phù hợp hơn với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đảm bảo tính răn đe, giáo dục của hình phạt và tính nghiêm minh của pháp luật.
Bốn là, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bổ sung từ “phạt” trước cụm từ “cải tạo không giam giữ”; thay số năm phạt cải tạo không giam giữ và số năm phạt tù từ “chữ” sang “số” cho đầy đủ, chính xác, đúng thể thức văn bản và thống nhất với các văn bản luật khác.
Năm là, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bổ sung khoản 2 của tội này: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo”. Điểm mới này nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, nhất là những người “yếu thế” cần được bảo vệ đặc biệt: Người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người già yếu; người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
3. Một số lưu ý khi áp dụng quy định mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH135.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội nêu trên thì:
3.1. Những quy định có lợi cho người phạm tội hoặc không thay đổi về chính sách hình sự thì được áp dụng ngay Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Quy định có lợi cho người phạm tội hoặc không thay đổi về chính sách hình sự được áp dụng ngay Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để điều tra, truy tố, xét xử đối với những hành vi phạm tội được thực hiện trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 là bổ sung từ “phạt” trước cụm từ “cải tạo không giam giữ”; thay số năm phạt cải tạo không giam giữ và số năm phạt tù từ “chữ” sang “số”.
3.2. Những quy định không có lợi cho người phạm tội thì không được áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Những quy định không có lợi cho người phạm tội không được áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để điều tra, truy tố, xét xử đối với những hành vi phạm tội được thực hiện trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018, gồm:
Một là, cụ thể hóa hành vi “ngược đãi hoặc hành hạ” thành “đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể” giúp dễ hiểu và dễ áp dụng thống nhất quy định của Bộ luật Hình sự.
Hai là, cụ thể hóa và định lượng hóa tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” trong Bộ luật Hình sự năm 1999 thành tình tiết “Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần”.
Ba là, nâng mức phạt tù đối với tội này từ “ba tháng” lên thành “06 tháng”.
Bốn là, bổ sung khoản 2 của tội này: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo”.
Trường Trung cấp Luật Tây Bắc
[1]. Xem thêm: Điều 151 Bộ luật Hình sự năm 1999.
[2]. Xem thêm: Điều 185, Bộ luật Hình sự năm 2015.
[3]. Xem Điều 14 Hiến pháp năm 2013.
[4]. Xem thêm: Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2015), đoạn 1 khoản 2 Mục III Báo cáo số 870/BC-UBTVQH13 ngày 20/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”.
[5]. Xem thêm: Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13.