1. Khái quát về quản trị công ty
Hiện nay, có khá nhiều quan điểm về quản trị công ty, tuy nhiên, có thể hiểu một cách khái quát, quản trị công ty là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty”[1]. Từ góc độ bên ngoài, quản trị công ty được hiểu là việc cân bằng mối quan hệ giữa công ty với những bên có quyền lợi liên quan như người lao động hay với các cơ quan chức năng như thuế, quản lý thị trường, chính quyền và cộng đồng sở tại...[2]. Để quản trị công ty hiệu quả, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đưa ra sáu nguyên tắc bao gồm: (i) Bảo đảm cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả; (ii) Quyền của cổ đông, đối xử công bằng với cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản; (iii) Các nhà đầu tư tổ chức, thị trường chứng khoán và các trung gian khác; (iv) Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty; (v) Công bố thông tin và tính minh bạch; (vi) Trách nhiệm của Hội đồng quản trị[3]. Các bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD được Hội đồng Bộ trưởng OECD phê chuẩn lần đầu vào năm 1999 và từ đó trở thành chuẩn mực quốc tế cho các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, công ty và các bên có quyền lợi liên quan khác trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, Luật Doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống các quy định và pháp luật liên quan đến công tác quản trị công ty tại Việt Nam. Luật Công ty được xây dựng và ban hành vào năm 1990, đây là thời điểm bắt đầu hình thành hệ thống pháp luật về doanh nghiệp tại Việt Nam. Luật Công ty sau đó được thay thế bởi các luật như Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Doanh nghiệp năm 2020. Luật Doanh nghiệp chính là cơ sở pháp lý cho hoạt động của công ty cổ phẩn. Theo đó, công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: (i) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; (ii) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; (iii) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; (iv) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020[4].
Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) và sau này được thay thế bởi Luật Chứng khoán năm 2019 được áp dụng cho các Công ty đại chúng trong đó bao gồm cả các công ty niêm yết. Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây: (i) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ; (ii) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Chứng khoán năm 2019. Trên cơ sở các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn được ban hành trong đó có quy định về quản trị công ty, đó là Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng; Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06/6/2017 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng và hiện tại là quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (Nghị định số 155/2020/NĐ-CP).
Theo các văn bản này thì quản trị công ty là hệ thống các nguyên tắc, bao gồm: (i) Đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý; (ii) Đảm bảo hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; (iii) Đảm bảo quyền lợi của cổ đông và những người có liên quan; (iv) Đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông; (v) Công khai minh bạch mọi hoạt động của công ty[5]. Quy chế nội bộ về quản trị công ty được Hội đồng quản trị xây dựng, trình Đại hội đồng cổ đông thông qua. Quy chế nội bộ về quản trị công ty không được trái với quy định của pháp luật và điều lệ công ty[6]. Công ty đại chúng tham chiếu mẫu Quy chế nội bộ về quản trị công ty tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 116/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP để xây dựng Quy chế nội bộ về quản trị công ty, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Nghị định số 155/2020/NĐ-CP, Điều lệ công ty và quy định khác của pháp luật có liên quan[7]. Các quy định của pháp luật Việt Nam về cơ bản có nhiều điểm tiến bộ, phù hợp với các nội dung của Bộ nguyên tắc quản trị công ty mà OECD đưa ra cũng như các quy định của pháp luật quốc tế. Điều này cho thấy sự phát triển cũng như thay đổi tư duy trong việc xây dựng các văn bản pháp luật hiện nay.
2. Một số bất cập trong quy định của pháp luật về quản trị công ty cổ phần
2.1. Về việc đảm bảo quyền lợi của cổ đông
Cổ đông là “cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần”[8], cổ đông có các quyền sau: (i) Nhóm các quyền liên quan đến quản lý, điều hành trong công ty cổ phần; (ii) Nhóm các quyền về kinh tế; (iii) Nhóm quyền về kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty cổ phần; (iv) Nhóm quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong nội bộ công ty cổ phần[9]. Quyền của cổ đông là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất để bảo vệ cổ đông, là phương tiện để cổ đông có thể sử dụng để bảo vệ mình. Những yếu tố khác như cơ chế kiểm soát bên trong thông qua cấu trúc quản trị nội bộ hay cơ chế kiểm soát bên ngoài và thiết chế bảo đảm thực thi pháp luật là những yếu tố bổ trợ, là điều kiện cho các quyền của cổ đông được thực thi nhằm bảo vệ cổ đông[10]. Tuy nhiên, các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn chưa thực sự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số.
Một là, về quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong hai trường hợp sau đây: (i) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao; (ii) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty. Quy định này kế thừa nội dung tại Điều 114 Luật Doanh nghiệp năm 2014, tuy nhiên cả hai văn bản này đều không quy định cụ thể thế nào là “vi phạm nghiêm trọng” quyền của cổ đông. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của cổ đông, các văn bản hướng dẫn thi hành cần quy định rõ thế nào là vi phạm nghiêm trọng, trong những trường hợp nào thì Hội đồng quản trị đã “vi phạm nghiêm trọng” quyền của cổ đông để từ đó cổ đông có cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mặt khác, việc quy định cụ thể những vi phạm nghiêm trọng của Hội đồng quản trị để cổ đông có thể triệu tập Đại hội đồng cổ đông nêu trên cũng chính là mức giới hạn cho các nhà quản lý, thành viên Hội đồng quản trị trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Hai là, về quyền khởi kiện: Theo quy định tại khoản 1 Điều 166 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần phổ thông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để yêu cầu hoàn trả lợi ích hoặc bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc người khác trong trường hợp sau đây: (i) Vi phạm trách nhiệm của người quản lý công ty theo quy định tại Điều 165 của Luật này; (ii) Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không kịp thời hoặc thực hiện trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị đối với quyền và nghĩa vụ được giao; (iii) Lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; (iv) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành chưa tạo những điều kiện thuận lợi nhất để cổ đông thực hiện quyền khởi kiện hay trình tự thủ tục khởi kiện hiện nay còn nhiều phức tạp, tốn kém về thời gian và tiền bạc của các cổ đông.
Ba là, về quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị: Khoản 4 Điều 153 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định cổ đông của công ty có quyền yêu cầu Tòa án đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị khi nghị quyết, quyết định này trái quy định của pháp luật, trái với nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty. Tuy nhiên, khác với việc yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông[11], Luật Doanh nghiệp năm 2020 lại không có quy định về thời hạn để cổ đông yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng quản trị. Đây là một lỗ hổng pháp lý có thể ảnh hưởng đến việc bảo vệ lợi ích của cổ đông. Chính vì vậy, tác giả đề xuất sửa khoản 4 Điều 153 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau: “4. Trường hợp nghị quyết, quyết định do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên tán thành thông qua nghị quyết, quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về nghị quyết, quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua nghị quyết, quyết định nêu trên được miễn trừ trách nhiệm. Trường hợp này, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nghị quyết, quyết định Hội đồng quản trị được thông qua, cổ đông của công ty có quyền yêu cầu Tòa án đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ nghị quyết, quyết định nêu trên”[12].
Bốn là, về quyền yêu cầu hủy nghị quyết Đại hội đồng cổ đông: Một cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của một công ty được tổ chức công phu, đầy đủ thành phần, các tài liệu được công khai rõ ràng, thế nhưng hai năm sau đó các quyết định của Đại hội đồng cổ đông dù đã được 100% cổ đông tham dự thông qua lại bị tòa án hai cấp xét xử tuyên hủy, bởi có một cổ đông là cá nhân vừa mãn hạn tù chiếm dưới 1% tổng số cổ phần nộp đơn yêu cầu hủy. Một trong hai lý do mà Tòa án hai cấp chấp nhận đơn yêu cầu hủy là Đại hội đồng cổ đông của công ty đã gộp các vấn đề cần thông qua trong cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông để biểu quyết một lần thay vì phải biểu quyết từng vấn đề theo quy định của luật[13]. Tình huống này cho thấy, việc công ty này không tuân thủ đúng thủ tục tiến hành lấy kiến biểu quyết có thể là nguyên nhân khiến cho nghị quyết Đại hội đồng cổ đông mặc dù đã được các cổ đông thống nhất thông qua vẫn bị tuyên hủy.
Từ Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và gần đây là Luật Doanh nghiệp 2020, các nhà làm luật đều yêu cầu rất cao về trình tự, thủ tục tổ chức Đại hội đồng cổ đông. Theo đó, người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Thông báo mời họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; tên, địa chỉ liên lạc của cổ đông, thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối với người dự họp. Thông báo mời họp được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của cổ đông và đăng trên trang thông tin điện tử của công ty; trường hợp công ty xét thấy cần thiết thì đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương theo quy định của Điều lệ công ty. Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng quy định rõ thông báo mời họp phải được gửi kèm theo các tài liệu sau đây: (i) Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp; (ii) Phiếu biểu quyết. Trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi tài liệu họp kèm theo thông báo mời họp quy định tại khoản 3 Điều này có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty. Trường hợp này, thông báo mời họp phải ghi rõ nơi, cách thức tải tài liệu[14]. Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng quy định rõ việc thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông, thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, hình thức thông qua nghị quyết và những điều kiện cụ thể để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua[15].
Theo đó, khoản 5 Điều 146 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rõ: “Đại hội đồng cổ đông thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình. Việc biểu quyết được tiến hành bằng biểu quyết tán thành, không tán thành và không có ý kiến. Kết quả kiểm phiếu được chủ tọa công bố ngay trước khi bế mạc cuộc họp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Thực tế, các doanh nghiệp đã vận dụng bằng cách dồn các vấn đề cần biểu quyết trên một phiếu, nhưng vẫn bảo đảm các lựa chọn để các cổ đông biểu quyết từng vấn đề, cách làm này không phù hợp quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 nhưng với nội dung tại khoản 5 Điều 146 nêu trên thì Luật Doanh nghiệp 2020 đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi bổ sung nội dung “ngoại trừ trường hợp Điều lệ công ty cho phép”.
Sau cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, một lần nữa, công ty có nghĩa vụ gửi các tài liệu của cuộc họp đến tất cả các cổ đông bằng nhiều phương thức như gửi bảo đảm qua đường bưu điện; gửi e-mail; công bố trên trang thông tin điện tử của công ty và gọi điện thoại… Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, công ty không nhận được phản hồi của cổ đông, không liên lạc được với cổ đông và thư mời họp bị bưu điện trả lại do không có người nhận. Vậy trong trường hợp này, công ty có được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ đối với cổ đông hay không? Nội dung này chưa có hướng dẫn rõ ràng nên vẫn xảy ra những tình huống bất cập trên thực tế.
Bên cạnh đó, hiện nay, quy định về cách tính thời hiệu để yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông cũng nảy sinh một số bất cập. Theo đó, hiện nay, Điều 151 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết hoặc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây: (i) Trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 152 của Luật này; (ii) Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty. Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc, nếu công ty bỏ quên hoặc sơ sót trong việc gửi nghị quyết Đại hội đồng cổ đông cho một cổ đông nào đó thì cổ đông này vào bất kỳ thời điểm nào trong tương lai vẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hủy nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, chỉ cần thời điểm yêu cầu Tòa án nằm trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cổ đông nhận được nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
Quy định thời hiệu hủy nghị quyết Đại hội đồng cổ đông như vậy sẽ làm phát sinh gánh nặng lưu trữ vô thời hạn tài liệu Đại hội đồng cổ đông, bằng chứng để chứng minh việc công ty đã gửi tài liệu cho tất cả cổ đông. Đồng thời, cũng tạo ra cơ hội để các cổ đông ở một thời điểm nào đó do bất đồng quan điểm trong quản lý và phát triển công ty quyết định nộp đơn để yêu cầu Tòa án tuyên hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong quá khứ.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 152 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì trường hợp có cổ đông, nhóm cổ đông yêu cầu Tòa án hoặc trọng tài hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 151 của Luật này, nghị quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi quyết định hủy bỏ nghị quyết đó của Tòa án, trọng tài có hiệu lực, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, theo quy định trên, mặc dù nghị quyết Đại hội đồng cổ đông vẫn duy trì hiệu lực từ lúc được ban hành cho đến khi quyết định hủy bỏ nghị quyết đó của Tòa án, trọng tài có hiệu lực, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Thế nhưng, việc có cổ đông yêu cầu tuyên hủy nghị quyết Đại hội đồng cổ đông có thể ảnh hưởng đến sự ổn định về bộ máy quản lý vận hành, chiến lược phát triển của công ty. Nhất là trong trường hợp các nội dung của nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bị hủy bỏ có liên quan đến việc bầu thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát thì công ty dễ rơi vào tình huống có một khoảng trống về đội ngũ quản lý trong một khoảng thời gian vì luật hiện hành chưa có quy định nào xác định thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát trong trường hợp này thuộc về ai. Việc bầu thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát mới để thay thế cho các thành viên đã được bầu theo nghị quyết đã bị hủy bỏ phải chờ đến khi Đại hội đồng cổ đông gần nhất được tổ chức quyết định và như vậy, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty và lợi ích chung của các cổ đông. Chính vì vậy, để khắc phục những bất cập nêu trên, theo tác giả, nên sửa Điều 151 Luật Doanh nghiệp năm 2020 theo hướng như sau: “Điều 151. Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông: Trong thời hạn 90 ngày kể từ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông có hiệu lực, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây: 1. Trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 152 của Luật này; 2. Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty”.
2.2. Về việc quy định miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có những quyền và nghĩa vụ sau: (i) Quyền kiến nghị với Đại hội đồng cổ đông; (ii) Quyền quyết định các hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty; (iii) Quyền chi phối công tác nhân sự của công ty; (iv) Quyền chi phối bộ máy quản trị của công ty; (v) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty[16]. Nhìn chung, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 về cơ bản đã bao quát hết mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp từ vấn đề vốn, cổ phần, kế hoạch, chiến lược đầu tư, kinh doanh đến hệ thống quản trị, bộ máy quản lý của công ty. Tuy nhiên, về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị vẫn phát sinh bất cập, cụ thể:
Theo quy định tại Điều 160 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị thì Đại hội đồng cổ đông miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp sau đây: (i) Không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 155 của Luật này; (ii) Có đơn từ chức và được chấp thuận; (iii) Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty. Đại hội đồng cổ đông bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp sau đây: (i) Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng; (ii) Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty. Khi xét thấy cần thiết, Đại hội đồng cổ đông quyết định thay thế thành viên Hội đồng quản trị; miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị ngoài trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 160 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã xác định rõ trường hợp thành viên Hội đồng quản trị có đơn từ chức và được chấp thuận thì Đại hội đồng cổ đông tiến hành miễn nhiệm, chứ thành viên Hội đồng quản trị không đương nhiên mất tư cách thành viên khi chỉ mới có đơn từ chức. Tuy nhiên, ở đây lại phát sinh vấn đề chủ thể nào “chấp thuận” đơn từ chức này. Nhìn từ logic các bước tại Điều 160 Luật Doanh nghiệp năm 2020 kể trên, có thể hiểu, Hội đồng quản trị sẽ là chủ thể chấp nhận đơn từ chức và Đại hội đồng cổ đông sẽ miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị. Nếu so sánh Điều 156 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 160 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Luật Doanh nghiệp năm 2020 tiến bộ hơn rất nhiều. Bởi, với cách liệt kê tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, Đại hội đồng cổ đông mặc dù là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong công ty nhưng nếu muốn miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, đặc biệt là khi thành viên này không gây ra lỗi gì là một điều gần như bất khả thi. Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã sửa chữa khiếm khuyết này khi đưa ra giải pháp quy định tại khoản 3 Điều 160 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau: “Khi xét thấy cần thiết, Đại hội đồng cổ đông quyết định thay thế thành viên Hội đồng quản trị; miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị ngoài trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”. Tuy nhiên, trường hợp nào được cho là “cần thiết” thì chưa được làm sáng tỏ, vì vậy, theo tác giả, khoản 3 Điều 160 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có thể được sửa lại theo hướng quy định như sau: “Trường hợp thành viên Hội đồng quản trị vi phạm nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại cho công ty thì Đại hội đồng cổ đông quyết định thay thế thành viên Hội đồng quản trị; miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị”.
2.3. Về việc công khai, minh bạch thông tin trong công ty cổ phần
Tính minh bạch luôn được đề cập đến một cách rộng rãi trong thông lệ quốc tế như một tiêu chí hàng đầu để đánh giá kỷ luật và hiệu quả quản trị của bất kỳ một cơ quan tổ chức nói chung và trong quản trị công ty nói riêng[17]. Nguyên tắc này được OECD giải thích là “khuôn khổ quản trị công ty phải đảm bảo việc công bố thông tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và quản trị công ty”[18]. Trong công ty cổ phần, vấn đề công khai và minh bạch thông tin là nghĩa vụ của lãnh đạo công ty, các vấn đề này cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời và chính xác.
Theo quy định tại Điều 176 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì công ty cổ phần có trách nhiệm công khai thông tin. Theo đó, công ty cổ phần phải gửi báo cáo tài chính hằng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán và quy định khác của pháp luật có liên quan. Công ty cổ phần phải công bố trên trang thông tin điện tử của mình thông tin như Điều lệ công ty; sơ yếu lý lịch, trình độ học vấn và kinh nghiệm nghề nghiệp của các thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty; Báo cáo tài chính hằng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua; Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động hằng năm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Đối với công ty cổ phần không phải là công ty niêm yết phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty có trụ sở chính chậm nhất là 03 ngày làm việc sau khi có thông tin hoặc có thay đổi các thông tin về họ, tên, quốc tịch, số Hộ chiếu, địa chỉ liên lạc, số cổ phần và loại cổ phần của cổ đông là cá nhân nước ngoài; tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số cổ phần và loại cổ phần của cổ đông là tổ chức nước ngoài và họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ liên lạc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài.
Công ty đại chúng thực hiện công bố, công khai thông tin theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Công ty cổ phần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 công bố, công khai thông tin theo quy định tại các điểm a, c, đ và g khoản 1 Điều 109 và Điều 110 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Mặc dù, Luật Doanh nghiệp có những quy định liên quan tới việc thực hiện công bố, công khai thông tin nhưng thực tế cho thấy hàng loạt các vụ đại án liên quan các công ty cổ phần niêm yết trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng xảy ra trong những năm gần đây đều có chung sai phạm là kiểm soát nội bộ yếu kém, thiếu minh bạch trong quản lý điều hành. Các bị cáo đều là nhân sự cao cấp như Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các hành vi tham ô, lạm quyền, cố ý làm trái. Có thể nói, những quy định trên của Luật Doanh nghiệp nói chung và Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã có nhiều điểm tiến bộ, tiệm cận với những quy định của pháp luật quốc tế về công khai, minh bạch các hoạt động của công ty cổ phần. Tuy nhiên, trên thực tế các sai phạm lớn trong hoạt động của các công ty cổ phần liên quan đến tính minh bạch, buông lỏng kiểm soát nội bộ[19] vẫn tiếp tục xảy ra đã cho thấy khoảng cách từ quy định của pháp luật đến thực thi trên thực tế còn khá xa.
Chính vì vậy, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về công khai, minh bạch hóa thông tin trong quản trị công ty để bảo đảm cho sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, mở rộng quyền tiếp cận thông tin cho cổ đông, tăng cường quyền được tiếp cận thông tin, định kỳ hoặc theo yêu cầu đối với mọi cổ đông, không hạn chế về tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty cổ phần, đặc biệt đối với các thông tin về quản lý và giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi của công ty thì còn cần phải có cơ chế và những biện pháp kịp thời để triển khai hiệu quả các quy định của Luật Doanh nghiệp về vấn đề này trên thực tế.
2.4. Về trách nhiệm giải trình
Trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và công bố thông tin là những giá trị cốt lõi luôn song hành với nhau trong một nền quản trị tốt. Theo đó, trách nhiệm giải trình là một tiêu chuẩn xuyên suốt trong các hoạt động của công ty và tập trung vào vai trò của Hội đồng quản trị và những người quản lý. Trách nhiệm giải trình được thể hiện thông qua mức độ minh bạch và công bố thông tin về chiến lược phát triển của công ty, về các hoạt động tài chính, kinh doanh và các vấn đề quan trọng khác liên quan đến sở hữu và quản trị công ty[20].
Tiếp thu các nguyên tắc quản trị công ty của OECD, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định rõ trách nhiệm của người quản lý công ty. Theo đó, Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có trách nhiệm sau đây: (i) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông; (ii) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty; (iii) Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; (iv) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật này; (v) Trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm quy định trên chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba[21].
Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để thực hiện công việc dưới mọi hình thức trong phạm vi công việc kinh doanh của công ty đều phải giải trình bản chất, nội dung của công việc đó trước Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và chỉ được thực hiện khi được đa số thành viên còn lại của Hội đồng quản trị chấp thuận; nếu thực hiện mà không khai báo hoặc không được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị thì tất cả thu nhập có được từ hoạt động đó thuộc về công ty[22].
Trên thực tiễn, do coi nhẹ trách nhiệm giải trình nên một số cơ quan chức năng thường lơ là trong vai trò kiểm soát việc tuân thủ pháp luật của bộ máy quản lý công ty, bản thân các cổ đông và người có liên quan cũng thiếu quan tâm đến thực thi tính minh bạch và công bố thông tin của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc điều hành[23]. Hiện nay, các hành vi gian lận và thao túng trong công ty cổ phần, thao túng thị trường chứng khoán, sai phạm trong huy động trái phiếu doanh nghiệp[24]... vẫn đang diễn biến phức tạp. Điều đó sẽ gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và niềm tin cho cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan đến lợi ích nên việc Nhà nước luật hóa hay ban hành các chính sách pháp luật cụ thể để điều chỉnh vấn đề này là hết sức cấp bách trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế. Các quốc gia khác cũng đã trải qua những vấn đề về quản trị công ty tương tự như ở nước ta trong những năm vừa qua như Hoa Kỳ[25], Cộng hoà Liên bang Đức[26]… vì vậy, có thể tiếp tục nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp về quản trị công ty.
Báo cáo tổng kết về tình hình quản trị công ty của các tổ chức tham gia Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết Việt Nam các năm gần đây[27] cũng cho thấy, các doanh nghiệp niêm yết có điểm quản trị công ty, đồng thời ghi nhận các tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên tài sản (ROA) và hệ số giá trên lợi nhuận cổ phiếu (P/E) cao. Điều này phần nào phản ánh mối tương quan giữa quản trị tốt và kết quả tài chính tốt và đây là những yếu tố mà nhà đầu tư rất quan tâm. Đây là lý do những doanh nghiệp đứng top đầu giải quản trị công ty tốt nhất trong những năm qua đều là những công ty có kết quả hoạt động kinh doanh tích cực. Thực tế trên cho thấy, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của công ty cổ phần thì chính bản thân các công ty cổ phần cũng phải nhận thức rõ tầm quan trọng của quản trị công ty để xây dựng bản Quy chế nội bộ về quản trị công ty, đồng thời thay đổi tư duy, nhận thức về vấn đề này để có thể quản trị tốt công ty, xây dựng công ty mình ngày càng phát triển.
Hiện nay, có khá nhiều quan điểm về quản trị công ty, tuy nhiên, có thể hiểu một cách khái quát, quản trị công ty là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty”[1]. Từ góc độ bên ngoài, quản trị công ty được hiểu là việc cân bằng mối quan hệ giữa công ty với những bên có quyền lợi liên quan như người lao động hay với các cơ quan chức năng như thuế, quản lý thị trường, chính quyền và cộng đồng sở tại...[2]. Để quản trị công ty hiệu quả, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đưa ra sáu nguyên tắc bao gồm: (i) Bảo đảm cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả; (ii) Quyền của cổ đông, đối xử công bằng với cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản; (iii) Các nhà đầu tư tổ chức, thị trường chứng khoán và các trung gian khác; (iv) Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty; (v) Công bố thông tin và tính minh bạch; (vi) Trách nhiệm của Hội đồng quản trị[3]. Các bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD được Hội đồng Bộ trưởng OECD phê chuẩn lần đầu vào năm 1999 và từ đó trở thành chuẩn mực quốc tế cho các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, công ty và các bên có quyền lợi liên quan khác trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, Luật Doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống các quy định và pháp luật liên quan đến công tác quản trị công ty tại Việt Nam. Luật Công ty được xây dựng và ban hành vào năm 1990, đây là thời điểm bắt đầu hình thành hệ thống pháp luật về doanh nghiệp tại Việt Nam. Luật Công ty sau đó được thay thế bởi các luật như Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Doanh nghiệp năm 2020. Luật Doanh nghiệp chính là cơ sở pháp lý cho hoạt động của công ty cổ phẩn. Theo đó, công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: (i) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; (ii) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; (iii) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; (iv) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020[4].
Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) và sau này được thay thế bởi Luật Chứng khoán năm 2019 được áp dụng cho các Công ty đại chúng trong đó bao gồm cả các công ty niêm yết. Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây: (i) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ; (ii) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Chứng khoán năm 2019. Trên cơ sở các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn được ban hành trong đó có quy định về quản trị công ty, đó là Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng; Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06/6/2017 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng và hiện tại là quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (Nghị định số 155/2020/NĐ-CP).
Theo các văn bản này thì quản trị công ty là hệ thống các nguyên tắc, bao gồm: (i) Đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý; (ii) Đảm bảo hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; (iii) Đảm bảo quyền lợi của cổ đông và những người có liên quan; (iv) Đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông; (v) Công khai minh bạch mọi hoạt động của công ty[5]. Quy chế nội bộ về quản trị công ty được Hội đồng quản trị xây dựng, trình Đại hội đồng cổ đông thông qua. Quy chế nội bộ về quản trị công ty không được trái với quy định của pháp luật và điều lệ công ty[6]. Công ty đại chúng tham chiếu mẫu Quy chế nội bộ về quản trị công ty tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 116/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP để xây dựng Quy chế nội bộ về quản trị công ty, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Nghị định số 155/2020/NĐ-CP, Điều lệ công ty và quy định khác của pháp luật có liên quan[7]. Các quy định của pháp luật Việt Nam về cơ bản có nhiều điểm tiến bộ, phù hợp với các nội dung của Bộ nguyên tắc quản trị công ty mà OECD đưa ra cũng như các quy định của pháp luật quốc tế. Điều này cho thấy sự phát triển cũng như thay đổi tư duy trong việc xây dựng các văn bản pháp luật hiện nay.
2. Một số bất cập trong quy định của pháp luật về quản trị công ty cổ phần
2.1. Về việc đảm bảo quyền lợi của cổ đông
Cổ đông là “cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần”[8], cổ đông có các quyền sau: (i) Nhóm các quyền liên quan đến quản lý, điều hành trong công ty cổ phần; (ii) Nhóm các quyền về kinh tế; (iii) Nhóm quyền về kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty cổ phần; (iv) Nhóm quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong nội bộ công ty cổ phần[9]. Quyền của cổ đông là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất để bảo vệ cổ đông, là phương tiện để cổ đông có thể sử dụng để bảo vệ mình. Những yếu tố khác như cơ chế kiểm soát bên trong thông qua cấu trúc quản trị nội bộ hay cơ chế kiểm soát bên ngoài và thiết chế bảo đảm thực thi pháp luật là những yếu tố bổ trợ, là điều kiện cho các quyền của cổ đông được thực thi nhằm bảo vệ cổ đông[10]. Tuy nhiên, các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn chưa thực sự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số.
Một là, về quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong hai trường hợp sau đây: (i) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao; (ii) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty. Quy định này kế thừa nội dung tại Điều 114 Luật Doanh nghiệp năm 2014, tuy nhiên cả hai văn bản này đều không quy định cụ thể thế nào là “vi phạm nghiêm trọng” quyền của cổ đông. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của cổ đông, các văn bản hướng dẫn thi hành cần quy định rõ thế nào là vi phạm nghiêm trọng, trong những trường hợp nào thì Hội đồng quản trị đã “vi phạm nghiêm trọng” quyền của cổ đông để từ đó cổ đông có cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mặt khác, việc quy định cụ thể những vi phạm nghiêm trọng của Hội đồng quản trị để cổ đông có thể triệu tập Đại hội đồng cổ đông nêu trên cũng chính là mức giới hạn cho các nhà quản lý, thành viên Hội đồng quản trị trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Hai là, về quyền khởi kiện: Theo quy định tại khoản 1 Điều 166 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần phổ thông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để yêu cầu hoàn trả lợi ích hoặc bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc người khác trong trường hợp sau đây: (i) Vi phạm trách nhiệm của người quản lý công ty theo quy định tại Điều 165 của Luật này; (ii) Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không kịp thời hoặc thực hiện trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị đối với quyền và nghĩa vụ được giao; (iii) Lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; (iv) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành chưa tạo những điều kiện thuận lợi nhất để cổ đông thực hiện quyền khởi kiện hay trình tự thủ tục khởi kiện hiện nay còn nhiều phức tạp, tốn kém về thời gian và tiền bạc của các cổ đông.
Ba là, về quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị: Khoản 4 Điều 153 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định cổ đông của công ty có quyền yêu cầu Tòa án đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị khi nghị quyết, quyết định này trái quy định của pháp luật, trái với nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty. Tuy nhiên, khác với việc yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông[11], Luật Doanh nghiệp năm 2020 lại không có quy định về thời hạn để cổ đông yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng quản trị. Đây là một lỗ hổng pháp lý có thể ảnh hưởng đến việc bảo vệ lợi ích của cổ đông. Chính vì vậy, tác giả đề xuất sửa khoản 4 Điều 153 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau: “4. Trường hợp nghị quyết, quyết định do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên tán thành thông qua nghị quyết, quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về nghị quyết, quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua nghị quyết, quyết định nêu trên được miễn trừ trách nhiệm. Trường hợp này, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nghị quyết, quyết định Hội đồng quản trị được thông qua, cổ đông của công ty có quyền yêu cầu Tòa án đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ nghị quyết, quyết định nêu trên”[12].
Bốn là, về quyền yêu cầu hủy nghị quyết Đại hội đồng cổ đông: Một cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của một công ty được tổ chức công phu, đầy đủ thành phần, các tài liệu được công khai rõ ràng, thế nhưng hai năm sau đó các quyết định của Đại hội đồng cổ đông dù đã được 100% cổ đông tham dự thông qua lại bị tòa án hai cấp xét xử tuyên hủy, bởi có một cổ đông là cá nhân vừa mãn hạn tù chiếm dưới 1% tổng số cổ phần nộp đơn yêu cầu hủy. Một trong hai lý do mà Tòa án hai cấp chấp nhận đơn yêu cầu hủy là Đại hội đồng cổ đông của công ty đã gộp các vấn đề cần thông qua trong cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông để biểu quyết một lần thay vì phải biểu quyết từng vấn đề theo quy định của luật[13]. Tình huống này cho thấy, việc công ty này không tuân thủ đúng thủ tục tiến hành lấy kiến biểu quyết có thể là nguyên nhân khiến cho nghị quyết Đại hội đồng cổ đông mặc dù đã được các cổ đông thống nhất thông qua vẫn bị tuyên hủy.
Từ Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và gần đây là Luật Doanh nghiệp 2020, các nhà làm luật đều yêu cầu rất cao về trình tự, thủ tục tổ chức Đại hội đồng cổ đông. Theo đó, người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Thông báo mời họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; tên, địa chỉ liên lạc của cổ đông, thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối với người dự họp. Thông báo mời họp được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của cổ đông và đăng trên trang thông tin điện tử của công ty; trường hợp công ty xét thấy cần thiết thì đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương theo quy định của Điều lệ công ty. Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng quy định rõ thông báo mời họp phải được gửi kèm theo các tài liệu sau đây: (i) Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp; (ii) Phiếu biểu quyết. Trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi tài liệu họp kèm theo thông báo mời họp quy định tại khoản 3 Điều này có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty. Trường hợp này, thông báo mời họp phải ghi rõ nơi, cách thức tải tài liệu[14]. Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng quy định rõ việc thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông, thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, hình thức thông qua nghị quyết và những điều kiện cụ thể để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua[15].
Theo đó, khoản 5 Điều 146 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rõ: “Đại hội đồng cổ đông thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình. Việc biểu quyết được tiến hành bằng biểu quyết tán thành, không tán thành và không có ý kiến. Kết quả kiểm phiếu được chủ tọa công bố ngay trước khi bế mạc cuộc họp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Thực tế, các doanh nghiệp đã vận dụng bằng cách dồn các vấn đề cần biểu quyết trên một phiếu, nhưng vẫn bảo đảm các lựa chọn để các cổ đông biểu quyết từng vấn đề, cách làm này không phù hợp quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 nhưng với nội dung tại khoản 5 Điều 146 nêu trên thì Luật Doanh nghiệp 2020 đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi bổ sung nội dung “ngoại trừ trường hợp Điều lệ công ty cho phép”.
Sau cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, một lần nữa, công ty có nghĩa vụ gửi các tài liệu của cuộc họp đến tất cả các cổ đông bằng nhiều phương thức như gửi bảo đảm qua đường bưu điện; gửi e-mail; công bố trên trang thông tin điện tử của công ty và gọi điện thoại… Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, công ty không nhận được phản hồi của cổ đông, không liên lạc được với cổ đông và thư mời họp bị bưu điện trả lại do không có người nhận. Vậy trong trường hợp này, công ty có được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ đối với cổ đông hay không? Nội dung này chưa có hướng dẫn rõ ràng nên vẫn xảy ra những tình huống bất cập trên thực tế.
Bên cạnh đó, hiện nay, quy định về cách tính thời hiệu để yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông cũng nảy sinh một số bất cập. Theo đó, hiện nay, Điều 151 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết hoặc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây: (i) Trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 152 của Luật này; (ii) Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty. Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc, nếu công ty bỏ quên hoặc sơ sót trong việc gửi nghị quyết Đại hội đồng cổ đông cho một cổ đông nào đó thì cổ đông này vào bất kỳ thời điểm nào trong tương lai vẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hủy nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, chỉ cần thời điểm yêu cầu Tòa án nằm trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cổ đông nhận được nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
Quy định thời hiệu hủy nghị quyết Đại hội đồng cổ đông như vậy sẽ làm phát sinh gánh nặng lưu trữ vô thời hạn tài liệu Đại hội đồng cổ đông, bằng chứng để chứng minh việc công ty đã gửi tài liệu cho tất cả cổ đông. Đồng thời, cũng tạo ra cơ hội để các cổ đông ở một thời điểm nào đó do bất đồng quan điểm trong quản lý và phát triển công ty quyết định nộp đơn để yêu cầu Tòa án tuyên hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong quá khứ.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 152 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì trường hợp có cổ đông, nhóm cổ đông yêu cầu Tòa án hoặc trọng tài hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 151 của Luật này, nghị quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi quyết định hủy bỏ nghị quyết đó của Tòa án, trọng tài có hiệu lực, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, theo quy định trên, mặc dù nghị quyết Đại hội đồng cổ đông vẫn duy trì hiệu lực từ lúc được ban hành cho đến khi quyết định hủy bỏ nghị quyết đó của Tòa án, trọng tài có hiệu lực, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Thế nhưng, việc có cổ đông yêu cầu tuyên hủy nghị quyết Đại hội đồng cổ đông có thể ảnh hưởng đến sự ổn định về bộ máy quản lý vận hành, chiến lược phát triển của công ty. Nhất là trong trường hợp các nội dung của nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bị hủy bỏ có liên quan đến việc bầu thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát thì công ty dễ rơi vào tình huống có một khoảng trống về đội ngũ quản lý trong một khoảng thời gian vì luật hiện hành chưa có quy định nào xác định thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát trong trường hợp này thuộc về ai. Việc bầu thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát mới để thay thế cho các thành viên đã được bầu theo nghị quyết đã bị hủy bỏ phải chờ đến khi Đại hội đồng cổ đông gần nhất được tổ chức quyết định và như vậy, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty và lợi ích chung của các cổ đông. Chính vì vậy, để khắc phục những bất cập nêu trên, theo tác giả, nên sửa Điều 151 Luật Doanh nghiệp năm 2020 theo hướng như sau: “Điều 151. Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông: Trong thời hạn 90 ngày kể từ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông có hiệu lực, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây: 1. Trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 152 của Luật này; 2. Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty”.
2.2. Về việc quy định miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có những quyền và nghĩa vụ sau: (i) Quyền kiến nghị với Đại hội đồng cổ đông; (ii) Quyền quyết định các hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty; (iii) Quyền chi phối công tác nhân sự của công ty; (iv) Quyền chi phối bộ máy quản trị của công ty; (v) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty[16]. Nhìn chung, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 về cơ bản đã bao quát hết mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp từ vấn đề vốn, cổ phần, kế hoạch, chiến lược đầu tư, kinh doanh đến hệ thống quản trị, bộ máy quản lý của công ty. Tuy nhiên, về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị vẫn phát sinh bất cập, cụ thể:
Theo quy định tại Điều 160 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị thì Đại hội đồng cổ đông miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp sau đây: (i) Không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 155 của Luật này; (ii) Có đơn từ chức và được chấp thuận; (iii) Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty. Đại hội đồng cổ đông bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp sau đây: (i) Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng; (ii) Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty. Khi xét thấy cần thiết, Đại hội đồng cổ đông quyết định thay thế thành viên Hội đồng quản trị; miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị ngoài trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 160 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã xác định rõ trường hợp thành viên Hội đồng quản trị có đơn từ chức và được chấp thuận thì Đại hội đồng cổ đông tiến hành miễn nhiệm, chứ thành viên Hội đồng quản trị không đương nhiên mất tư cách thành viên khi chỉ mới có đơn từ chức. Tuy nhiên, ở đây lại phát sinh vấn đề chủ thể nào “chấp thuận” đơn từ chức này. Nhìn từ logic các bước tại Điều 160 Luật Doanh nghiệp năm 2020 kể trên, có thể hiểu, Hội đồng quản trị sẽ là chủ thể chấp nhận đơn từ chức và Đại hội đồng cổ đông sẽ miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị. Nếu so sánh Điều 156 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 160 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Luật Doanh nghiệp năm 2020 tiến bộ hơn rất nhiều. Bởi, với cách liệt kê tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, Đại hội đồng cổ đông mặc dù là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong công ty nhưng nếu muốn miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, đặc biệt là khi thành viên này không gây ra lỗi gì là một điều gần như bất khả thi. Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã sửa chữa khiếm khuyết này khi đưa ra giải pháp quy định tại khoản 3 Điều 160 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau: “Khi xét thấy cần thiết, Đại hội đồng cổ đông quyết định thay thế thành viên Hội đồng quản trị; miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị ngoài trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”. Tuy nhiên, trường hợp nào được cho là “cần thiết” thì chưa được làm sáng tỏ, vì vậy, theo tác giả, khoản 3 Điều 160 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có thể được sửa lại theo hướng quy định như sau: “Trường hợp thành viên Hội đồng quản trị vi phạm nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại cho công ty thì Đại hội đồng cổ đông quyết định thay thế thành viên Hội đồng quản trị; miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị”.
