Trợ giúp pháp lý là một hoạt động thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với lòng dân, gắn bó truyền thống đạo lý của dân tộc và phù hợp với xu hướng phát triển chung của nhiều nước trên thế giới. Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 ra đời đã tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động trợ giúp pháp lý nói chung và hoạt động tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý nói riêng. Theo đó, trợ giúp viên pháp lý được thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý trong tất cả các vụ án hình sự, dân sự, hành chính. Tuy nhiên, việc thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết “Tham gia hoạt động tố tụng của trợ giúp viên pháp lý” của tác giả Nguyễn Minh Chánh, được đăng tải trong số chuyên đề tháng 9/2015 về “Đổi mới công tác trợ giúp pháp lý”. Trong bài viết này, tác giả đã nêu lên thực trạng về hoạt động tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đồng thời phân tích những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý và qua đó, đưa ra giải pháp sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý, góp phần đảm bảo cho hoạt động thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý phát huy hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới.
Minh Minh