Thực tế, những năm gần đây, yếu tố trách nhiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đang dần trở thành một xu thế tất yếu. Việt Nam đã có hệ thống quy định về thực hành kinh doanh có trách nhiệm, nhiều chính sách, hành lang pháp lý cũng đã được ban hành để hướng doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam về thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm còn những vướng mắc nhất định cần được hoàn thiện để tiệm cận với các cam kết quốc tế, các thông lệ quốc tế. Để thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm ở Việt Nam trong thời gian tới, cần sự vào cuộc của Nhà nước, doanh nghiệp và toàn xã hội.
Việc thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm hiệu quả tại Việt Nam nhằm phát huy các mặt tích cực và giảm thiểu các mặt tiêu cực của các hoạt động phát triển kinh tế, kinh doanh đối với xã hội, môi trường (tập trung vào các lĩnh vực đầu tư, lao động, môi trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người tiêu dùng và các nhóm dễ bị tổn thương), qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Hoàn thiện pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” trong ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện chính sách và pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam”, xuất bản năm 2024.
Chi tiết bài viết tại file đính kèm: