1. Đặt vấn đề
Trong hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM), hoạt động cấp tín dụng đóng vai trò quan trọng. Bởi đây là một trong những nguồn tạo ra lợi nhuận lớn cho NHTM và lợi nhuận là mục tiêu kinh doanh chính mà các NHTM đặt ra. Chính vì vậy, khi giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng (HĐTD), các NHTM luôn thỏa thuận một tỷ lệ % tiền lãi nhất định. Mức lãi này phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên theo từng loại vay tương ứng. Ngoài ra, mức lãi suất còn phụ thuộc vào biên độ giữa mức lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, khoản chênh lệch càng cao thì lợi nhuận mang lại càng nhiều. Việc thu về lợi nhuận không chỉ nhằm mục đích bù đắp chi phí kinh doanh mà còn nhằm bù đắp những rủi ro có thể xảy ra cho NHTM và cũng có thể là rủi ro của người gửi tiết kiệm. Như vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng đối với các bên tham gia HĐTD. Nếu có một cơ chế lãi suất đúng đắn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các bên tham gia giao kết, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong xã hội. Ngược lại, cơ chế lãi suất biến động đột ngột và liên tục, chưa phù hợp với nhu cầu thực tế sẽ gây nhiều khó khăn trong hoạt động tín dụng.
2. Quy định pháp luật về lãi suất cho vay của hợp đồng tín dụng kinh doanh và những hạn chế
2.1. Quy định pháp luật về lãi suất của hợp đồng tín dụng kinh doanh
Dù giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và các tranh chấp phát sinh từ HĐTD kinh doanh ngày một nhiều, ảnh hưởng lớn đến các chủ thể nhưng cho đến nay ở Việt Nam, chưa có quy định pháp luật cụ thể giải thích khái niệm HĐTD kinh doanh. Với đặc điểm của chủ thể tham gia là các NHTM và bên được cấp tín dụng là các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh, nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh với mục đích sinh lợi. Từ đó, có thể hiểu HĐTD kinh doanh là sự thoả thuận bằng văn bản giữa một bên là NHTM (bên cấp tín dụng) với bên còn lại là tổ chức, cá nhân kinh doanh (bên được cấp tín dụng) khi thoả mãn điều kiện luật định. Bên cấp tín dụng, cấp cho bên được cấp tín dụng một khoản tiền theo thời hạn đã thoả thuận, hết thời hạn này bên được cấp tín dụng phải hoàn trả cả tiền gốc và tiền lãi.
Hiện nay, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khác hàng (Thông tư số 39/2016/TT-NHNN) nhưng không nêu khái niệm lãi suất. Song, có thể căn cứ vào Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17/5/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy định phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng (Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN), thì lãi suất được hiểu là: “Khoản tiền bên vay, huy động vốn hoặc bên thuê trả cho bên cho vay, đầu tư chứng khoán, gửi tiền hoặc bên cho thuê về việc sử dụng vốn vay, vốn huy động hoặc tài sản cho thuê. Lãi được tính toán căn cứ vào số vốn, thời gian sử dụng vốn và lãi suất”[1]. Như vậy, lãi là khoản giá trị chênh lệch mà bên cấp tín dụng được hưởng, là khoản doi ra so với giá trị được chuyển giao lúc đầu. Khoản lãi mà bên cấp tín dụng được nhận là một phần tạo nên lợi nhuận trong hoạt động kinh tế. Vì thế khi giao kết HĐTD, các bên đều có thỏa thuận về điều khoản lãi suất và phương thức tính lãi. Hiện nay, lãi suất cho vay của HĐTD nói chung bao gồm lãi suất cho vay trong hạn và lãi suất cho vay quá hạn.
Trước đây, Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004) và Bộ luật Dân sự năm 2005, quy định về mức trần lãi suất do các bên thoả thuận nhưng “không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”[2]. Hiện nay, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định điều khoản riêng về lãi suất trong hoạt động tín dụng (khoản 2, Điều 91) và được hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN. Quy định hiện hành đã cho phép NHTM và khách hàng được thỏa thuận mức lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Điều này đúng với định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước, phù hợp với nhu cầu thực tế đặt ra. Đồng thời, cũng đã giải quyết được lo ngại của các NHTM khi nâng cao lãi suất huy động, nhưng lại không thể nâng lãi suất cho vay cao hơn trần lãi suất, dẫn đến chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay không đủ bù đắp chi phí hoạt động.
Bên cạnh quy định lãi suất cho vay trong hạn theo thỏa thuận, pháp luật còn quy định lãi suất cho vay quá hạn. Khi đó, lãi suất cho vay quá hạn “không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn”[3]. Ngoài ra, pháp luật hiện hành đã bổ sung thêm quy định về lãi suất chậm trả nợ lãi tại điểm c khoản 4 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN. Quy định này, góp phần tăng trách nhiệm trả nợ của bên được cấp tín dụng theo đúng thời hạn trong hợp đồng, đồng thời còn đảm bảo quyền lợi của bên cấp tín dụng, đó là quyền phát sinh cơ hội đầu tư từ số tiền đã cho vay. Kế thừa các quy định trước đây, khoản 2 Điều 18 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN cho phép NHTM và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ trước hạn, nhưng lại không quy định rõ việc xác định lãi tiền vay trong trường hợp này. Vấn đề này có thể căn cứ vào quy định chung tại khoản 2 Điều 470 Bộ luật Dân sự năm 2015[4] để áp dụng. Như vậy, trong hoạt động cấp tín dụng, trường hợp bên được cấp tín dụng trả nợ trước hạn thì ngoài việc phải trả nợ gốc còn phải trả toàn bộ lãi tiền vay trong kỳ hạn vay.
2.2. Những hạn chế trong quy định pháp luật về lãi suất cho vay của hợp đồng tín dụng kinh doanh
Mặc dù quy định về cơ chế lãi suất cho vay của HĐTD kinh doanh đã được điều chỉnh khá đầy đủ theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN và các văn bản chuyên ngành khác. Song qua thực tiễn áp dụng, các quy định về lãi suất trong hạn, cách tính lãi suất trong hạn, lãi suất nợ quá hạn và lãi suất chậm trả nợ lãi đã phát sinh những tồn tại và hạn chế. Các văn bản này chưa quy định rõ, chưa thống nhất về quan điểm tiếp cận, dẫn đến một số khó khăn trong thực tiễn áp dụng. Điều này, là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ tranh chấp HĐTD, gây khó khăn cho cơ quan xét xử trong quá trình giải quyết[5]. Cụ thể đó là:
- Về lãi suất thỏa thuận: Theo Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành và khoản 1 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, dẫn đến thực tế có một số TCTD cho vay với lãi suất đến 7%/tháng, tương đương với 84%/năm nhưng không vi phạm quy định. Bởi chỉ cần mức lãi suất này được các bên trong HĐTD đồng ý và phù hợp với quy định của pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng. Đồng thời, tại Điều 7 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ngày 11/01/2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định về lãi, lãi suất phạt vi phạm (Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP): “Khi giải quyết về lãi, lãi suất trong HĐTD thì Tòa án áp dụng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng để giải quyết mà không áp dụng quy định về giới hạn lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015”.
- Về lãi suất chậm trả trên nợ gốc: Tại điểm c khoản 4 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN: “Khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn”. Theo quy định này, lãi suất chậm trả nợ gốc quá hạn tối đa hoàn toàn phụ thuộc vào lãi suất vay theo hợp đồng. Mặt khác, cũng tại khoản 4 Điều 8 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP: “Thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc bắt đầu kể từ ngày tiếp theo liền kề của ngày phải trả lãi trên nợ gốc đến thời điểm xét xử sơ thẩm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Quy định trên gây nhiều bất lợi đối với bên được cấp tín dụng khi đã mất khả năng chi trả, nhưng bên cấp tín dụng cố tình không khởi kiện để kéo dài thời gian tính lãi chậm trả trên nợ gốc. Thêm nữa, khi mà các TCTD có thể được phép cho vay lãi suất khá cao như vừa phân tích trên thì đồng nghĩa với việc lãi suất chậm trả là rất cao[6].
- Về lãi suất chậm trả nợ lãi: Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, ngoài nghĩa vụ trả nợ gốc trong hạn và lãi quá hạn, bên vay còn phải trả nợ lãi tính trên số lãi chậm trả. Trước đây, khoản lãi này không được quy định rõ, nên hầu như không được Tòa án chấp nhận khi có tranh chấp xảy ra. Quy định mới này ít nhiều có ý nghĩa đối với bên cấp tín dụng, nhưng đã tăng thêm gánh nặng đối với bên được cấp tín dụng (lãi chồng lên lãi). Đồng thời, cũng tồn tại hạn chế là lãi suất trên chỉ là lãi suất chậm trả nợ lãi tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm, vậy kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm, lãi này sẽ được tính như thế nào? Theo Án lệ số 08/2016/AL về xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong HĐTD kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm thì “kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm khách hàng vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này”. Với hướng xử lý của Án lệ, còn tồn tại điểm chưa hợp lý là khi vụ án đã được giải quyết bằng một bản án có hiệu lực pháp luật (về nguyên tắc mọi tranh chấp cũng như mọi nghĩa vụ của các bên đã kết thúc) nhưng lãi suất vẫn tiếp tục phát sinh và phải được thực hiện như trước khi Tòa án ra bản án[7]. Trong khi với các giao dịch dân sự của các chủ thể khác thì lại không áp dụng quy định này. Như vậy, quy định chưa bảo đảm bình đẳng giữa các chủ thể trong giao dịch dân sự nói chung, khi mà trường hợp này bên được cấp tín dụng đã mất/rất khó khăn trong việc trả nợ gốc hoặc bên cấp tín dụng cố tình kéo dài thời gian yêu cầu thi hành án.
- Về lãi suất thả nổi: Các NHTM thông thường sử dụng hai phương thức tính lãi là theo phương thức lãi suất thả nổi và cố định. Trong đó, phương thức lãi suất thả nổi được sử dụng phổ biến hơn. Xuất phát từ quy định cho phép NHTM có quyền thỏa thuận lãi suất đối với khách hàng, nên tình trạng thỏa thuận lãi suất thả nổi và công thức tính lãi suất thả nổi giữa các NHTM cũng khác nhau. Mỗi NHTM đưa ra các biên độ cũng khác nhau, có NHTM quy định định kỳ thay đổi lãi suất 03 tháng một lần hoặc có NHTM thay đổi lãi suất 06 tháng một lần và thông thường các NHTM lấy biên độ % cộng với mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm của tổ chức mình[8]. Quy định này, càng làm cho bên được cấp tín dụng vào thế bị động hơn, nên chịu nhiều bất lợi.
- Trả lãi tiền vay trong trường hợp trả nợ trước hạn: Căn cứ vào nội dung khoản 2 Điều 18 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN và khoản 2 Điều 470 Bộ luật Dân sự năm TCT2015, xét thấy các quy định này là khá bất lợi cho bên vay. Bởi quy định chưa rõ ràng và dễ nhầm lẫn “phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn”, nên phía NHTM sẽ hiểu theo hướng có lợi cho mình và thu toàn bộ số tiền lãi của toàn bộ thời gian vay như trong HĐTD. Và thực tế việc thỏa thuận trong trường hợp hầu như chưa thật sự khả thi do bên được cấp tín dụng là bên bị động. Mặt khác, quy định trên còn dẫn đến hiện trạng không thống nhất trong cách tính lãi giữa các NHTM, khi đó rất khó tránh khỏi những vi phạm nếu không có quy định quản lý, kiểm soát kịp thời.
3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về lãi suất và phí liên quan đến hoạt động cho vay của hợp đồng tín dụng kinh doanh
Một là, đối với lãi suất thỏa thuận cần có quy định cơ chế thỏa thuận mức lãi suất trần tối đa mà NHTM có thể áp dụng, nhằm tránh việc thỏa thuận lãi suất quá cao ở một số tổ chức tín dụng như hiện nay. Bởi suy cho cùng trong quan hệ cấp tín dụng, bên được cấp tín dụng là bên bị động và luôn chịu bất lợi trong hầu hết các thỏa thuận với bên cấp tín dụng. Vấn đề này có thể quy định theo hướng: (i) NHTM và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức theo quy định của pháp luật nhưng không được vượt quá 50%/năm[9]; (ii) NHTM và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức theo quy định của pháp luật nhưng không vượt quá một tỷ lệ % (xác định cụ thể) cộng với một biên độ (được tính bằng tỷ lệ %). Việc xác định biên độ cần được các cơ quan chuyên môn nghiên cứu thận trọng, sao cho phù hợp và đáp ứng được cung cầu vốn của thị trường cũng như sự biến động của nền kinh tế.
Hai là, cần phải quy định rõ hơn về mức trần lãi suất tối đa trên nợ gốc chậm trả, có thể theo hướng: Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng là không vượt quá 150% lãi suất vay theo hợp đồng trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn và mức lãi suất này không vượt quá 60%/năm[10].
Ba là, đối với quy định về lãi suất chậm trả nợ lãi, nên cân nhắc để có hướng quy định phù hợp hơn về mức lãi suất chậm trả nợ lãi, nhằm tạo điều kiện cho bên được cấp tín dụng có khả năng thanh toán khoản nợ vay và các khoản lãi. Từ đó, phần nào hạn chế được những tổn thất trong việc thu hồi vốn cho vay và giảm thiểu nợ xấu đối với bên cấp tín dụng. Đồng thời, quy định tính lãi suất chậm trả nợ lãi kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cần được các cơ quan chuyên môn phối hợp xem xét sửa đổi, có thể theo hướng: Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm, khách hàng vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán với mức lãi suất bằng không vượt quá 1/3 mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc.
Bốn là, để tạo sự minh bạch về lãi suất, cũng như để chi tiết hóa quy định tại khoản 3 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành đối với lãi suất thả nổi. Cơ quan có thẩm quyền nên sớm ban hành văn bản quy định chi tiết về cơ chế giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với lãi suất thả nổi.
4. Kết luận
Ngân hàng Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng, điều tiết các mối quan hệ trong thị trường tín dụng ở Việt Nam. Quy định pháp luật về lãi suất là một công cụ hữu ích mà Ngân hàng Nhà nước sử dụng để thực hiện chính sách tiền tệ. Đồng thời, đây còn là hành lang pháp lý an toàn, thuận lợi để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên giao kết trong HĐTD kinh doanh. Mặc dù vậy, quy định này cũng dần phát sinh những vướng mắc và bất cập qua thực tiễn áp dụng. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất giải pháp là cơ sở quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện hơn quy định lãi suất của HĐTD kinh doanh trong thời gian tới.
Trong hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM), hoạt động cấp tín dụng đóng vai trò quan trọng. Bởi đây là một trong những nguồn tạo ra lợi nhuận lớn cho NHTM và lợi nhuận là mục tiêu kinh doanh chính mà các NHTM đặt ra. Chính vì vậy, khi giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng (HĐTD), các NHTM luôn thỏa thuận một tỷ lệ % tiền lãi nhất định. Mức lãi này phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên theo từng loại vay tương ứng. Ngoài ra, mức lãi suất còn phụ thuộc vào biên độ giữa mức lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, khoản chênh lệch càng cao thì lợi nhuận mang lại càng nhiều. Việc thu về lợi nhuận không chỉ nhằm mục đích bù đắp chi phí kinh doanh mà còn nhằm bù đắp những rủi ro có thể xảy ra cho NHTM và cũng có thể là rủi ro của người gửi tiết kiệm. Như vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng đối với các bên tham gia HĐTD. Nếu có một cơ chế lãi suất đúng đắn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các bên tham gia giao kết, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong xã hội. Ngược lại, cơ chế lãi suất biến động đột ngột và liên tục, chưa phù hợp với nhu cầu thực tế sẽ gây nhiều khó khăn trong hoạt động tín dụng.
2. Quy định pháp luật về lãi suất cho vay của hợp đồng tín dụng kinh doanh và những hạn chế
2.1. Quy định pháp luật về lãi suất của hợp đồng tín dụng kinh doanh
Dù giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và các tranh chấp phát sinh từ HĐTD kinh doanh ngày một nhiều, ảnh hưởng lớn đến các chủ thể nhưng cho đến nay ở Việt Nam, chưa có quy định pháp luật cụ thể giải thích khái niệm HĐTD kinh doanh. Với đặc điểm của chủ thể tham gia là các NHTM và bên được cấp tín dụng là các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh, nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh với mục đích sinh lợi. Từ đó, có thể hiểu HĐTD kinh doanh là sự thoả thuận bằng văn bản giữa một bên là NHTM (bên cấp tín dụng) với bên còn lại là tổ chức, cá nhân kinh doanh (bên được cấp tín dụng) khi thoả mãn điều kiện luật định. Bên cấp tín dụng, cấp cho bên được cấp tín dụng một khoản tiền theo thời hạn đã thoả thuận, hết thời hạn này bên được cấp tín dụng phải hoàn trả cả tiền gốc và tiền lãi.
Hiện nay, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khác hàng (Thông tư số 39/2016/TT-NHNN) nhưng không nêu khái niệm lãi suất. Song, có thể căn cứ vào Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17/5/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy định phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng (Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN), thì lãi suất được hiểu là: “Khoản tiền bên vay, huy động vốn hoặc bên thuê trả cho bên cho vay, đầu tư chứng khoán, gửi tiền hoặc bên cho thuê về việc sử dụng vốn vay, vốn huy động hoặc tài sản cho thuê. Lãi được tính toán căn cứ vào số vốn, thời gian sử dụng vốn và lãi suất”[1]. Như vậy, lãi là khoản giá trị chênh lệch mà bên cấp tín dụng được hưởng, là khoản doi ra so với giá trị được chuyển giao lúc đầu. Khoản lãi mà bên cấp tín dụng được nhận là một phần tạo nên lợi nhuận trong hoạt động kinh tế. Vì thế khi giao kết HĐTD, các bên đều có thỏa thuận về điều khoản lãi suất và phương thức tính lãi. Hiện nay, lãi suất cho vay của HĐTD nói chung bao gồm lãi suất cho vay trong hạn và lãi suất cho vay quá hạn.
Trước đây, Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004) và Bộ luật Dân sự năm 2005, quy định về mức trần lãi suất do các bên thoả thuận nhưng “không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”[2]. Hiện nay, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định điều khoản riêng về lãi suất trong hoạt động tín dụng (khoản 2, Điều 91) và được hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN. Quy định hiện hành đã cho phép NHTM và khách hàng được thỏa thuận mức lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Điều này đúng với định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước, phù hợp với nhu cầu thực tế đặt ra. Đồng thời, cũng đã giải quyết được lo ngại của các NHTM khi nâng cao lãi suất huy động, nhưng lại không thể nâng lãi suất cho vay cao hơn trần lãi suất, dẫn đến chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay không đủ bù đắp chi phí hoạt động.
Bên cạnh quy định lãi suất cho vay trong hạn theo thỏa thuận, pháp luật còn quy định lãi suất cho vay quá hạn. Khi đó, lãi suất cho vay quá hạn “không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn”[3]. Ngoài ra, pháp luật hiện hành đã bổ sung thêm quy định về lãi suất chậm trả nợ lãi tại điểm c khoản 4 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN. Quy định này, góp phần tăng trách nhiệm trả nợ của bên được cấp tín dụng theo đúng thời hạn trong hợp đồng, đồng thời còn đảm bảo quyền lợi của bên cấp tín dụng, đó là quyền phát sinh cơ hội đầu tư từ số tiền đã cho vay. Kế thừa các quy định trước đây, khoản 2 Điều 18 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN cho phép NHTM và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ trước hạn, nhưng lại không quy định rõ việc xác định lãi tiền vay trong trường hợp này. Vấn đề này có thể căn cứ vào quy định chung tại khoản 2 Điều 470 Bộ luật Dân sự năm 2015[4] để áp dụng. Như vậy, trong hoạt động cấp tín dụng, trường hợp bên được cấp tín dụng trả nợ trước hạn thì ngoài việc phải trả nợ gốc còn phải trả toàn bộ lãi tiền vay trong kỳ hạn vay.
2.2. Những hạn chế trong quy định pháp luật về lãi suất cho vay của hợp đồng tín dụng kinh doanh
Mặc dù quy định về cơ chế lãi suất cho vay của HĐTD kinh doanh đã được điều chỉnh khá đầy đủ theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN và các văn bản chuyên ngành khác. Song qua thực tiễn áp dụng, các quy định về lãi suất trong hạn, cách tính lãi suất trong hạn, lãi suất nợ quá hạn và lãi suất chậm trả nợ lãi đã phát sinh những tồn tại và hạn chế. Các văn bản này chưa quy định rõ, chưa thống nhất về quan điểm tiếp cận, dẫn đến một số khó khăn trong thực tiễn áp dụng. Điều này, là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ tranh chấp HĐTD, gây khó khăn cho cơ quan xét xử trong quá trình giải quyết[5]. Cụ thể đó là:
- Về lãi suất thỏa thuận: Theo Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành và khoản 1 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, dẫn đến thực tế có một số TCTD cho vay với lãi suất đến 7%/tháng, tương đương với 84%/năm nhưng không vi phạm quy định. Bởi chỉ cần mức lãi suất này được các bên trong HĐTD đồng ý và phù hợp với quy định của pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng. Đồng thời, tại Điều 7 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ngày 11/01/2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định về lãi, lãi suất phạt vi phạm (Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP): “Khi giải quyết về lãi, lãi suất trong HĐTD thì Tòa án áp dụng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng để giải quyết mà không áp dụng quy định về giới hạn lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015”.
- Về lãi suất chậm trả trên nợ gốc: Tại điểm c khoản 4 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN: “Khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn”. Theo quy định này, lãi suất chậm trả nợ gốc quá hạn tối đa hoàn toàn phụ thuộc vào lãi suất vay theo hợp đồng. Mặt khác, cũng tại khoản 4 Điều 8 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP: “Thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc bắt đầu kể từ ngày tiếp theo liền kề của ngày phải trả lãi trên nợ gốc đến thời điểm xét xử sơ thẩm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Quy định trên gây nhiều bất lợi đối với bên được cấp tín dụng khi đã mất khả năng chi trả, nhưng bên cấp tín dụng cố tình không khởi kiện để kéo dài thời gian tính lãi chậm trả trên nợ gốc. Thêm nữa, khi mà các TCTD có thể được phép cho vay lãi suất khá cao như vừa phân tích trên thì đồng nghĩa với việc lãi suất chậm trả là rất cao[6].
- Về lãi suất chậm trả nợ lãi: Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, ngoài nghĩa vụ trả nợ gốc trong hạn và lãi quá hạn, bên vay còn phải trả nợ lãi tính trên số lãi chậm trả. Trước đây, khoản lãi này không được quy định rõ, nên hầu như không được Tòa án chấp nhận khi có tranh chấp xảy ra. Quy định mới này ít nhiều có ý nghĩa đối với bên cấp tín dụng, nhưng đã tăng thêm gánh nặng đối với bên được cấp tín dụng (lãi chồng lên lãi). Đồng thời, cũng tồn tại hạn chế là lãi suất trên chỉ là lãi suất chậm trả nợ lãi tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm, vậy kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm, lãi này sẽ được tính như thế nào? Theo Án lệ số 08/2016/AL về xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong HĐTD kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm thì “kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm khách hàng vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này”. Với hướng xử lý của Án lệ, còn tồn tại điểm chưa hợp lý là khi vụ án đã được giải quyết bằng một bản án có hiệu lực pháp luật (về nguyên tắc mọi tranh chấp cũng như mọi nghĩa vụ của các bên đã kết thúc) nhưng lãi suất vẫn tiếp tục phát sinh và phải được thực hiện như trước khi Tòa án ra bản án[7]. Trong khi với các giao dịch dân sự của các chủ thể khác thì lại không áp dụng quy định này. Như vậy, quy định chưa bảo đảm bình đẳng giữa các chủ thể trong giao dịch dân sự nói chung, khi mà trường hợp này bên được cấp tín dụng đã mất/rất khó khăn trong việc trả nợ gốc hoặc bên cấp tín dụng cố tình kéo dài thời gian yêu cầu thi hành án.
- Về lãi suất thả nổi: Các NHTM thông thường sử dụng hai phương thức tính lãi là theo phương thức lãi suất thả nổi và cố định. Trong đó, phương thức lãi suất thả nổi được sử dụng phổ biến hơn. Xuất phát từ quy định cho phép NHTM có quyền thỏa thuận lãi suất đối với khách hàng, nên tình trạng thỏa thuận lãi suất thả nổi và công thức tính lãi suất thả nổi giữa các NHTM cũng khác nhau. Mỗi NHTM đưa ra các biên độ cũng khác nhau, có NHTM quy định định kỳ thay đổi lãi suất 03 tháng một lần hoặc có NHTM thay đổi lãi suất 06 tháng một lần và thông thường các NHTM lấy biên độ % cộng với mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm của tổ chức mình[8]. Quy định này, càng làm cho bên được cấp tín dụng vào thế bị động hơn, nên chịu nhiều bất lợi.
- Trả lãi tiền vay trong trường hợp trả nợ trước hạn: Căn cứ vào nội dung khoản 2 Điều 18 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN và khoản 2 Điều 470 Bộ luật Dân sự năm TCT2015, xét thấy các quy định này là khá bất lợi cho bên vay. Bởi quy định chưa rõ ràng và dễ nhầm lẫn “phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn”, nên phía NHTM sẽ hiểu theo hướng có lợi cho mình và thu toàn bộ số tiền lãi của toàn bộ thời gian vay như trong HĐTD. Và thực tế việc thỏa thuận trong trường hợp hầu như chưa thật sự khả thi do bên được cấp tín dụng là bên bị động. Mặt khác, quy định trên còn dẫn đến hiện trạng không thống nhất trong cách tính lãi giữa các NHTM, khi đó rất khó tránh khỏi những vi phạm nếu không có quy định quản lý, kiểm soát kịp thời.
3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về lãi suất và phí liên quan đến hoạt động cho vay của hợp đồng tín dụng kinh doanh
Một là, đối với lãi suất thỏa thuận cần có quy định cơ chế thỏa thuận mức lãi suất trần tối đa mà NHTM có thể áp dụng, nhằm tránh việc thỏa thuận lãi suất quá cao ở một số tổ chức tín dụng như hiện nay. Bởi suy cho cùng trong quan hệ cấp tín dụng, bên được cấp tín dụng là bên bị động và luôn chịu bất lợi trong hầu hết các thỏa thuận với bên cấp tín dụng. Vấn đề này có thể quy định theo hướng: (i) NHTM và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức theo quy định của pháp luật nhưng không được vượt quá 50%/năm[9]; (ii) NHTM và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức theo quy định của pháp luật nhưng không vượt quá một tỷ lệ % (xác định cụ thể) cộng với một biên độ (được tính bằng tỷ lệ %). Việc xác định biên độ cần được các cơ quan chuyên môn nghiên cứu thận trọng, sao cho phù hợp và đáp ứng được cung cầu vốn của thị trường cũng như sự biến động của nền kinh tế.
Hai là, cần phải quy định rõ hơn về mức trần lãi suất tối đa trên nợ gốc chậm trả, có thể theo hướng: Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng là không vượt quá 150% lãi suất vay theo hợp đồng trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn và mức lãi suất này không vượt quá 60%/năm[10].
Ba là, đối với quy định về lãi suất chậm trả nợ lãi, nên cân nhắc để có hướng quy định phù hợp hơn về mức lãi suất chậm trả nợ lãi, nhằm tạo điều kiện cho bên được cấp tín dụng có khả năng thanh toán khoản nợ vay và các khoản lãi. Từ đó, phần nào hạn chế được những tổn thất trong việc thu hồi vốn cho vay và giảm thiểu nợ xấu đối với bên cấp tín dụng. Đồng thời, quy định tính lãi suất chậm trả nợ lãi kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cần được các cơ quan chuyên môn phối hợp xem xét sửa đổi, có thể theo hướng: Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm, khách hàng vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán với mức lãi suất bằng không vượt quá 1/3 mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc.
Bốn là, để tạo sự minh bạch về lãi suất, cũng như để chi tiết hóa quy định tại khoản 3 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành đối với lãi suất thả nổi. Cơ quan có thẩm quyền nên sớm ban hành văn bản quy định chi tiết về cơ chế giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với lãi suất thả nổi.
4. Kết luận
Ngân hàng Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng, điều tiết các mối quan hệ trong thị trường tín dụng ở Việt Nam. Quy định pháp luật về lãi suất là một công cụ hữu ích mà Ngân hàng Nhà nước sử dụng để thực hiện chính sách tiền tệ. Đồng thời, đây còn là hành lang pháp lý an toàn, thuận lợi để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên giao kết trong HĐTD kinh doanh. Mặc dù vậy, quy định này cũng dần phát sinh những vướng mắc và bất cập qua thực tiễn áp dụng. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất giải pháp là cơ sở quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện hơn quy định lãi suất của HĐTD kinh doanh trong thời gian tới.
Phạm Thị Tuyết Giang
Đại học Đồng Tháp
Đại học Đồng Tháp
[1] Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN .
[2] Khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005.
[3] Điểm c khoản 4 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khác hàng.
[4] Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
[5] Hoàng Ngọc Thành, “Thực tiễn giải quyết tranh chấp tín dụng và các tranh chấp dân sự khác trong lĩnh vực ngân hàng tại Tòa án nhân dân TP. Hà Nội”. Hội thảo “thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân”
Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Bản án 03/2018/KDTM-PT ngày 05/02/2018 về tranh chấp hợp đồng tín dụng
Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Bản án 03/2018/KDTM-PT ngày 05/02/2018 về tranh chấp hợp đồng tín dụng
[6] Nguyễn Văn Phương, “Vấn đề lãi suất và phạt vi phạm trong hợp đồng cho vay-thực trang và kiến nghị”, Tạp chí Ngân hàng, Số 10, tháng 5/2018, tr.14-19.
[7]Bùi Việt Dũng, “Thời hiệu khởi kiện đối với phần lãi suất của khoản vay trong HĐTD, tr. 9 - 10.
[9] Nguyễn Thái Nam, “Vướng mắc, bất cập trong áp dụng quy định “lãi suất””, Tạp chí Tòa án điện tử