2.3. Về việc công khai, minh bạch thông tin trong công ty cổ phần
Tính minh bạch luôn được đề cập đến một cách rộng rãi trong thông lệ quốc tế như một tiêu chí hàng đầu để đánh giá kỷ luật và hiệu quả quản trị của bất kỳ một cơ quan tổ chức nói chung và trong quản trị công ty nói riêng[17]. Nguyên tắc này được OECD giải thích là “khuôn khổ quản trị công ty phải đảm bảo việc công bố thông tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và quản trị công ty”[18]. Trong công ty cổ phần, vấn đề công khai và minh bạch thông tin là nghĩa vụ của lãnh đạo công ty, các vấn đề này cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời và chính xác.
Theo quy định tại Điều 176 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì công ty cổ phần có trách nhiệm công khai thông tin. Theo đó, công ty cổ phần phải gửi báo cáo tài chính hằng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán và quy định khác của pháp luật có liên quan. Công ty cổ phần phải công bố trên trang thông tin điện tử của mình thông tin như Điều lệ công ty; sơ yếu lý lịch, trình độ học vấn và kinh nghiệm nghề nghiệp của các thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty; Báo cáo tài chính hằng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua; Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động hằng năm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Đối với công ty cổ phần không phải là công ty niêm yết phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty có trụ sở chính chậm nhất là 03 ngày làm việc sau khi có thông tin hoặc có thay đổi các thông tin về họ, tên, quốc tịch, số Hộ chiếu, địa chỉ liên lạc, số cổ phần và loại cổ phần của cổ đông là cá nhân nước ngoài; tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số cổ phần và loại cổ phần của cổ đông là tổ chức nước ngoài và họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ liên lạc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài.
Công ty đại chúng thực hiện công bố, công khai thông tin theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Công ty cổ phần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 công bố, công khai thông tin theo quy định tại các điểm a, c, đ và g khoản 1 Điều 109 và Điều 110 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Mặc dù, Luật Doanh nghiệp có những quy định liên quan tới việc thực hiện công bố, công khai thông tin nhưng thực tế cho thấy hàng loạt các vụ đại án liên quan các công ty cổ phần niêm yết trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng xảy ra trong những năm gần đây đều có chung sai phạm là kiểm soát nội bộ yếu kém, thiếu minh bạch trong quản lý điều hành. Các bị cáo đều là nhân sự cao cấp như Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các hành vi tham ô, lạm quyền, cố ý làm trái. Có thể nói, những quy định trên của Luật Doanh nghiệp nói chung và Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã có nhiều điểm tiến bộ, tiệm cận với những quy định của pháp luật quốc tế về công khai, minh bạch các hoạt động của công ty cổ phần. Tuy nhiên, trên thực tế các sai phạm lớn trong hoạt động của các công ty cổ phần liên quan đến tính minh bạch, buông lỏng kiểm soát nội bộ[19] vẫn tiếp tục xảy ra đã cho thấy khoảng cách từ quy định của pháp luật đến thực thi trên thực tế còn khá xa.
Chính vì vậy, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về công khai, minh bạch hóa thông tin trong quản trị công ty để bảo đảm cho sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, mở rộng quyền tiếp cận thông tin cho cổ đông, tăng cường quyền được tiếp cận thông tin, định kỳ hoặc theo yêu cầu đối với mọi cổ đông, không hạn chế về tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty cổ phần, đặc biệt đối với các thông tin về quản lý và giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi của công ty thì còn cần phải có cơ chế và những biện pháp kịp thời để triển khai hiệu quả các quy định của Luật Doanh nghiệp về vấn đề này trên thực tế.
2.4. Về trách nhiệm giải trình
Trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và công bố thông tin là những giá trị cốt lõi luôn song hành với nhau trong một nền quản trị tốt. Theo đó, trách nhiệm giải trình là một tiêu chuẩn xuyên suốt trong các hoạt động của công ty và tập trung vào vai trò của Hội đồng quản trị và những người quản lý. Trách nhiệm giải trình được thể hiện thông qua mức độ minh bạch và công bố thông tin về chiến lược phát triển của công ty, về các hoạt động tài chính, kinh doanh và các vấn đề quan trọng khác liên quan đến sở hữu và quản trị công ty[20].
Tiếp thu các nguyên tắc quản trị công ty của OECD, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định rõ trách nhiệm của người quản lý công ty. Theo đó, Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có trách nhiệm sau đây: (i) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông; (ii) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty; (iii) Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; (iv) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật này; (v) Trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm quy định trên chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba[21].
Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để thực hiện công việc dưới mọi hình thức trong phạm vi công việc kinh doanh của công ty đều phải giải trình bản chất, nội dung của công việc đó trước Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và chỉ được thực hiện khi được đa số thành viên còn lại của Hội đồng quản trị chấp thuận; nếu thực hiện mà không khai báo hoặc không được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị thì tất cả thu nhập có được từ hoạt động đó thuộc về công ty[22].
Trên thực tiễn, do coi nhẹ trách nhiệm giải trình nên một số cơ quan chức năng thường lơ là trong vai trò kiểm soát việc tuân thủ pháp luật của bộ máy quản lý công ty, bản thân các cổ đông và người có liên quan cũng thiếu quan tâm đến thực thi tính minh bạch và công bố thông tin của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc điều hành[23]. Hiện nay, các hành vi gian lận và thao túng trong công ty cổ phần, thao túng thị trường chứng khoán, sai phạm trong huy động trái phiếu doanh nghiệp[24]... vẫn đang diễn biến phức tạp. Điều đó sẽ gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và niềm tin cho cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan đến lợi ích nên việc Nhà nước luật hóa hay ban hành các chính sách pháp luật cụ thể để điều chỉnh vấn đề này là hết sức cấp bách trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế. Các quốc gia khác cũng đã trải qua những vấn đề về quản trị công ty tương tự như ở nước ta trong những năm vừa qua như Hoa Kỳ[25], Cộng hoà Liên bang Đức[26]… vì vậy, có thể tiếp tục nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp về quản trị công ty.
Báo cáo tổng kết về tình hình quản trị công ty của các tổ chức tham gia Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết Việt Nam các năm gần đây[27] cũng cho thấy, các doanh nghiệp niêm yết có điểm quản trị công ty, đồng thời ghi nhận các tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên tài sản (ROA) và hệ số giá trên lợi nhuận cổ phiếu (P/E) cao. Điều này phần nào phản ánh mối tương quan giữa quản trị tốt và kết quả tài chính tốt và đây là những yếu tố mà nhà đầu tư rất quan tâm. Đây là lý do những doanh nghiệp đứng top đầu giải quản trị công ty tốt nhất trong những năm qua đều là những công ty có kết quả hoạt động kinh doanh tích cực. Thực tế trên cho thấy, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của công ty cổ phần thì chính bản thân các công ty cổ phần cũng phải nhận thức rõ tầm quan trọng của quản trị công ty để xây dựng bản Quy chế nội bộ về quản trị công ty, đồng thời thay đổi tư duy, nhận thức về vấn đề này để có thể quản trị tốt công ty, xây dựng công ty mình ngày càng phát triển.
Vũ Thị Ngọc Dung
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
[1] IFC - World Bank và Ủy ban Chứng khoán Việt Nam, Cẩm nang quản trị công ty, 2014, tr. 6 - 7.
[2] IFC - World Bank và Ủy ban Chứng khoán Việt Nam, tlđd, tr. 8.
[3] Xem: OECD, Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD, IFC - World Bank 2004, tr. 17 - 24.
[4] Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
[5] Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06/6/2017 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng, văn bản này đã được thay thế bởi Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, tuy nhiên Nghị định số 155/2020/NĐ-CP lại không đưa ra cách giải thích về khái niệm quản trị công ty.
[6] Khoản 2 Điều 270 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
[7] Điều 4 Thông tư số 116/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
[8] Khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
[9] Điều 166 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
[10] Quách Thúy Quỳnh, Quyền của cổ đông thiểu số theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học, tháng 4/2010, tr. 19.
[11] Điều 151 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
[12] PGS. TS. Trần Thăng Long & ThS. Phan Huy Lâm, Các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về cổ đông, hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc công ty cổ phần - một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện, http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/211033/Cac-quy-dinh-cua-Luat-Doanh-nghiep-nam-2020-ve-co-dong--hoi-dong-quan-tri--giam-doc--tong-giam-doc-cong-ty-co-phan---mot-so-bat-cap-va-kien-nghi-hoan-thien.html, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 02+03 (450+451), tháng 02/2022.
[13] Luật sư Nguyễn Thùy Dung, Luật sư Lê Trọng Thêm, Hủy nghị quyết Đại hội đồng cổ đông - Tình huống không ngờ đối với cổ đông lớn, https://thesaigontimes.vn/huy-nghi-quyet-dai-hoi-dong-co-dong-tinh-huong-khong-ngo-doi-voi-co-dong-lon/, truy cập ngày 15/4/2022.
[14] Điều 143 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
[15] Xem: Điều 144 đến Điều 148 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
[16] Khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
[17] TS. Phan Thị Thanh Thuỷ, Bàn về tính minh bạch trong quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam, http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/206802/Ban-ve-tinh-minh-bach-trong-quan-tri-cong-ty-co-phan-o-Viet-Nam.html, truy cập ngày 16/02/2022.
[18] OECD, Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD, tlđd, tr. 22.
[19] Khoản 1 Điều 39 Luật Kế toán năm 2015 đưa ra khái niệm kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
[20] TS. Phan Thị Thanh Thuý, Trách nhiệm giải trình trong quản trị công ty ở Việt Nam: Từ lý luận đến thực tiễn. http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/207141/Trach-nhiem-giai-trinh-trong-quan-tri-cong-ty-o-Viet-Nam--tu-ly-luan-den-thuc-tien.html, truy cập ngày 03/3/2022.
[21] Điều 165 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
[22] Khoản 5 Điều 164 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về trách nhiệm công khai các lợi ích liên quan.
[23] TS. Phan Thị Thanh Thuý, Trách nhiệm giải trình trong quản trị công ty ở Việt Nam: Từ lý luận đến thực tiễn. http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/207141/Trach-nhiem-giai-trinh-trong-quan-tri-cong-ty-o-Viet-Nam--tu-ly-luan-den-thuc-tien.html, truy cập ngày 03/3/2022.
[24] Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Luật SBLAW cho biết: Quy định phát hành trái phiếu riêng lẻ hiện nay tương đối có lợi cho các doanh nghiệp, nhưng cần có biện pháp giám sát của chính các tổ chức liên quan. Đơn cử như cần có sự tham gia của các tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm trong hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ ra công chúng. Vì vậy, để lấp những “lỗ hổng” pháp lý hiện nay chúng ta có thể cập nhật, xem xét những hình thức xử lý vi phạm trên thế giới để áp dụng với Việt Nam. Văn Giáp, Hiến kế lấp “lỗ hổng” pháp lý trên thị trường chứng khoán,
https://bnews.vn/hien-ke-lap-lo-hong-phap-ly-tren-thi-truong-chung-khoan/240462.html, truy cập ngày 16/4/2022.
https://bnews.vn/hien-ke-lap-lo-hong-phap-ly-tren-thi-truong-chung-khoan/240462.html, truy cập ngày 16/4/2022.
[25] Sau sự phá sản của tập đoàn năng lượng đình đám Enron năm 2001 với những hệ luy trầm trọng về kinh tế - xã hội, Hạ viện Hoa Kỳ đang tiếp tục đưa ra một dự thảo luật có tên Luật Minh bạch trong Quản trị công ty năm 2017 (Corporate Transparency Act of 2017 - H.R. 3089) yêu cầu thực thi nghiêm ngặt tính minh bạch và công bố thông tin trong quản trị công ty, để phòng tránh và hạn chế các giao dịch tư lợi và bất minh. Dự thảo đạo luật H.R.3089 - Corporate Transparency Act of 2017 ngày 28/6/2017 của Hạ viện Hoa Kỳ tại https://www.congress.gov/bill/115th-congress/house-bill/3089/text, truy cập ngày 02/10/2017.
[26] Luật Công ty cổ phần (German law on stock corporations - AktG) và Luật Cùng quyết định 1976 (German Codetermination Act 1976). Carsten Jungmann (2007),The Effectiveness of Corporate Governance in One-Tier and Two-Tier Board Systems – Evidence from the UK and Germany;tlđd; tr. 452 - 457.
[27] https://www.aravietnam.vn/, truy cập ngày 02/10/2021.